Cảnh giác với dưa vàng ngon ngọt bị “tiêm thuốc”

Theo các chuyên gia hóa học, để dưa vàng trong tủ lạnh, những tác dụng xấu của thuốc bảo quản thực vật sẽ lộ rõ: Vỏ dưa héo dần, mềm ra và xuất hiện các khu vực thâm, đen, thối.

Hiện nay, người tiêu dùng khó có thể lựa chọn các sản phẩm hoa quả nào mà không có chất bảo quản thực vật trong đó. Loại quả khoái khẩu của nhiều người là dưa vàng cũng được “tráng” bên ngoài bằng thuốc bảo vệ thực vật. Còn người bán cũng không thiếu cách để dưa trở nên ngọt hơn khi khách muốn thử.

Theo các chuyên gia, vỏ của quả dưa vàng cứng, dày nên khả năng lượng thuốc bảo vệ thực vật ngấm sâu vào bên trong sẽ ít hơn các loại quả mọng nước, mỏng vỏ khác (như nho, cam, táo, …).

Tuy nhiên, điểm đặc biệt là vỏ quả dưa vàng sần sùi nên lượng thuốc bảo vệ thực vật chưa ngấm hết, còn lại ở bề mặt vỏ có thể vào thẳng ruột nếu người sử dụng gọt dưa không cẩn thận, để tay tiếp xúc với vỏ rồi lại cầm phần dưa đã gọt. Như vậy cũng nguy hiểm không kém.

Dưa vàng “lộ rõ” bị ảnh hưởng bởi thuốc bảo quản thực vật

Các chuyên gia về hóa học cho biết nếu để dưa vàng trong tủ lạnh, những tác dụng xấu của thuốc bảo quản thực vật sẽ lộ rõ: Vỏ dưa héo dần đi, mềm dần ra và xuất hiện các khu vực bị thâm, đen, có nơi bị thối.

Nguyên nhân là do thuốc bảo quản thực vật phát huy tốt tác dụng trong điều kiện bình thường hoặc nhiệt độ hơi cao (để phù hợp với việc xếp hàng chật kín trong các thùng xe và di chuyển trong thời gian dài, khiến nhiệt độ bên trong các thùng chứa tăng lên).

Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo dưa vàng còn ẩn chứa một nguy cơ khác mà người tiêu dùng ít biết.

Đây là mặt hàng hay được người tiêu dùng đòi “thử” trước khi mua. Do đó, để đảm bảo dưa ngọt lịm, người kinh doanh và bán hàng cũng có cách làm dưa ngọt tức thời để đ.ánh lừa cảm giác.

Theo tìm hiểu, cách đơn giản nhất là dao bổ dưa của người bán thường được tẩm sẵn một lớp đường hóa học mỏng. Khi khách mua có nhu cầu thử, lớp đường này từ dao bổ sẽ bám vào bề mặt miếng dưa vừa được cắt ra. Người ăn nào tinh miệng có nhận ra cũng khó mà biết được vì sao dưa có vị lạ.

“Việc này có 2 tác hại: Không biết loại đường hóa học kia có được dùng trên thực phẩm, đồ ăn cho người không; dao bổ dưa để mặt đường sẽ dễ bám bụi bẩn (nhất là khi đã được quệt đường lên), người ăn phải sẽ không tốt cho sức khỏe”, PGS.TS Trịnh Như Hùng, chuyên gia hóa học cho hay.

PGS Hùng còn cho biết thêm: “Công nghệ hiện nay còn cho phép đưa hóa chất trực tiếp vào quả dưa để tăng độ ngọt tự nhiên. Điều này càng trở nên cần thiết vì các phương pháp lai giống hiện nay thường tập trung mũi nhọn vào sản lượng, chất lượng chưa được như mong muốn. Quả dưa có thể to, đẹp mã, trọng lượng lớn nhưng chưa chắc đã ngọt. Tuy nhiên, thực tế tôi không biết cách này có được dùng đối với hoa quả ở Việt Nam hay không”.

Ngọc Anh

Nho xanh không hạt mơn mởn vì … thuốc bảo vệ thực vật

Nho xanh không hạt đã vào cuối vụ nhưng trên các sạp hàng, xe rong nho vẫn xanh mơn mởn hoặc trên vỏ láng một lớp phấn trắng mịn màng.

Trên thực tế, nho xanh không hạt bán trên thị trường hiện nay rất dễ rụng cuống. Nhìn từ xa nho lúc lỉu quả, tươi ngon nhưng nếu quan sát ở gần, nho bị dập, vị trí nũm nho thường bị ủng sâu vào bên trong.

Ông Nguyễn Đình Khải, TS Vật lý cho hay: “Nho xanh không hạt rất dễ rụng cuống, nũm thường bị thâm ủng sâu vào bên trong thường xảy ra với các quả nho nằm sâu bên trong chùm nho. Đây là vị trí thuốc bảo vệ thực vật ngấm vào ít hơn so với các quả bên ngoài”.


Việc nho xanh được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo ông không có gì là lạ, bởi loại quả này cũng như bao loại quả khác đang lưu hành trên thị trường Việt Nam hiện nay.

“Nhất là sau một quá trình vận chuyển rất lâu, rất dài, nếu không sử dụng thuốc với lượng lớn, chỉ khoảng 2 ngày là nho đã thối hết. Loại này bảo quản còn khó hơn các loại quả to. Càng cuối vụ càng phải dùng nhiều thuốc vì lợi nhuận cuối vụ lớn hơn”, ông Khải nhấn mạnh.

Theo ông Khải, sử dụng nho xanh không hạt có 2 điểm càng trở nên bất lợi với người tiêu dùng.

Thứ nhất là nho xanh không hạt thường nhỏ, là loại quả ưa chuộng của nhiều gia đình (đặc biệt là t.rẻ e.m) nhưng rất khó lột vỏ từng quả. Một phần vì quá lâu, một phần vì nếu lột vỏ thì quả nho sẽ dập nát, chảy hết nước. Vì thế, cách thông dụng là cha mẹ thường mua nho về rồi ngâm cả chùm vào nước muối để đảm bảo vệ sinh và loại bớt độc tố.

Nhưng cách này cũng không ăn thua. Đây chính là điểm bất lợi thứ 2 bởi “càng các loại quả mọng nước và mỏng vỏ như loại quả này, thuốc bảo vệ thực vật càng dễ khuếch tán và ngấm sâu vào bên trong. Càng sử dụng nhiều thuốc và càng để được lâu thì nồng độ thuốc trong ruột quả càng tăng cao”, ông Khải nói.

Vì vậy, nho có được ngâm nước muối thì cũng gần như là không có tác dụng vì độc tố đã ngấm vào thịt quả thì không thể đẩy ra ngoài được. “Ngoài ra, nếu thuốc bảo vệ thực vật đã khuếch tán và thấm vào trọng ruột quả thì thực chất có bóc vỏ cũng không giải quyết được gì”, ông Khải nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Khải cho biết nho xanh không hạt ở Việt Nam hiện nay hầu hết là của Trung Quốc. “Từ Trung Quốc thì nho mới có giá 20 đến 25 nghìn đồng/kg. Nếu là nho không hạt từ Mỹ, giá phải trên 100 nghìn đồng/kg. Công nghệ, kỹ thuật sinh học làm nho xanh không hạt đã quy định mức giá của nó như vậy rồi”.

Trước tình hình này, ông Khải cho rằng không dễ để người dân từ bỏ một loại quả khoái khẩu như thế. Tuy nhiên, không có lời khuyên nào hữu dụng cho người tiêu dùng trong trường hợp này vì “ở đâu cũng có chung tình trạng trên”.

Ông Khải chỉ đưa ra khuyến cáo: Nên hạn chế ăn ở mức càng thấp càng tốt. Và trước khi ăn cần thực hiện rửa sạch, ngâm nước muối đúng nồng độ để giảm bớt độc tố được phần nào thì tốt phần đó. Riêng với các quả nho có dấu hiệu dập nát, tuyệt đối không ăn.

Ông Khải đưa ra một thông tin đáng lo ngại: Hiện trên thị trường nếu quả nào cũng được ngâm tẩm thuốc bảo vệ thực vật với lượng lớn (không chỉ riêng nho xanh không hạt), người tiêu dùng ăn vào bị tác dụng sẽ khiến tỷ lệ các hợp chất trong cơ thể bị biến đổi đột biến, có khả năng gây nên ung thư.

Ngọc Anh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *