Đau lưng dưới khi nằm do đâu?

Đau lưng dưới khi nằm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, từ bong gân hoặc căng cơ lưng thông thường đến các tình trạng mãn tính hơn như viêm khớp hoặc đau thần kinh tọa.

Đau lưng dưới có thể nhẹ nhàng nhưng cũng có thể gây đau nghiêm trọng tới mức cản trở giấc ngủ nếu xảy ra vào ban đêm. Ngoài ra, đau lưng dưới dẫn tới cứng cơ và hạn chế phạm vi chuyển động, từ đó ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Dưới đây là một số thông tin về đau lưng dưới khi nằm bao gồm nguyên nhân, triệu chứng nguy hiểm cần thăm khám bác sĩ cũng như cách giảm đau lưng dưới và phòng tránh hiệu quả.

1. Nguyên nhân đau lưng dưới khi nằm là gì?

Đau lưng có thể chia ra thành 2 cấp độ là cơn đau cấp tính (cơn đau ngắn hạn) kéo dài vài ngày tới vài tuần thường xảy ra sau một chấn thương hay một sự kiện cụ thể. Cơn đau mãn tính có thể kéo dài tới 3 tháng hoặc hơn, cơn đau mãn tính có nguyên nhân không chỉ do chấn thương gây ra.

– Căng cơ hoặc bong gân

Căng hoặc bong gân vùng thắt lưng (lưng dưới) xảy ra khi cơ hoặc dây chằng bị kéo căng quá mức. Những chấn thương như thế này rất phổ biến. Bong gân hoặc căng cơ thường được coi là cấp tính hơn là mãn tính, vì vậy các triệu chứng đau lưng dưới khi nằm sẽ kéo dài vài ngày hoặc vài tuần.

– Viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp là một dạng viêm khớp hiếm gặp có thể gây viêm tại cổ và lưng dưới dai dẳng, các triệu chứng này có xu hướng nghiêm trọng hơn vào ban đêm.

Có nhiều nguyên nhân gây đau lưng dưới khi nằm (Ảnh: Internet)

Viêm cột sống dính khớp gây đau lưng dưới có thể biểu hiện bằng cảm giác đau liên tục hoặc đau âm ỉ ở vùng lưng dưới, đôi khi đau tăng lên khi bạn cử động. Cơn đau có thể lan ra hông và đôi chân.

– Viêm khớp cột sống ( Spine Osteoarthritis)

Viêm khớp cột sống là nguyên nhân phổ biến gây đau, thường được gọi là thoái hóa do bệnh xảy ra khi mô sụn bị mòn dần do t.uổi tác hoặc nguyên nhân khác. Trong đó, lưng dưới là một trong những vị trí bị ảnh hưởng phổ biến nhất khi mắc bệnh. Cơn đau lưng dưới khi nằm được mô tả là dữ dội vào đêm, nguyên nhân có thể do ít vận động hơn dẫn tới cứng khớp.

Cơn đau có thể tăng lên khi cử động, đặc biệt là khi trở mình nằm nghiêng. Đau lưng dưới do viêm khớp cột sống cũng có thể lan ra các vùng khác như mông hoặc chân.

Để giảm đau và hỗ trợ cột sống khi nằm, nên chọn tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng với gối đặt giữa 2 đùi và sử dụng nệm có độ cứng phù hợp.

– Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là tình trạng đau dây thần kinh lan từ lưng qua hông và xuống chân. Một số tư thế ngủ nhất định có thể khiến tình trạng này nặng hơn khi cơn đau lan xuống chân. Đau thần kinh tọa thường ảnh hưởng đến một bên cơ thể nhưng có thể xảy ra ở cả 2 bên cơ thể. Cơn đau thần kinh tọa thường bùng phát và tự khỏi trong vòng 6 tuần đối với khoảng 80% số người.

Đau lưng dưới do bệnh lý có thể cản trở nhiều sinh hoạt thường ngày nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách (Ảnh: Internet)

– Khối u cột sống

Những người được chẩn đoán mắc các loại ung thư gặp khó khăn khi ngủ với tỷ lệ cao hơn nhiều. Mặc dù các khối u ở cột sống rất hiếm gặp nhưng chúng có thể gây đau nặng hơn khi nằm nếu khối u tăng áp lực lên lưng.

– Hẹp ống sống

Hẹp ống sống là tình trạng khoảng không gian bên trong ống sống bị hẹp, có thể gây áp lực lên tủy sống và/hoặc các rễ thần kinh khi đi qua cột sống. Trong đó, hẹp thắt lưng và hẹp tủy sống có thể ảnh hưởng tới lưng dưới.

Hẹp ống sống thường gây ra cảm giác đau, tê, yếu hoặc mỏi ở lưng dưới, đặc biệt là khi đi bộ hay đứng lâu. Đau có thể lan xuống chân do chèn ép dây thần kinh tại khu vực bị hẹp. Khi tình trạng hẹp trở nên nặng hơn thì việc ngồi hoặc nằm không có tác dụng giúp giảm đau nhiều nữa. Hẹp ống sống nếu không điều trị tích cực có thể dẫn tới biến chứng liệt.

– Viêm tủy xương (Osteomyelitis – OM)

Viêm tủy xương là một bệnh n.hiễm t.rùng trong xương. Các triệu chứng có thể bao gồm đau ở một xương cụ thể với bầm đỏ quá mức, sốt và yếu. Xương dài của cánh tay và chân thường liên quan nhiều nhất đến t.rẻ e.m, trong khi bàn chân, cột sống và hông thường liên quan nhiều nhất đến người lớn.

Đau lưng là triệu chứng phổ biến nhất của viêm tủy xương ảnh hưởng đến xương đốt sống ở cột sống. Bạn cũng có thể bị sốt và các triệu chứng n.hiễm t.rùng khác. Thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau được sử dụng để điều trị viêm tủy xương, nhưng có thể khó kiểm soát.

Ngoài những nguyên nhân liên quan tới cột sống thì đau lưng dưới khi nằm cũng có thể liên quan tới các tình trạng gây đau vào những thời điểm khác trong ngày, không chỉ riêng đau vào ban đêm nhưng hiếm khi khiến bạn nhận ra và chỉ rõ ràng hơn khi ngủ, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung, sỏi thận, các dạng viêm khớp khác, mang thai và u xơ tử cung.

Mỗi nguyên nhân gây đau lưng dưới khi nằm khác nhau sẽ có điều trị khác nhau để dứt điểm (Ảnh: Internet)

2. Điều trị đau lưng dưới khi nằm

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau lưng dưới khi nằm là gì mà cách điều trị sẽ có sự khác biệt. Điều trị ngắn hạn giảm đau tại nhà có thể giúp giảm nhẹ các cơn đau ở mức nhẹ, bao gồm:

– Thay đổi tư thế ngủ, cải thiện môi trường ngủ bằng cách thay gối và nệm phù hợp, không quá cứng hoặc quá mềm. Tư thế ngủ khi bị đau lưng dưới thường là:

Nằm ngửa: Đặt một gối dưới đầu gối để giữ cho cột sống ở tư thế tự nhiên và giảm căng thẳng.

Nằm nghiêng: Đặt một gối giữa hai chân để giữ cho hông và cột sống thẳng, giảm áp lực lên cột sống.

Tránh nằm sấp vì tư thế này có thể làm tăng áp lực lên cột sống và khiến đau lưng dưới nặng hơn.

– Chườm lạnh hoặc chườm nóng

– Thuốc giảm đau không kê đơn

– Giãn cơ hoặc tập thể dục nhẹ nhàng, dừng lại nếu thấy cơn đau tăng lên

– Vật lý trị liệu giúp tăng cường sức mạnh cơ lõi hỗ trợ lưng dưới

– Corticosteroid để giảm viêm

– Gây tê ngoài màng cứng.

Các biện pháp điều trị bổ sung như châm cứu, chỉnh hình, yoga, thái thực quyền, thủy trị liệu, xoa bóp, chương trình quản lý căng thẳng,… cũng có thể hỗ trợ tùy từng tình trạng và mức độ đau lưng.

Nếu cơn đau của bạn nghiêm trọng hoặc không cải thiện khi áp dụng các phương pháp này, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện phẫu thuật. Phẫu thuật có thể là một lựa chọn tốt cho bệnh thoái hóa đĩa đệm, đau thần kinh tọa và viêm khớp cột sống.

Đi gặp bác sĩ sớm nếu các biện pháp giảm đau tại nhà không giúp giảm nhẹ cơn đau (Ảnh: Internet)

Khi nào đau lưng dưới khi nằm cần đi gặp bác sĩ?

Bạn nên tới gặp bác sĩ sớm nếu:

– Gần đây gặp chấn thương do tai nạn, chơi thể thao

– Cơn đau lưng dưới khi nằm khiến bạn tỉnh dậy vào ban đêm và không ngủ lại được vì đau

– Cơn đau lan sang các bộ phận khác của cơ thể, như chân chẳng hạn

– Cơn đau kéo dài trên một tuần

– Cơn đau kèm theo cảm giác tê, yếu hoặc ngứa ran ở phần dưới cơ thể

– Có dấu hiệu n.hiễm t.rùng như sưng, đỏ, sốt cao.

3. Chẩn đoán

Khi bị đau lưng dưới khi nằm, để tìm ra nguyên nhân chính xác bác sĩ sẽ yêu cầu bạn liệt kê các triệu chứng mà bạn gặp phải cũng như mô tả cơn đau bao gồm: khi nào cơn đau bắt đầu, điều gì khiến cơn đau tệ hơn hoặc tốt hơn, tính chất cơn đau lưng dưới khi nằm là gì (đau nhói hay đau âm ỉ,..), cường độ đau như thế nào, có các triệu chứng khác kèm theo hay không,…

Người bệnh cũng cần liệt kê t.iền sử bệnh, các loại thuốc đang sử dụng để hỗ trợ cho việc chẩn đoán được chính xác hone. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm như kiểm tra thần kinh, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm công thức m.áu toàn phần,… nếu cần thiết.

Các xét nghiệm có thể được chỉ định như chẩn đoán hình ảnh, kiểm tra thần kinh,… để chẩn đoán cơn đau lưng dưới khi nằm (Ảnh: Internet)

4. Dự phòng

Có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị đau lưng dưới bao gồm dư thừa trọng lượng cơ thể, tính chất công việc đòi hỏi mang vác nặng, tư thế làm việc khó khăn thường xuyên phải uốn cong lưng, t.iền sử hút t.huốc l.á,….

Mặc dù không thể ngăn ngừa được tất cả các tình trạng gây đau lưng vào ban đêm nhưng bạn có thể cố gắng giữ cho lưng khỏe mạnh và không bị đau bằng cách duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục và không hút thuốc. Ngoài ra, nên duy trì tư thế ngồi và tư thế ngủ đúng, lựa chọn giày dép hỗ trợ cơ thể,…

Nhìn chung, đau lưng khi nằm có nhiều nguyên nhân gây ra, một số nguyên nhân thì nghiêm trọng nhưng số khác thì ít nghiêm trọng hơn. Điều quan trọng là tìm xem nguyên nhân gây ra là gì và có các biện pháp đối phó theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Suy thận do uống cỏ mực, dấu hiệu cảnh báo căn bệnh này

Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) liên tục tiếp nhận nhiều bệnh nhân suy thận cấp sau thời gian uống cỏ mực, phải lọc m.áu để cứu tính mạng.

Vậy, dấu hiệu suy thận cấp có biểu hiện như thế nào?

Suy thận cấp là tình trạng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Đây là tình trạng giảm mức lọc cầu thận một cách đột ngột, nhanh chóng trong vòng từ vài giờ đến vài ngày. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, chức năng của thận vẫn có thể được phục hồi.

Nguyên nhân của suy thận cấp

Suy thận cấp gây ra bởi nhiều nguyên nhân, có thể là nguyên nhân ngoài thận hoặc tại thận, làm suy sụp và mất chức năng tạm thời, cấp tính của cả hai thận, do ngừng hoặc suy giảm nhanh chóng mức lọc cầu thận.

Suy thận cấp xảy ra khi bệnh nhân gặp phải vấn đề nào đó làm chậm lưu lượng m.áu đến thận; Thận bị tổn thương; Niệu quản bị tắc nghẽn và các chất thải không thể rời khỏi cơ thể qua nước tiểu.

Hình ảnh tổn thương thận.

Những tình huống có thể làm chậm lưu lượng m.áu đến thận và dẫn đến chấn thương thận bao gồm:

Đau tim hoặc bị bệnh tim

Mất m.áu

Sử dụng các loại thuốc huyết áp

N.hiễm t.rùng

Suy gan

Sử dụng thuốc aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác), naproxen natri (Aleve, những loại khác) hoặc các loại thuốc liên quan

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) với các thuốc hoặc thức ăn,…

Vết bỏng nặng

Mất nước nghiêm trọng

Triệu chứng của suy thận cấp

– Giảm lượng nước tiểu: Một trong những dấu hiệu đáng chú ý nhất của suy thận cấp là giảm lượng nước tiểu hoặc ngưng tiểu hoàn toàn.

– Phù: Phù tại vùng chân, bàn chân, tay, mặt hoặc các phần khác của cơ thể do việc giữ nước và muối trong cơ thể.

– Mệt mỏi và ăn kém: Do tích tụ các chất độc hại và chất thải trong m.áu.

– Buồn nôn và nôn: Có thể do tác động của các chất độc lên dạ dày và dấu hiệu của việc các chất thải không được loại bỏ qua thận.

– Đau lưng và vùng thắt lưng: đau và khó chịu ở vùng thắt lưng, thường xuất hiện ở phía lưng dưới.

– Tim mạch:

Huyết áp có thể thấp trong giai đoạn đầu của vô niệu nếu nguyên nhân là sốc. Nếu vô niệu kéo dài huyết áp sẽ tăng, mức độ tăng huyết áp phụ thuộc vào lượng nước đưa vào cơ thể. Quá tải thể tích và tăng huyết áp có thể gây phù phổi cấp.

Rối loạn nhịp tim: Nếu có kali m.áu tăng sẽ gây rối loạn nhịp tim, có thể gây ngừng tim và t.ử v.ong.

Viêm màng ngoài tim, có thể gặp do urê m.áu tăng.

– Thần kinh: Có thể gặp chuột rút, co giật, hôn mê do rối loạn điện giải và urê m.áu tăng.

Nhiều bệnh nhân suy thận cấp phải lọc m.áu để cứu tính mạng.

Chẩn đoán suy thận cấp

Ngoài các biểu hiện (tiểu ít hoặc bí tiểu, mất nước, mất m.áu, n.hiễm t.rùng, đau quặn thận…) mà bác sĩ sẽ đ.ánh giá sơ bộ và chỉ định các phương pháp cận lâm sàng phù hợp.

Các chẩn đoán bao gồm:

Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu giúp đưa ra bức tranh chính xác hơn về mức độ hoạt động của thận để các bác sĩ có phương án điều trị phù hợp.

– Xét nghiệm m.áu: Đây là một trong những xét nghiệm chính trong chẩn đoán suy thận cấp. Vai trò của xét nghiệm này đo nồng độ creatinine, ure, acid uric, điện giải (đặc biệt quan trọng là kali)… trong m.áu người bệnh để đ.ánh giá chức năng của thận.

– Siêu âm bụng: Siêu âm giúp đ.ánh giá, xác định thận suy thận là cấp hay mạn. Phương pháp này dùng để đ.ánh giá kích thước thận còn bảo tồn thể hiện qua tình trạng phân biệt vỏ – tủy rõ. Đồng thời phát hiện các nguyên nhân gây tắc nghẽn trong tổn thương thận cấp tính có nguyên nhân sau thận.

– Chụp X-quang hệ niệu: Đây là một trong những biện pháp thường quy trong chẩn đoán bệnh thận, đặc biệt là các bệnh đến từ nguyên nhân tắc nghẽn, viêm nhiễm do vi khuẩn tấn công, nhằm để đ.ánh giá chức năng thận. X-quang hệ niệu còn có thể phát hiện sỏi trong tổn thương thận cấp sau thận do bế tắc.

Tóm lại: Suy thận cấp là một trong những bệnh lý nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, nếu phát hiện các triệu chứng của bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời, tăng khả năng hồi phục và dự phòng biến chứng. Việc chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp bác sĩ quyết định phác đồ điều trị dành cho từng người bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *