Đau vai gáy, tê mỏi các khớp: Bệnh tưởng đơn giản nhưng không thể chủ quan

Thời tiết thay đổi đột ngột với nhiệt độ giảm xuống rất thấp trong những ngày qua khiến cho rất nhiều người xuất hiện tình trạng đau cổ vai gáy, nhất là khi mới ngủ dậy. Đây là một hội chứng thông thường nhưng tiềm ẩn không ít nguy hiểm…

Đau mỏi vai gáy có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Người trẻ mắc bệnh ngày càng nhiều, nhất là “ dân văn phòng”

Theo các bác sĩ, đau vai gáy là một hội chứng bệnh thường gặp, xảy ra ở mọi lứa t.uổi, mọi giới. Đáng chú ý, hiện nay bệnh lý này đang có xu hướng trẻ hóa nhiều, nhất là ở những người làm việc văn phòng…

Đau cổ vai gáy thường xuất hiện vào lúc sáng sớm vừa ngủ dậy hoặc ở người ngồi làm việc bàn giấy trong một khoảng thời gian dài liên tục. Nhiều trường hợp ngoài đau vai gáy còn gây mỏi ở tay, tê tay, nặng tay, mỏi khắp vùng vai.

Triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân đau vai gáy là cơn đau lan từ vùng gáy ra tai, cổ ở một bên. Có trường hợp cơn đau bả vai cánh tay ở một bên sau một thời gian người bệnh có cảm giác tê mỏi ở tay bên đau, cũng có những người bị đau lan sang hai bên và kèm theo cảm giác chóng mặt, hoa mắt và ù tai.

Cơn đau vai gáy có thể xuất hiện tự phát hoặc sau khi lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng, nhiễm lạnh. Đau có thể cấp tính (xuất hiện đột ngột) hoặc mạn tính (âm ỉ kéo dài). Đau thường có tính chất cơ học: Tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ, giảm khi nghỉ ngơi.

Lương y Đinh Xuân Hoàng – Phòng khám đông y Hoàng Nam (Hà Nội) cho biết, nguyên nhân của các bệnh đau cổ, đau vai gáy thường gặp nhất là gối đầu cao khi ngủ hoặc kê đầu trên vật cứng một thời gian dài vài tiếng như: khi đi xe đò ngủ đầu tựa trên ghế dựa, nằm xem ti vi… Đặc biệt, những người hay nằm nghiêng, co quắp, ngồi làm việc, sinh hoạt sai tư thế rất dễ bị đau vai gáy.

Ngoài ra, khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông m.áu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm cũng dễ bị đau nhức khi ngủ dậy. Do đó, bệnh gặp nhiều hơn ở những người bắt đầu đến t.uổi trung niên, với hệ mạch m.áu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi.

Bên cạnh đó, nguyên nhân dẫn đến hội chứng đau vai gáy còn do tổn thương các mặt khớp của cột sống cổ như: thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ, ung thư, lao, u hố sau…, hoặc do công việc hàng ngày dẫn đến những chấn thương nhỏ nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần như lái xe, sơn trần, làm việc với máy vi tính.

Đau cũng có thể tăng khi thời tiết thay đổi. Đôi khi có những trường hợp hội chứng đau vai gáy xuất thiện tự phát mà không có nguyên nhân rõ rệt.

Người bệnh chữa vai gáy cần lựa chọn các cơ sở có uy tín, được cấp phép

Không được chủ quan với bệnh

Thông thường hội chứng đau vai gáy không nguy hiểm nhưng gây ra sự lo lắng, khó chịu, mỏi mệt cho người bệnh, làm giảm sút sức lao động và chất lượng cuộc sống. Thậm chí nhiều trường hợp không được điều trị kịp thời hoặc điều trị sai phương pháp dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Theo Lương y Đinh Xuân Hoàng, bệnh đau cổ vai gáy nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, ăn uống và giấc ngủ của người bệnh.

Điều trị hội chứng đau vai gáy bao gồm thuốc giảm đau chống viêm, giải tỏa thần kinh, giãn cơ và vitamin nhóm B. Tùy theo từng nguyên nhân để có phương pháp xử lý khác nhau và đúng bệnh.

Trong đông y, dùng phương pháp bấm huyệt liệu pháp điểm để giải quyết triệt để bệnh đau vai gáy được xem là phương pháp khá hiệu quả. Người thầy thuốc dùng kinh nghiệm và các đầu ngón tay để tìm các vị trí đau, tìm các tiết đoạn thần kinh bị viêm gây đau, bởi m.áu không lưu thông cũng dẫn đến tình trạng viêm các tiết đoạn thần kinh. Hoặc có thể kết hợp các vị thuốc đông y để sắc uống giúp bồi bổ khí huyết sẽ làm hạn chế quá trình hình thành bệnh.

Lương y Đinh Xuân Hoàng, Phòng khám đông y Hoàng Nam khuyến cáo, để kết hợp các vị thuốc đông y điều trị đau vai gáy, người bệnh nên tìm đến những cơ sở y tế có chất lượng, được cấp phép đầy đủ để thăm khám và cắt thuốc nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.

Theo anninhthudo

6 điều cần thay đổi khi tập thể dục mùa đông

Tháng 11,12 là lúc thời tiết chuyển se lạnh và ngày càng lạnh hơn khi thực sự sang đông, đặc biệt là buổi sáng. Vì vậy, thói quen thể dục của bạn cũng cần thay đổi theo.

1. Thể dục buổi sáng muộn hơn

Trong thời tiết cuối thu chuyển sang đông, buổi sáng thường lạnh hơn, sáng sớm có thể có sương mù. Hơn nữa, vào buổi sáng sớm, cây cối chưa quang hợp nên lượng khí carbon do cây thải ra vẫn còn nhiều trong không khí. Vào mùa thu, đông, trời sáng muộn nên cây cối cũng quang hợp muộn.

Vì vậy, nếu bạn đi thể dục buổi sáng quá sớm sẽ càng có hại sức khỏe. Hãy chờ cho trời sáng hẳn, lượng ôxy trong không khí nhiều hơn carbon thì sẽ tốt cho sức khỏe hơn, nhất là đối với người mắc các chứng bệnh về đường hô hấp.

Mặc đủ ấm, tập nơi thoáng khí và uống đủ nước… là những điều cần lưu ý khi tập thể dục trong mùa đông.

2. Khởi động lâu hơn

Cho dù bạn thể dục ở bất kỳ thời tiết nào thì cũng cần khởi động cơ thể trước tiên. Nhưng khi trời se lạnh, bạn nên làm việc này lâu hơn một chút vì cơ thể trong mùa đông sẽ ì hơn so với thời tiết nắng nóng.

Việc khởi động trước khi thể dục sẽ giúp tiết ra chất nhầy ở các khớp nên có tác dụng giảm chấn thương. Nếu tập thể dục trong thời tiết lạnh, hãy kéo dài thời gian tập hơn một chút và tăng cường độ tập một cách từ từ, chậm hơn so với tập mùa hè.

Đặc biệt, trong thời tiết lạnh, bạn không nên đi chân đất để thể dục vì nếu chân bị lạnh sẽ khiến cơ thể dễ nhiễm lạnh, dễ bị mắc bệnh lạnh tay chân, viêm khớp và dẫn đến nhiều bệnh khác.

3. Chú ý các bài tập thở

Không khí lạnh là một trong những nguyên nhân khiến bạn dễ bị viêm họng và mắc các bệnh về hô hấp. Vì vậy, trong lúc tập luyện, nếu không chú ý, bạn sẽ dễ dàng mắc các bệnh này.

Bạn hãy học cách thở bằng bụng (hít thật sâu để không khí vào đầy bụng qua đường mũi rồi sau đó thở ra từ từ). Trong khi tập, bạn nên tránh há miệng để không khí không lọt vào bụng qua khí quản, nhờ đó có thể tránh được nguy cơ viêm họng và các bệnh đường hô hấp khác.

4. Chú ý về trang phục

Thời tiết thay đổi cũng là lúc bạn cần thay đổi trang phục mặc khi thể dục. Không nên mặc áo dày vì trong quá trình thể dục, cơ thể bạn sẽ ấm dần lên, nếu mặc áo quá dày sẽ nóng và ra nhiều mồ hôi. Thay vào đó, bạn nên mặc vài lớp áo được may từ sợi tổng hợp, thiết kế ôm sát cơ thể, thấm mồ hôi, để khi nóng quá, bạn có thể cởi bớt ra. Nên chọn những bộ quần áo thể thao mùa đông được thiết kế vừa để giữ ấm, vừa bảo đảm độ thoáng khí, thoát mồ hôi và không gây tổn hại cho da. Tất len hoặc tất bằng sợi polypropylene là sự lựa chọn tốt để thoát ẩm. Giày tập nên chọn loại có đế chống trượt và chắc chân. Không nên đi giày quá chật, quá kín vì sẽ cản trở quá trình lưu thông m.áu ở chân.

Bạn sẽ mất khá nhiều nhiệt lượng nếu để đầu trần ra đường trong những ngày lạnh giá. Để tránh điều đó, nên dùng mũ hoặc những chiếc khăn có thể trùm qua đầu, tai để giữ ấm.

5. Nên tập ở nơi thoáng khí, ít người

Bình thường mỗi người thải ra 20 lít carbon dioxide mỗi giờ, vì vậy, nếu tập thể dục trong phòng tập đóng kín, có nhiều người tập thể dục cùng lúc thì lượng carbon dioxide trong không khí sẽ tăng lên nhanh chóng khiến không khí trong phòng tập bị ô nhiễm, dễ dàng dẫn đến tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn. Kết quả là hoạt động thể dục của bạn không đạt hiệu quả tốt như mong muốn.

Vì thế, bạn nên tránh tập thể dục trong phòng quá nhiều người. Tốt nhất, hãy chọn nơi tập ở ngoài trời, nơi có nắng và có mái che là thích hợp nhất để tập thể dục trong mùa đông.

6. Uống nhiều nước

Có thể bạn sẽ cảm thấy ngại vì phải uống nhiều nước khi trời lạnh do phải đi tiểu nhanh, nhiều hơn bình thường. Nhưng đó lại càng là lý do để bắt buộc bạn phải uống nước, uống càng nhiều nước càng tốt vì chúng sẽ giúp cơ thể bạn không mất nước, da dẻ không khô nẻ. Cần đặc biệt tránh uống những loại nước có cồn khi tập thể thao, bởi chúng sẽ làm nhão cơ bắp một cách nhanh chóng.

Hoàng Lam Giang

Theo suckhoedoisong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *