Cứu sống trẻ sinh non 32 tuần bị suy hô hấp, nhiễm khuẩn sơ sinh

Trẻ sinh non nặng 1,6 kg, bị suy hô hấp và nhiễm khuẩn sơ sinh được các bác sĩ ở TP.Cần Thơ kịp cứu sống và nuôi dưỡng thành công.

Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long ngày 13.3 cho biết các bác sĩ của bệnh viện vừa nỗ lực cứu sống và nuôi dưỡng thành công trẻ sinh non nặng 1,6 kg bị suy hô hấp, nhiễm khuẩn sơ sinh.

Trước đó, thai phụ Đ.N.S.C (35 t.uổi, ngụ H.Kế Sách, Sóc Trăng) mang thai 32 tuần, sau 1 ngày nhập viện tại Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long theo dõi thì có dấu hiệu đau bụng kèm theo ra huyết â.m đ.ạo. Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ, dọa sinh non, liền chuyển đến phòng sinh có ê kíp bác sĩ khoa Nhi hỗ trợ.

Sau 12 ngày điều trị tích cực, bé ngưng tất cả các can thiệp y tế, tự thở, phản xạ bú và ăn được sữa mẹ tốt

BVCC

Sau khoảng 30 phút trong phòng sinh, các bác sĩ đã bắt thành công b.é g.ái sinh non nặng 1,6 kg. Lúc mới chào đời, bé trong tình trạng nguy kịch, có dấu hiệu suy hô hấp: khóc yếu, thở co lõm ngực, tím tái toàn thân, trương lực cơ yếu, chỉ số Apgar thấp. Ngay lập tức, bác sĩ chuyên khoa Nhi tiến hành bóp bóng qua mặt nạ, sau 5 phút bé hồng hào trở lại. Sau đó, bé được chuyển NICU (Đơn vị hồi sức chăm sóc tích cực sơ sinh tại Khoa Nhi).

Tại đây, bé được các bác sĩ, điều dưỡng hỗ trợ nằm lồng ấp, thở áp lực dương liên tục qua đường mũi (NCPAP) để điều trị suy hô hấp, kiểm soát thân nhiệt, nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch, kháng sinh và cho ăn sữa mẹ sớm.

Sau 12 ngày điều trị tích cực, bé ngưng tất cả các can thiệp y tế, tự thở, phản xạ bú và ăn được sữa mẹ tốt, chuyển về Khoa Nhi theo dõi. Hiện tại, sức khỏe bệnh nhi ổn định.

BS.CK1 Phạm Thanh Huy (Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long) cho biết bé sinh non, nhẹ cân. Các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là phổi còn non yếu, chưa trưởng thành nên trẻ thường mắc phải bệnh lý sơ sinh nguy hiểm như hội chứng suy hô hấp nặng, nhiễm khuẩn sơ sinh, hạ thân nhiệt, vàng da nặng, bệnh lý tim, viêm ruột, bệnh lý về thị giác… nên cần được chăm sóc tích cực với đầy đủ phương tiện. Nếu không được chăm sóc đặc biệt, trẻ sẽ suy hô hấp, suy tuần hoàn, kém phát triển về thể chất, trí tuệ, thậm chí t.ử v.ong.

Bác sĩ Huy khuyến cáo, thai phụ trước và trong giai đoạn mang thai cần tiêm ngừa đầy đủ, theo dõi thai kỳ đúng lịch hẹn của bác sĩ, kiểm soát các bệnh lý như huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, cường giáp… Đồng thời, cần theo dõi cử động thai kỳ thường xuyên, nhất là 3 tháng cuối. Nếu có dấu hiệu bất thường như đau bụng, ra huyết â.m đ.ạo, chóng mặt, … nên đi khám sớm để bác sĩ xử trí kịp thời, tránh nguy hiểm đến mẹ và bé. Nếu có nguy cơ sinh non, thai phụ nên đến cơ sở y tế chuyên khoa về sơ sinh để có giải pháp dự phòng và điều trị tốt nhất.

B.é t.rai 9 t.uổi suýt c.hết bởi sốt xuất huyết

Sau 4 ngày sốt cao, b.é t.rai 9 t.uổi bị béo phì rơi vào tình trạng sốc sâu, huyết áp không đo được, và sau đó bị suy hô hấp, tổn thương gan nặng.

BSCK2 Nguyễn Minh Tiến – Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) cho hay các bác sĩ ở đây vừa cứu kịp 1 b.é t.rai bị sốc sốt xuất huyết, tổn thương gan nặng, suy hô hấp nặng.

B.é t.rai 9 t.uổi bị sốt xuất huyết nguy kịch được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố – Ảnh: BVCC

B.é t.rai là T.L.G.B (9 t.uổi, quê Tây Ninh) bị bệnh béo phì, cân nặng lên đến 42kg (bình thường ở lứa t.uổi này trẻ khoảng 28 – 32kg) được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng suy hô hấp, tổn thương gan nặng (men gan trên 1200 đv/ml) .

Trước đó, cháu B. sốt cao liên tục 4 ngày, đến ngày thứ 5 thì có biểu hiện đau bụng, ói, tay chân lạnh nên được người nhà đưa nhập bệnh viện địa phương, trong tình trạng sốc sâu, huyết áp không đo được, được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết nặng. Tới ngày thứ 5 điều trị tích cực truyền dịch chống sốc theo phác đồ, tình trạng bệnh diễn tiến nặng nên bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng thành phố, TP.HCM.

Bác sĩ Tiến cho biết các bác sĩ ở đây tiếp tục truyền dịch cao phân tử chống sốc với sự hỗ trợ của các phương tiện đo huyết áp động mạch xâm lấn, đo áp lực tĩnh mạch trung ương, đo áp lực bàng quang, dùng các thuốc vận mạch phối hợp.

Bệnh nhi được hỗ trợ hô hấp với thở áp lực dương liên tục, sau đó được đặt nội khí quản thở máy sớm, chọc dò dẫn lưu dịch màng bụng giải áp.

Tình trạng rối loạn đông m.áu, xuất huyết tiêu hóa nặng được truyền m.áu, huyết tương tươi đông lạnh, kết tủa lạnh, tiểu cầu đậm đặc, vitamin K1, điều trị hỗ trợ gan.

“Sau gần 2 tuần điều trị, trẻ bình phục dần, cai được máy thở, tỉnh táo, chức năng gan thận trở về bình thường”, bác sĩ Tiến thông tin.

Qua trường hợp trên, bác sĩ Tiến khuyến cáo các bậc cha mẹ, mặc dù chưa tới mùa mưa, nhưng bệnh sốt xuất huyết xuất hiện quanh năm, nên tích cực diệt muỗi, lăng quăng, và cần theo dõi phát hiện các dấu hiệu sớm để đưa con em mình đến cơ sở y tế kịp thời khi trẻ bị sốt.

“Nếu thấy trẻ sốt cao trên 2 ngày, có biểu hiện một trong các dấu hiệu sau cần phải đưa trẻ ngay vào bệnh viện như: quấy khóc, bứt rứt, khó chịu hoặc li bì; đau bụng; c.hảy m.áu cam, m.áu răng hoặc ói ra m.áu, tiêu phân đen; tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống”, bác sĩ Tiến cho biết.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, trong tuần thứ 9 (từ ngày 26.2 đến 3.3), TP ghi nhận 110 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, giảm gần 1/3 so với trung bình 4 tuần trước. Như vậy, tổng số ca sốt xuất huyết từ đầu năm 2024 đến nay là 1.795 ca. Các quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao, gồm: quận 1, quận Tân Phú và quận 8.

Riêng bệnh tay chân miệng, TP ghi nhận 75 trường hợp mắc bệnh, giảm 13% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca mắc tay chân miệng từ đầu năm 2024 đến nay là 1.286 ca. Các quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao gồm : quận 6, huyện Nhà Bè và quận 8.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *