Chỉ số huyết áp cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?

Tăng huyết áp là bệnh lý diễn biến âm thầm, không có triệu chứng. Nhiều bệnh nhân đột quỵ, nhồi m.áu cơ tim vào cấp cứu mới phát hiện huyết áp rất cao.

Xin chào bác sĩ, gần đây tôi hay tự đo huyết áp tại nhà, chỉ số huyết áp không ổn định lúc tăng lên 150mmHg nhưng có lúc chỉ 140mmHg. Tôi sử dụng máy điện tử đo bắp tay. Vậy chỉ số huyết áp như vậy đã cần uống thuốc điều trị chưa? Xin cảm ơn bác sĩ! (Nguyễn Phúc Anh – 44 t.uổi, Hà Đông, Hà Nội)

Bác sĩ Nguyễn Anh Quân – Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tư vấn:

Trong số các bất ổn liên quan tới tim mạch, tăng huyết áp được xem là bệnh lý phổ biến nhất. Đây là tình trạng tăng áp lực của dòng m.áu trong tuần hoàn. Người có chỉ số huyết áp từ 140/90mmHg trở lên được xếp vào tăng huyết áp.

Theo nghiên cứu của Viện Tim mạch Việt Nam, năm 1960 miền Bắc nước ta chỉ có 1% số người trưởng thành (từ 25-64 t.uổi) bị tăng huyết áp. Năm 2002, con số này tăng lên 16,9%, năm 2008 lên tới 25,1%. Như vậy, cứ 4 người trên 25 t.uổi có 1 người tăng huyết áp, gặp cả ở người trẻ, phụ nữ mang thai.

Hiện trên toàn thế giới có khoảng 1,4 tỷ người bị tăng huyết áp, khiến 9,4 triệu trường hợp t.ử v.ong mỗi năm.

Bệnh diễn biến âm thầm, khi bộc lộ triệu chứng, tình hình đã rất nguy hiểm. Khi huyết áp tăng đột biến 180-200mmHg có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Có trường hợp đột quỵ khi vào viện huyết áp lên tới hơn 200mmHg, bệnh nhân nhồi m.áu cơ tim đo huyết áp lên tới 179-180mmHg.

Tăng huyết áp gây nhiều tổn thương cho tim (phì đại cơ tim, suy tim), thận mạn tính, tắc mạch m.áu não, xuất huyết não, xơ vữa động mạch gây phình động mạch, tắc mạch chi.

Từ trước tới nay, ngành tim mạch đều khuyến cáo người dân hãy nhớ số đo huyết áp như số t.uổi của mình. Bạn có thể mua máy đo huyết áp cơ hoặc điện tử dùng tại nhà. Khi đo, bạn dùng máy ở bắp tay tốt hơn cổ tay. Các chỉ số có thể lệch nhau trong các lần đó nhưng bạn không nên quá lo lắng.

Đo huyết áp tại nhà giúp bạn không bị tăng huyết áp “áo choàng trắng” (lo ngại khi tiếp xúc với nhân viên y tế), phản ánh chính xác chỉ số. Những người có mức huyết áp tâm thu lớn hơn 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90mmHg được gọi là tăng huyết áp. Khi đó, họ cần được chăm sóc y tế. Mức báo động đỏ có khả năng dẫn đến đột quỵ rất cao là huyết áp tâm thu từ 180mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương trên 100mmHg.

Khi đang uống thuốc, nên tuyệt đối tránh xa những loại nước này

Khi bị bệnh phải uống thuốc, nhiều người vẫn giữ thói quen uống một số loại nước ưa thích, nhưng chúng có thể làm giảm tác dụng thuốc thậm chí gây hại.

Dưới đây là một số loại nước chúng ta nên tránh khi đang phải uống thuốc.

Nước ép bưởi

Bình thường nước ép bưởi rất tốt cho sức khỏe bởi nó chứa hàm lượng rất cao vitamin cũng nhiều khoáng chất hữu ích. Nhưng khi bạn đang phải uống thuốc thì nước ép bưởi không đem đến lợi ích, thậm chí nó còn làm mất tác dụng của thuốc, khiến bạn uống thuốc mãi mà không khỏi. Nước ép bưởi gây phản ứng tiêu cực với hơn 50 loại thuốc. Do đó, nếu đang phải uống thuốc bạn nên tránh uống loại nước ép này.

Nước ép cam hoặc nước chanh

Trong nước ép cam và nước chanh chứa hàm lượng vitamin C cao cùng lượng đáng kể axit. Nếu bạn sử dụng 2 loại nước này khi đang uống thuốc sẽ khiến thuốc bị mất gần hết tác dụng.

Rượu

Uống nhiều rượu vốn dĩ có hại cho sức khỏe và tác hại của nó càng tăng lên nhiều lần nếu bạn uống chung với thuốc. Rượu sẽ làm mất tác dụng của thuốc Đặc biệt nếu bạn uống rượu khi đang sử dụng thuốc thần kinh trầm cảm nó có thể gây ra chứng đau đầu tăng nhịp tim và dễ đột tử

Nước ép lựu

Nước ép lựu rất thơm ngon, bổ dưỡng và là món đồ uống ưa thích của nhiều người. Dù vậy nhưng nếu đang dùng các loại thuốc trị cao huyết áp thì bạn nên dừng uống nước ép lựu. Bởi trong loại nước này có chứa enzyme làm giảm tác dụng của thuốc.

Sữa, sữa đậu nành

Rất nhiều người có thói quen uống sữa cùng với thuốc hoặc uống sữa ngay sau khi vừa uống thuốc. Điều này không tốt một chút nào. Bởi các chất dinh dưỡng của sữa khi kết hợp với thành phần thuốc sẽ gây phản ứng không tốt, làm giảm tác dụng của thuốc. Chính vì thế, bạn chỉ nên uống sữa sau khi uống thuốc từ 3 – 4 tiếng. Với trẻ nhỏ, cũng nên đợi ít nhất 2 tiếng sau khi uống thuốc mới sử dụng sữa.

Cà phê, nước trà, coca-cola

Một số người lại có thói quen uống thuốc bằng nước trà hoặc cà phê. Điều này cũng làm giảm hầu hết tác dụng của thuốc, khiến bệnh lâu khỏi. Không những vậy uống cà phê cùng thuốc sẽ gây hại cho dạ dày nhất là khi dùng các loại thuốc kháng viêm

Nước uống thể thao

Trong các loại nước uống thể thao có nồng độ kali cao. Nếu bạn đang uống thuốc chống suy tim hoặc thuốc hạ huyết áp mà uống loại nước này sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Những thuốc và thực phẩm không dùng chung

Bưởi và thuốc giảm mỡ m.áu statin

Ăn bưởi khi uống statin sẽ trở nên nguy hiểm thuốc bị enzim trong nước bưởi phá vỡ và lưu lại trong gan ruột non Nồng độ thuốc trong m.áu tăng lên khiến các tác dụng phụ như đau cơ trở nên nặng nề. Tốt nhất là bạn không ăn bưởi nếu đang dùng statin.

Cam và thuốc kháng histamin điều trị dị ứng

Các loại quả họ cam chanh khiến cơ thể không thể hấp thụ thuốc kháng histamin Nước cam ngăn chặn hoạt động của các protein có nhiệm vụ vận chuyển thuốc đi khắp cơ thể khiến thuốc không còn tác dụng. Để vẫn thưởng thức nước cam trong thời gian sử dụng thuốc, bạn hãy uống hai thứ này cách xa nhau, ví dụ nước cam vào buổi sáng và thuốc vào ban đêm.

Cải xoăn, cam thảo và thuốc làm loãng m.áu

Cải xoăn rau chân vịt, súp lơ xanh và cải brussel đều có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nếu ăn khi uống thuốc làm loãng m.áu như coumadin hay warfarin. Vitamin K trong các loại rau lá xanh này là chất đông m.áu tự nhiên sẽ vô hiệu hóa thuốc. Cam thảo cũng dẫn đến tình trạng tương tự, đặc biệt là khi dùng với coumadin. Tốt nhất, nếu đang phải uống thuốc làm loãng m.áu, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về những thực phẩm cần tránh.

Thức ăn mặn và thuốc giảm huyết áp

Người đang uống thuốc giảm huyết áp nên hạn chế muối vì ăn mặn sẽ khiến huyết áp tăng trở lại và thuốc mất hiệu quả. Trong trường hợp ăn rau củ đóng hộp, bạn hãy rửa qua với nước sạch để nhạt bớt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *