Dấu hiệu thiếu hụt protein trong cơ thể

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn uống được khuyến nghị để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt đối với người trưởng thành trung bình ít vận động là 0,8g cho mỗi kg trọng lượng cơ thể.

Tuy nhiên, nên tăng lượng tiêu thụ nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

Suy nhược, mất cơ và mệt mỏi

Thiếu protein trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến suy nhược, mệt mỏi và mất cơ. Điều này là do khi cơ thể thiếu protein trong chế độ ăn, cơ thể sẽ đáp ứng được nhu cầu protein từ cơ xương. Theo thời gian, nó sẽ dẫn đến teo cơ, từ đó làm giảm sức mạnh và làm chậm quá trình trao đổi chất. Do đó, gây suy nhược và mệt mỏi.

Chấn thương chậm hồi phục

Nếu gần đây bị chấn thương do tai nạn hoặc do thói quen tập luyện cường độ cao hoặc nếu vừa phẫu thuật và vẫn đang hồi phục thì mức protein trong cơ thể thấp có thể làm chậm quá trình chữa lành. Các tế bào mới có thể mất nhiều thời gian để xây dựng lại, khiến vết thương khó lành.

Gia tăng cơn đói

Nếu liên tục cảm thấy đói, thèm ăn hoặc thấy mình ăn quá nhiều đồ ăn nhẹ thì đó có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt protein. Protein là chất dinh dưỡng đa lượng có khả năng tạo cảm giác no cao, giúp no lâu hơn. Vì vậy, khi ăn ít protein hơn, rất có thể cơn đói sẽ đến nhanh.

Chức năng miễn dịch suy giảm

Thiếu protein cũng có thể khiến bị bệnh. Protein rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch và mang lại cho nó sự tăng cường cần thiết để ngăn chặn virus và vi khuẩn. Hơn nữa, các tế bào miễn dịch được tạo thành từ các acid amin, về cơ bản là protein. Điều đó có nghĩa là hãy tăng cường lượng protein và chủ động phòng các bệnh n.hiễm t.rùng do virus, vi khuẩn.

Các vấn đề liên quan đến tóc, móng, da

Các dấu hiệu ban đầu khác của mức protein thấp trong cơ thể bao gồm móng tay yếu, dễ gãy, da khô và tóc mỏng. Điều này xảy ra bởi vì da, tóc và móng của chúng ta được tạo thành từ một số loại protein nhất định như elastin, collagen và keratin. Do đó, việc thiếu protein có thể ảnh hưởng đến tóc, da và móng.

Làm thế nào để có đủ protein trong chế độ ăn uống?

Lượng protein cơ thể cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ hoạt động, t.uổi tác, khối lượng cơ và sức khỏe tổng thể.

Protein là một trong ba chất dinh dưỡng đa lượng thiết yếu, bên cạnh carbohydrate và chất béo. Đây là những chất dinh dưỡng mà cơ thể con người cần với số lượng tương đối lớn để hoạt động bình thường.

Có rất nhiều loại thực phẩm có hàm lượng protein cao. Hằng ngày trong các bữa ăn nên ăn đầy đủ, cân đối, hợp lý các chất dinh dưỡng (chất đạm, chất béo, chất bột đường), vitamin và khoáng chất. Nên ăn cân đối giữa đạm động vật và thực vật.

Các thực phẩm giàu protein nên ăn:

Đậu phụ, tempeh và các sản phẩm thay thế thịt khác.

Thịt nạc (gà, bò…)

Hải sản, cá.

Trứng.

Sữa.

Sữa chua Hy Lạp.

Các loại hạt.

Cây họ đậu, đậu nành.

Nếu là người khỏe mạnh và cố gắng duy trì tình trạng đó, chỉ cần ăn các nguồn protein chất lượng trong hầu hết các bữa ăn của mình, cùng với thực ph ẩm thực vật bổ dưỡng, sẽ đưa lượng tiêu thụ đến mức tối ưu.

Nếu có cân nặng vừa phải và không tập thể lực nặng thường xuyên thì protein sẽ chiếm 10 – 35% nhu cầu calo hàng ngày. Tuy nhiên, những người khác nhau yêu cầu lượng khác nhau tùy thuộc vào mức độ hoạt động, cân nặng, độ t.uổi, giới tính và tình trạng sức khỏe.

Theo nhu cầu khuyến nghị dành cho người Việt Nam năm 2016 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì số lượng protein/ngày ở người trưởng thành (19 – 30 t.uổi) lao động vừa nam giới là 74 – 68g, nữ giới 63 – 60g. Nhưng để đưa ra con số chính xác cho mỗi cá nhân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ hấp thụ protein, cơ thể trao đổi chất như thế nào, lượng vận động trong ngày, t.uổi tác, chế độ sinh hoạt…

Do đó, đừng chỉ ăn protein mà bỏ qua chất béo và carbs. Vì cả 03 chất dinh dưỡng đa lượng đều quan trọng cho một chế độ ăn uống cân bằng.

Người đàn ông suy kiệt vì tự điều trị suy thận theo mạng xã hội

Người đàn ông tự ý uống cỏ mực (cây nhọ nồi) và đậu đen xanh lòng để điều trị suy thận theo hướng dẫn từ video trên mạng xã hội.

Bác sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết vừa tiếp nhận và điều trị cho nam bệnh nhân 47 t.uổi nhập viện sau khi uống cây cỏ mực để chữa suy thận.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ăn uống kém, da xanh xao, chân đau nhức, cơ thể ngày càng mệt mỏi, suy kiệt.

Trước đó, người đàn ông suy thận độ 3 từ nhiều năm trước, nhưng do cảm thấy sức khỏe bình thường, nghĩ đã khỏi bệnh, bệnh nhân không uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Thay vào đó, bệnh nhân tự ý uống cỏ mực, đậu đen xanh lòng để điều trị theo hướng dẫn từ video trên mạng xã hội.

(Ảnh minh họa).

Hơn 3 tháng qua, mỗi ngày bệnh nhân duy trì uống khoảng một nắm tay cỏ mực và 2-3 muỗng đậu đen. Tuy nhiên, bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm mà cơ thể ngày càng yếu hơn, bệnh nhân mới nhập viện khám.

Bác sĩ Thiệu chẩn đoán tình trạng bệnh nhân đã chuyển sang suy thận cấp trên nền suy thận mạn giai đoạn 5, chỉ định lọc m.áu nhằm tránh nguy cơ hôn mê, t.ử v.ong.

Nếu đáp ứng điều trị bằng thuốc kém, chức năng thận không phục hồi tốt hơn, bệnh nhân có thể sẽ phải lọc m.áu định kỳ suốt đời.

Nhiều bệnh nhân suy thận tự ngưng điều trị và thay thế hoặc uống kèm thêm các loại lá cây như cỏ mực (nhọ nồi), đậu đen xanh lòng, cây rễ gió, cây mộc thông… khiến bệnh nặng hơn, không thể hồi phục, phải lọc m.áu suốt đời.

Thực tế, các loại thuốc khi đưa vào cơ thể có hai cách đào thải là qua gan và qua thận. Trong trường hợp người bệnh đã suy giảm chức năng thận lại bắt thận làm việc thêm nữa, vô tình góp phần làm chức năng thận suy giảm hơn.

Theo các bác sĩ, cỏ mực, có nhiều tên gọi như nhọ nồi, hạn liên thảo, bạch hoa thảo, thủy hạn liên… Theo Đông y, cỏ mực không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, thường dùng chữa sốt cao, c.hảy m.áu cam, mề đay, viêm họng, suy nhược… Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ rõ tác dụng chữa suy thận bằng cỏ mực.

Đặc biệt trên bệnh nhân thận mạn, chức năng thận vốn đã kém nên việc dùng các hoạt chất từ cây cỏ, thuốc, ngay cả ăn uống thường ngày đều cần phải cẩn trọng để tránh tiến triển suy thận nặng hơn.

Bên cạnh đó, bệnh nhân suy thận mạn cần phải được thăm khám, điều trị bằng thuốc, kiểm soát thường xuyên các chỉ số như protein niệu, các xét nghiệm đ.ánh giá chức năng thận.

Bác sĩ khuyến cáo đối với bệnh nhân đã có bệnh lý về thận, tốt nhất không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc khi không có chỉ định, kể cả những bài thuốc đông y cũng phải do bác sĩ y học cổ truyền kê, tránh t.iền mất tật mang.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *