Bệnh viện đa khoa Đồng Nai vừa cứu cụ ông N.T.T. (72 t.uổi, ngụ phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa) thoát khỏi nguy kịch.
Bệnh nhân N.T.T. đang được chăm sóc, theo dõi tại Khoa Hồi sức tích cực – chống độc của Bệnh viện đa khoa Đồng Nai. Ảnh: A. Yên
Bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng, Khoa Gây mê hồi sức cho biết, bệnh nhân nhập viện sáng 13-11 trong tình trạng đau bụng dữ dội lan ra sau lưng, nôn ói nhiều, choáng. Trong lúc được đưa đi siêu âm, chụp CT và scan bụng, bệnh nhân đột ngột ngưng tim, ngưng thở, được chẩn đoán vỡ phình động mạch chủ bụng. Đây là tình huống cực kỳ nguy hiểm, bệnh nhân bị mất rất nhiều m.áu, rơi vào tình trạng sốc mất m.áu, nếu không xử trí nhanh, bệnh nhân sẽ t.ử v.ong.
Ngay lập tức, bệnh viện đã bật hệ thống báo động đỏ. 15 bác sĩ của các khoa ngoại lồng ngực, kỹ thuật viên, bác sĩ gây mê, dụng cụ viên phòng mổ, huyết học được huy động vào phòng mổ để hỗ trợ bệnh nhân. Bệnh nhân sau đó được mổ cấp cứu, cầm m.áu, nối mạch m.áu nhân tạo. Trong quá trình hồi sức, bệnh nhân được truyền 24 đơn vị hồng cầu lắng và các chế phẩm m.áu.
Đến nay, sau khi được phẫu thuật, ông T. vẫn đang được điều trị, theo dõi tại Khoa Hồi sức tích cực – chống độc. Ông đã nói chuyện, ăn cháo được.
An Yên
Theo baodongnai
Lần đầu tiên can thiệp thành công nang giả tụy lớn mà không cần phẫu thuật
Ngày 25-11, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, vừa can thiệp thành công một trường hợp nang giả tụy kích thước to có biến chứng chèn ép dạ dày trên cơ địa bệnh nhân yếu suy kiệt, n.hiễm t.rùng nặng, khó thở bằng phương pháp dẫn lưu nang vào dạ dày qua nội soi mà không cần phải phẫu thuật.
Trước đó, bệnh nhân Danh Sang (SN 1982, ngụ huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang), được bệnh viện tuyến dưới chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ với triệu chứng bị đau bụng dữ dội vùng thượng vị và nôn ói, mệt nhiều, khó thở, suy kiệt nặng, bụng chướng.
Hình chụp lại từ hình ảnh CT bệnh nhân.
Sau khi được chỉ định chụp CT vùng bụng có cản quang. Kết quả thể hiện bệnh nhân bị nang giả tụy đường kính lớn (9,5x10x20cm) chèn ép dạ dày. Xác định đây là tình trạng bệnh nặng nên bệnh viện đã tiến hành hội chẩn nhiều chuyên khoa. Kết quả hội chẩn đã lựa chọn phương pháp tối ưu trong trường hợp này là dẫn lưu nang vào dạ dày qua nội soi.
Ê kíp can thiệp nội soi dẫn lưu dịch.
Ê kíp nội soi phát hiện khối to chèn ép toàn bộ thân vị phía bờ cong lớn. Các bác sĩ đã tiến hành chọc nang ở thân vị giữa và đặt 1 stent pigtails, nhiều dịch đen chảy ra. Sau dẫn lưu 30 phút bệnh nhân tỉnh, dạ dày ra 500ml dịch đen, bệnh nhân khỏe nhiều, hết khó thở, bụng mềm.
Hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, ăn uống khá, hết đau bụng, sinh hoạt gần như bình thường.
Hiện bệnh nhân đã hồi phục.
Nang giả tụy là một biến chứng muộn của viêm tụy cấp, viêm tụy mạn và chấn thương tụy. Thể hiện bằng sự tụ dịch bất thường ở vùng quanh tụy với một vách được tạo bởi mô xơ viêm mạn. Trước đây, phẫu thuật bóc tách nang hay mở thông nang ruột là phương pháp chủ yếu để điều trị. Tuy nhiên điều trị phẫu thuật, bệnh nhân phải chịu một cuộc phẫu thuật lớn, tỷ lệ t.ử v.ong và biến chứng còn tương đối cao.
Hiện nay dẫn lưu nang giả tụy bằng stent đặt xuyên thành dạ dày và tá tràng qua nội soi được xem như một thủ thuật hiệu quả và an toàn hơn. Đây là trường hợp đầu tại ĐBSCL sử dụng phương pháp nội soi tiêu hóa can thiệp thành công trong điều trị nang giả tụy.
Theo Bác sĩ CK2 Bồ Kim Phương, Trưởng Khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, khoảng 70-85% những trường hợp viêm tụy cấp thường liên quan đến bia, rượu. Để hạn chế nguy cơ bệnh viêm tụy nên hạn chế uống rượu hoặc đã từng bị viêm tụy, thực hiện loại bỏ túi mật nếu sỏi mật đang gây viêm tụy.
Thực hiện chế độ ăn ít chất béo, không nên dùng nhiều ngũ tạng, lòng đỏ trứng, tăng cường đạm rau xanh, hoa quả, các thực phẩm giàu Vitamin C, B để hạn chế nguy cơ hình thành sỏi mật.
V. Đức – T. Lĩnh
Theo CAND