Chuyên gia chỉ cách phòng bệnh khi trẻ nhỏ viêm đường hô hấp đang gia tăng

Nhiễm khuẩn tai mũi họng là một trong những bệnh lý phổ biến ở trẻ, có thể dẫn các biến chứng như viêm phổi, viêm tim, viêm não, suy hô hấp.

Để phòng tránh bệnh, chuyên gia khuyến cáo trẻ cần vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên rửa tay, sát khuẩn và tăng cường sức đề kháng…

Tại hội nghị “Cập nhật chẩn đoán-điều trị tai-mũi-họng-thính học và phẫu thuật đầu-cổ 2024″ do Hội Tai Mũi Họng TP Hồ Chí Minh tổ chức, các chuyên gia cho biết, tai mũi họng là nhóm bệnh lý thường gặp ở mọi lứa t.uổi, đặc biệt là ở t.rẻ e.m.

Trong các bệnh n.hiễm t.rùng hô hấp cấp tính, viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến t.ử v.ong của t.rẻ e.m trên thế giới.

Do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đặc biệt là hiện tượng El Nino khắc nghiệt hiện nay càng làm tăng tính nghiêm trọng của bệnh lý tai mũi họng ở t.rẻ e.m. Trong các bệnh n.hiễm t.rùng hô hấp cấp tính, viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến t.ử v.ong của t.rẻ e.m trên thế giới. Các bệnh nhiễm khuẩn tai mũi họng phổ biến bao gồm: Viêm mũi họng cấp, viêm Amidan, viêm tai giữa, viêm mũi xoang.

Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Kiên Hữu, Chủ tịch tai Mũi họng TP Hồ Chí Minh cho hay, tại các tỉnh phía Nam, mùa lạnh, tỷ lệ viêm đường hô hấp gia tăng ở trẻ nhỏ.

Bác sĩ chuyên khoa II Lâm Hoàng Yến, Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, tai, mũi và họng là những cơ quan có cấu trúc và cơ chế hoạt động phức tạp và có liên quan đến nhau.

Do vị trí cửa ngõ của đường hô hấp, tai mũi họng là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với không khí và thức ăn hàng ngày, đồng thời với cả các tác nhân gây bệnh như khói bụi, vi khuẩn, virus… Các bệnh nhiễm khuẩn tai mũi họng phổ biến thường gặp như viêm mũi họng cấp, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm mũi xoang,…

N.hiễm t.rùng tai mũi họng phổ biến ở t.rẻ e.m và thường xuyên tái phát nhiều lần. Nếu không được điều trị dứt điểm, có thể gây các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm cầu thận, viêm màng não, viêm xương chũm, biến chứng nội sọ, tim mạch, suy hô hấp.

Trẻ nhỏ nhập viện do bệnh đường hô hấp gia tăng.

Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, n.hiễm t.rùng đường hô hấp cấp tính là nguyên nhân gây ra gần 20% tổng số ca t.ử v.ong cho t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi t.ử v.ong.

Bác sĩ Lâm Hoàng Yến chia sẻ, 57% t.rẻ e.m bị viêm đường hô hấp tái phát (ít nhất ba đợt một năm, trong ít nhất 2 năm) bị thiếu một trong các kháng thể IgG và 17% bị thiếu IgA. Thiếu kháng thể IgG khá nổi bật ở trẻ nhỏ, cho thấy sự non nớt của hệ thống miễn dịch và là một trong những yếu tố có thể gây bệnh.

Ngoài ra, môi trường ô nhiễm, khí hậu thay đổi cộng thêm những tổn thương do Covid-19 làm suy giảm chức năng hô hấp và tăng nguy cơ mắc các bệnh n.hiễm t.rùng tai mũi họng.

Biện pháp điều trị nhiễm khuẩn tai mũi họng phổ biến hiện nay là điều trị triệu chứng và sử dụng kháng sinh nếu nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn.

Đối với nguyên nhân là virus việc lựa chọn điều trị bằng kháng sinh hoàn toàn không có hiệu quả. Hiện nay tình trạng sử kháng sinh không cần thiết, lạm dụng liều lượng,… gây kháng kháng sinh và tăng chi phí điều trị.

Theo bác sĩ Lâm Hoàng Yến, vaccine có vai trò quan trọng trong phòng ngừa nhiễm khuẩn tai mũi họng ở trẻ. Có thể sử dụng các loại vaccine, trong đó gồm vaccine tiêm hoặc vaccine đường uống chính là các ly giải vi khuẩn, giúp kích thích hệ thống miễn dịch, tạo các kháng thể phòng, chống lại các tác nhân gây bệnh…

Sai lầm khiến bệnh tiêu chảy nặng hơn

Tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu có thể khiến tình trạng tiêu chảy của t.rẻ e.m không những không đỡ mà còn tiến triển nặng hơn rất nhiều.

Tình trạng tiêu chảy có thể trở nặng nếu người bệnh được cho uống thuốc cầm tiêu. Ảnh: Shutterstock.

Tiêu chảy là bệnh phổ biến ở trẻ, có thể từ nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột.

Tiêu chảy cũng có thể là hậu quả của chế độ ăn không đúng cách như thay đổi thức ăn cho trẻ đột ngột, cho trẻ ăn các thức ăn khó tiêu hóa, ăn quá nhiều… hay do tác dụng phụ của các thuốc kháng sinh sử dụng trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn tai mũi họng, viêm phổi….

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương, nhiều phụ huynh khi thấy con mắc tiêu chảy có tâm lý nóng vội, muốn con nhanh khỏi nên cho con uống thuốc kháng sinh hoặc thuốc cầm tiêu. Tuy nhiên, đây là 2 sai lầm lớn khiến bệnh của trẻ ngày một trở nên trầm trọng.

Theo chuyên gia này, việc sử dụng thuốc hoặc các biện pháp cầm tiêu chảy sẽ kéo dài thời gian lưu trú của các virus, vi khuẩn trong đường tiêu hóa. Điều này vừa kéo dài, vừa làm tăng nặng tình trạng tiêu chảy của bé.

Ngoài ra, việc tự ý sử dụng kháng sinh có thể làm rối loạn hệ vi khuẩn có ích trong đường tiêu hóa, khiến tiêu chảy kéo dài, trẻ kém hấp thu dinh dưỡng và lâu bình phục.

PGS Hà cho hay không phải trường hợp tiêu chảy nào cũng cần mang trẻ tới bệnh viện. Trong một số trường hợp nhẹ, cha mẹ có thể tự điều trị cho bé tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Trẻ được xác định mắc tiêu chảy nhẹ nếu vẫn tỉnh táo, uống nước bình thường, không bị nôn trớ nhiều, khóc có nhiều nước mắt, miệng lưỡi ướt, đi tiểu nhiều.

Với những trường hợp này, gia đình hoàn toàn có thể chăm sóc con tại nhà, dự phòng mất nước bằng cách bù lượng nước tương đương với lượng nước trẻ mất trong phân sau mỗi lần đi ngoài.

Bên cạnh đó, gia đình có thể phòng suy dinh dưỡng cho con bằng cách tích cực cho trẻ ăn chế độ ăn như khi bình thường, không kiêng khem và không nên thay đổi thành phần thức ăn của trẻ.

Việc kiêng khem quá mức sẽ làm cho cơ thể bé thiếu năng lượng, dễ bị suy dinh dưỡng, không đủ năng lượng để chống đỡ với n.hiễm t.rùng trong cơ thể cũng như chậm hồi phục tổ chức ruột bị tổn thương.

Về lâu dài, điều này làm thời gian mắc bệnh lâu hơn, khiến các bé bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự phát triển.

Nếu có con tiêu chảy, các gia đình chỉ cần tạm ngưng các thực phẩm nhuận tràng, hạn chế đồ uống có ga và thức ăn quá ngọt…

Ngoài ra, người thân cần đưa trẻ đi khám ngay khi con có một trong những biểu hiện sau để sớm được điều trị đúng cách:

Đi ngoài nhiều lần phân lỏng (đi liên tục).

Nôn tái diễn, nôn nhiều làm trẻ không ăn uống được

Bệnh nặng hơn, có sốt hoặc sốt cao hơn.

Trẻ rất khát nước

Ăn uống kém hoặc bỏ bú.

Trẻ không tiến triển sau 2 ngày điều trị tại nhà.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *