Đau đầu như nào thì phải đi khám để điều trị

Theo chuyên gia, phần lớn các trường hợp đau đầu thường nhẹ, không nguy hiểm. Tuy nhiên, có một số trường hợp đau đầu là một triệu chứng của các bệnh lý thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Bác sĩ Chử Văn Dũng (Khoa Nội – Hồi sức Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) cho biết, đau đầu là một triệu chứng rất thường gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 50% người lớn có ít nhất một lần bị đau đầu trong năm.

Đau đầu là hiện tượng đau lan tỏa một vùng bất kỳ ở khu vực đầu – mặt do kích thích các thụ cảm thần kinh đau. Phần lớn cấu trúc nhu mô não và khu vực não thất không nhạy cảm với đau.

Một số trường hợp đau đầu là biểu hiện của nhiều bệnh nặng cần đi khám sớm để chữa trị (ảnh nguồn Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức).

Các cấu trúc nhận cảm đau vùng đầu mặt bao gồm: da, tổ chức dưới da; cơ vùng đầu – cổ; động mạch ngoài sọ và màng x.ương s.ọ; cấu trúc vi thể mắt, tai, khoang mũi, hàm mặt; các xoang tĩnh mạch màng cứng và các nhánh, khu vực xoang hang; màng cứng nội sọ; các động mạch lớn.

Phần lớn các trường hợp đau đầu thường nhẹ, không nguy hiểm. Tuy nhiên, có một số trường hợp đau đầu là một triệu chứng của các bệnh lý thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Cụ thể, đau đầu có thể do bệnh lý mạch m.áu não (thiếu m.áu cục bộ, đột quỵ xuất huyết, viêm mạch, dị dạng mạch, huyết khối xoang tĩnh mạch,…); viêm do n.hiễm t.rùng (viêm màng não, viêm não, áp xe não,..) hoặc không do n.hiễm t.rùng (tự miễn, ung thư, hóa học); chấn thương sọ não; u não và các khối choán chỗ; hội chứng tăng áp lực nội sọ; dị dạng Chiari loại I;…

Hoặc, bệnh lý về mắt, bệnh lý về tai mũi họng, bệnh lý về nha khoa, bệnh động mạch cảnh hoặc đốt sống đoạn ngoài sọ (bóc tách động mạch).

Ngoài ra do cơn tăng huyết áp, sốt cao, thiếu oxy m.áu, tăng C02 m.áu, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm virus,… Các nguyên cứu cho thấy, hơn 95% các trường hợp đau đầu là lành tính.

Các trường hợp đau đầu do các bệnh lý nguy chiếm tỷ lệ thấp, tuy nhiên ít người có thể phân biệt được trường hợp nào là nghiêm trọng. Có một số yếu tố cảnh báo nguy hiểm ở nhưng người mắc đau đầu như triệu chứng hoặc dấu hiệu thần kinh (ví dụ: ý thức thay đổi, tê yếu tay chân, song thị, phù gai thị, méo miệng, nói khó, không hiểu lời nói,…), tăng huyết áp nặng, người bệnh suy giảm miễn dịch hoặc ung thư, đau đầu kèm cứng cổ, đau đầu như sét đ.ánh (đau đầu dữ dội và đạt đỉnh trong vòng vài giây).

Người bệnh có thể có tình trạng co giật, thay đổi tính cách, lú lẫn hoặc ngất xỉu, đau đầu tăng khi ho hoặc khi vận động, các triệu chứng toàn thân (ví dụ: sốt, sụt cân,…) như đau đầu ngày càng trầm trọng hoặc cơn đau đầu tính chất khác hẳn trước đây, khởi phát đau đầu sau 50 t.uổi.

Nếu đau đầu mà có kèm theo bất kỳ một trong các dấu hiệu cảnh báo trên, người bệnh cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế để được bác sỹ đ.ánh giá đầy đủ.

Cũng theo bác sĩ Chử Văn Dũng, hầu hết các trường hợp đau đầu lành tính có thể được chẩn đoán thông qua hỏi bệnh và khám bệnh mà không cần xét nghiệm. Tuy nhiên, một số bệnh lý nghiêm trọng có thể cần phải xét nghiệm khẩn cấp hoặc ngay lập tức (khi có các dấu hiệu cảnh báo).

Cộng hưởng từ sọ não (MRI) cho đ.ánh giá hiệu quả nhất hình ảnh về não bộ, cắt lớp vi tính sọ não cũng có thể sử dụng. Có thể dựng phim mạch m.áu não (MRA hoặc CTA) để đ.ánh giá về tình trạng mạch khi nghi ngờ.

Ngoài ra, nếu đang nghi ngờ viêm màng não, xuất huyết dưới nhện, viêm não hoặc bất kỳ nguyên nhân nào của viêm màng não nên chọc dịch não tủy và xét nghiệm dịch não tủy.

Các xét nghiệm, thăm dò khác (ví dụ: đo nhãn áp, soi đáy mắt, xét nghiệm m.áu, nội soi tai mũi họng,…) có thể được thực hiện khi có triệu chứng gợi ý tùy tình huống.

Cẩn thận với tụt huyết áp tư thế đứng

Tụt huyết áp tư thế đứng xảy ra khi bạn đang nằm hoặc ngồi và đột ngột đứng dậy.

Tụt huyết áp nên làm gi?

Nếu bạn đang nằm hoặc ngồi sau đó đột ngột đứng dậy và cảm thấy có các biểu hiện sau thì bạn đang gặp tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng hay còn gọi là tụt huyết áp:

Hoa mắt, chóng mặt, nhìn mờ

Đau đầu

Lơ mơ hoặc ngất xỉu

Mệt mỏi cảm thấy chân tay bủn rủn hoặc rối loạn nhận thức.

Lúc này, huyết áp tâm thu của bạn đang giảm ít nhất 20mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương của bạn đang giảm ít nhất 10mmHg trong vòng 3 phút ở tư thế đứng. Điều này xảy ra khi bạn nằm hoặc ngồi khiến trọng lực, m.áu trong cơ thể dồn về phía chi dưới lâu và dòng m.áu c.hảy về tim suy giảm. Khi đó, tim không đủ khả năng để cung cấp m.áu cho cả cơ thể gây ra tình trạng giảm oxy lên não.

Các triệu chứng tụt huyết áp có thể kéo dài trong vài giây hoặc vài phút khi đứng dậy và biến mất khi nằm xuống.

Các hiện tượng trên có thể diễn ra trong vài giây hoặc vài phút, cũng có thể biến mất nếu người bệnh nằm xuống nghỉ ngơi. Tuy nhiên, tình trạng này có thể nặng hơn vào buổi sáng. Tụt huyết áp tư thế đứng có thể gặp ở nhiều lứa t.uổi, đối tượng khác nhau, nhưng có một số đối tượng dễ gặp tình trạng này hơn như:

Người có các bệnh lý về tim mạch

Người bị huyết áp thấp

Người đang sử dụng các thuốc điều trị huyết áp tuy nhiên không kiểm soát huyết áp tốt

Người từ 65 t.uổi trở lên.

Nếu gặp tình trạng tụt huyết áp như trên, bạn nên nằm xuống nghỉ ngơi để chỉ số huyết áp tăng lên và ổn định. Có thể kê cao chân hơn so với đầu và cho người bệnh uống trà gừng, trà cam thảo, nước dừa, cafe… Trong trường hợp người bệnh có các biểu hiện bất thường như da tím tái, đổ mồ hôi, thở gấp… cần đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất.

Tụt huyết áp có nguy hiểm không?

Tụt huyết áp tư thế đứng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó có một số nguyên nhân thường gặp như người bệnh sử dụng thuốc điều trị, vấn đề về tim mạch, đái tháo đường, rối loạn hệ thần kinh, mất nước…

Khi bị tụt huyết áp, bạn nên nằm xuống nghỉ ngơi để huyết áp ổn định trở lại.

Nếu tình trạng tụt huyết áp tư thế đứng thường xuyên xảy ra, bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để tìm nguyên nhân. Đây là bệnh cảnh lâm sàng gây ra biến chứng hoặc t.ử v.ong không nhỏ, đặc biệt là với người cao t.uổi. Hơn nữa, khi tụt huyết áp tư thế đứng có thể là nguyên nhân gây ra ngã và các chấn thương không mong muốn. Tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng diễn ra trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh khiến người bệnh suy giảm trí nhớ.

Để phòng ngừa tụt huyết áp tư thế đứng, bạn cần hạn chế thay đổi tư thế đột ngột. Tốt nhất bạn nên chuyển tư thế một cách chậm rãi từ nằm sang ngồi sau đó đứng dậy một cách từ từ. Đối với những bệnh nhân mắc tăng huyết áp hoặc người cao t.uổi nên hạn chế đứng quá lâu.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp và luôn bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, tránh việc mất nước.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *