Đẩy lùi bệnh xương khớp, giữ lửa yêu

Trong những ngày trời trở lạnh, người bệnh xương khớp phải đối phó với chứng đau ngày một tăng dần.

Bệnh viêm khớp gây đau và hạn chế cử động gây trở ngại cho hoạt động t.ình d.ục, dẫn đến hậu quả là người bệnh chán nản, lâu ngày gây giảm ham muốn trong chuyện chăn gối.

Bệnh cơ xương khớp gồm các bệnh lý như: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn, bệnh gút, loãng xương, viêm cột sống dính khớp, tràn dịch khớp, gai cột sống,… gây hiện tượng đau nhức các bộ phận, khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, trong đó có quan hệ t.ình d.ục.

Các bệnh cơ xương khớp thường gây trở ngại hoạt động t.ình d.ục vì sau mỗi lần quan hệ dễ gây đau đớn, uể oải, thời gian quan hệ kéo dài bệnh nhân sợ quan hệ t.ình d.ục, lâu dần gây giảm ham muốn. Trong quá trình quan hệ t.ình d.ục, sẽ tiêu hao nhiều năng lượng. Sự hoạt động của nhiều khối cơ và tiêu thụ lượng lớn calo nên cơ thể dễ bị đau mỏi xương khớp. Đau lưng, mỏi gối là những biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh đau khớp khi yêu.

Bình thường, sau khi quan hệ t.ình d.ục, vùng thắt lưng sẽ chịu rất nhiều áp lực nên dễ có hiện tượng đau mỏi. Nếu người đàn ông có bệnh lý đau cột sống, đau thần kinh tọa thì càng dễ đau thắt lưng sau quan hệ. Để mỗi cuộc yêu thành công, cần huy động tối đa năng lực của cột sống và hệ gân, cơ, dây chằng vùng bụng, thắt lưng. Khi cột sống không còn khỏe mạnh, tất cả hệ thống trên sẽ bị ảnh hưởng, quý ông không thể huy động tối đa các cơ quan trên vào cuộc nên cuộc yêu không được thoải mái, ảnh hưởng đến cảm xúc t.ình d.ục.

Trong trường hợp cột sống bị trục trặc cả về hệ xương và hệ thống dây thần kinh trong ống cột sống, tình trạng rối l.oạn c.ương d.ương trở nên thường xuyên hơn. Điều này càng dễ xảy ra ở lứa t.uổi trung niên trở lên khi cột sống thắt lưng đã và đang trên con đường của quá trình thoái hóa.

Bệnh cơ xương khớp thường gây trở ngại hoạt động t.ình d.ục.

Cách đẩy lùi bệnh xương khớp

Các bệnh lý xương khớp tuy có ảnh hưởng khả năng t.ình d.ục nhưng không vì bệnh mà bỏ lơi t.ình d.ục, điều đó ảnh hưởng chất lượng sống và hạnh phúc lứa đôi. Để đẩy lùi bệnh viêm khớp và trả lại những giây phút thăng hoa trong đời sống t.ình d.ục, bạn có thể áp dụng những biện pháp tự nhiên khá đơn giản và hiệu quả: Bổ sung dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Ăn thực phẩm giàu vitamin C như: dâu tây, cam, kiwi, dứa (thơm), bông cải xanh, súp lơ, đậu và cải bắp. Ăn nhiều trái cây, rau củ và thức ăn có hàm lượng chất béo thấp. Bổ sung axít béo omega-3 có trong cá hồi, cá mòi, cá thu… Tránh hút thuốc vì hút t.huốc l.á có thể dẫn đến viêm khớp. Bệnh nhân xương khớp nên lưu ý, gừng là loại gia vị thuốc rất tốt cho người bệnh khớp. Trong gừng có chứa hoạt chất tương tự như những chất được tìm thấy trong các thuốc chống viêm. Nghệ cũng là loại gia vị giúp ngăn ngừa viêm khớp. Vì vậy, nên bổ sung hai loại thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày.

Cách giảm đau lưng sau khi quan hệ t.ình d.ục

Thực hiện tư thế yêu thoải mái nhất: Hãy chia sẻ tình trạng bệnh lý của bản thân cùng bạn đời để lựa chọn những tư thế phù hợp, thoải mái nhất. Không những nó giúp bạn thăng hoa hơn mà còn giảm đau nhức hiệu quả.

Tắm và massage trước khi “yêu”: Trước khi lâm trận hãy tắm trong bồn để vùng lưng được thư giãn, cùng với đó xoa bóp nhẹ nhàng lưng để cơ lưng được nghỉ ngơi thoải mái trước khi phải vận động mạnh.

Giữ tinh thần thư thái: Khá nhiều bệnh nhân thấy áp lực khi bắt đầu quan hệ vì lo rằng đau nhức sẽ kéo đến ngay khi thăng hoa. Tuy nhiên những áp lực này sẽ chỉ khiến bạn thấy không thoải mái mà thôi. Hãy thả lỏng cơ thể và thư thái để chuyện ấy vui vẻ nhất có thể.

Nghỉ ngơi sau quan hệ: Sau một quá trình vận động mạnh hãy nằm xuống giường có đệm êm để lưng được nghỉ ngơi thoải mái. Từ đó những cơn đau ở vùng lưng sau khi quan hệ cũng thuyên giảm đi nhiều phần.

Lưu ý: Người bệnh viêm khớp cần tập thể dục hàng ngày ở mức độ vừa phải và phù hợp để tránh bệnh khớp nặng hơn. Do thoái hóa khớp có xu hướng ít đau nhất vào buổi sáng và viêm khớp dạng thấp có xu hướng ít đau nhất vào buổi chiều và tối nên hoạt động t.ình d.ục có thể diễn ra vào những thời điểm phù hợp trên nhằm giảm thiểu đau do bệnh lý gây ra.

BS. Đặng Lan

Theo suckhoedoisong

Những bài tập giúp giảm đau xương khớp, phục hồi chức năng vận động

Những bệnh xương khớp gây đau đớn, giảm khả năng vận động. Tập luyện giúp giảm đau xương khớp, tránh phẫu thuật khớp, tránh tác dụng phụ của thuốc giảm đau chống viêm.

Tìm hiểu các bài tập giúp giảm đau xương khớp

Những bệnh xương khớp như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, thấp khớp… không chỉ gây đau đớn mà còn làm giảm khả năng vận động, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Tập luyện giúp giảm đau xương khớp, đồng thời giúp tránh phẫu thuật khớp, tránh được tác dụng không mong muốn của thuốc giảm đau chống viêm.

Yếu tố ảnh hưởng đến bệnh xương khớp

Thời tiết thay đổi thường khiến người bệnh xương khớp khốn khổ vì bị nhức mỏi tay chân, đau người ê ẩm, đặc biệt ở các khớp quan trọng như cổ, eo, hông, gối… Trời trở lạnh sẽ khiến các khớp trở nên cứng hơn, đau hơn, vận động trở nên kém linh hoạt hơn.

Các yếu tố bên trong cơ thể như độ nhớt của m.áu, độ nhớt của dịch khớp, sự kết tủa của muối, thay đổi nồng độ hóa chất trung gian trong cơ thể, thay đổi vận mạch… cũng góp phần làm xuất hiện các đợt đau xương khớp.

Những bài tập giúp giảm đau xương khớp

Nhiều người thường có suy nghĩ, bị đau xương khớp thì không nên tập thể dục bởi sẽ khiến các khớp xương sưng đau hơn. Tuy vậy, theo các chuyên gia, đây là một sai lầm tai hại. Bởi, vận động sẽ giúp các khớp xương linh hoạt hơn, vận động tốt hơn, thậm chí còn giúp giảm đau.

Người bệnh xương khớp có thể tập nhiều bộ môn như đi bộ, đạp xe, tập thái cực quyền, yoga, cầu lông, bóng bàn, khiêu vũ… Tuy nhiên, mỗi một hình thức tập đều có những ưu-nhược điểm riêng, người bệnh xương khớp nên chú ý lựa chọn hình thức phù hợp.

Thái cực quyền

Thái cực quyền là bài tập phù hợp với người cao t.uổi

Thái cực quyền là hình thức vận động 1 chỗ nhưng là vận động toàn thân, các động tác áp đùi, giãn hông, gập eo duy trì tính linh hoạt của khớp. Mỗi động tác chậm, nhẹ, nhịp nhàng, thở sâu làm cho khí huyết lưu thông, hệ thần kinh thư thái giúp giảm đau. Tuy nhiên, tập thái cực quyền khi phải co khom gối và hông quá mức gây trở ngại cho khớp gối, quá trình tập luyện rất dễ bị gián đoạn.

Đi bộ

Đi bộ là bài tập an toàn với hầu hết người bệnh xương khớp, lại rất dễ thực hiện. Trong quá trình đi bộ, sự co duỗi ở khớp gối cơ bản trên một trục thẳng, biên độ vận động không lớn, sự ma sát ở các khớp không mạnh phòng chống được suy thoái khớp. Tuy vậy, khi đi bộ, một số khớp trọng điểm ở các vị trí hông, gối và mắt cá chân thường bị đau, không phù hợp với người bị thoái hóa khớp nặng.

Đạp xe

Đây là hình thức tập luyện hiệu quả giúp kích thích các nhóm cơ lớn ở chân, các cơ được vận động tối đa mà ít gây trọng tải lên các khớp. Tuy vậy, đạp xe ngoài trời, vị trí của yên xe khi duỗi gối hết mức phải thẳng chân đòi hỏi khả năng giữ thăng bằng và tay lái phản xạ nhạy bén.

Khiêu vũ

Khiêu vũ ở mức độ vừa phải giúp cho các cơ và dây chằng – cử động của các khớp dẻo dai, linh hoạt, cải thiện chất lượng của sụn khớp gối. Khiêu vũ đều đặn giúp giảm cân, từ đó giảm trọng tải lên khớp, giảm đau, giảm bệnh và chống trầm cảm. Tuy nhiên, hình thức tập luyện này nguy cơ chấn thương cao.

Yoga

Tập yoga đúng cách sẽ hỗ trợ điều trị tốt cho bệnh thoái hóa khớp, giúp cho cơ xương khớp uyển chuyển, linh hoạt hơn, thậm chí còn có thể giúp hỗ trợ điều trị, phục hồi được các sụn khớp bị thoái hóa.

Bơi lội

Bơi lội giúp vận động các khớp toàn thân trong khi giảm sức ép lên các khớp, rất phù hợp với những người thừa cân, thoái hóa khớp.

Bơi lội giúp khớp linh hoạt trong khi không phải chịu nhiều sức ép

Hướng dẫn cách tập luyện đúng

Tập luyện thường xuyên

Tập luyện thường xuyên không chỉ cải thiện sức mạnh của cơ xương khớp, cải thiện sụn khớp, phòng ngừa xốp xương, loãng xương mà còn giúp giảm cân, từ đó giảm trọng tải lên khớp. Nhờ kiên trì tập luyên, vận động hợp lý mà các màng hoạt dịch khớp linh hoạt, các dây chằng bao khớp vững, các cơ không bị teo mà co duỗi, đàn hồi tốt, bệnh nhẹ dần, ít tái phát, thậm chí không đau nữa.

Ngừng tập tạm thời khi bị đau

Khi bắt đầu tập luyện sẽ có cảm giác tình trạng đau tăng lên. Tuy nhiên, tình trạng đau sẽ giảm dần sau khi tập và không tăng theo thời gian. Khi khớp bị sưng đau, có thể chườm nóng và nghỉ ngơi. Chờ hết đau, hết sưng đỏ hãy tập lại.

Kiên trì tập những khớp không đau

Cần kiên trì tập luyện bài tập giảm đau xương khớp

Với những khớp không bị đau, bạn nên kiên trì tập luyện, đừng bỏ cuộc. Nếu phải phẫu thuật khớp, vẫn nên tập luyện lại từ từ theo sự hướng dẫn của bác sĩ phục hồi chức năng.

Kết hợp tập luyện và dùng thuốc Đông y thế hệ 2 điều trị bệnh xương khớp

Ngoài việc tập luyện, người bệnh đau xương khớp cũng nên dùng thuốc Đông y để giảm đau, giảm dần thuốc kháng viêm Tây y, đồng thời tái tạo xương khớp, sụn khớp, phòng ngừa bệnh tái phát. Thuốc Đông y tuy có tác dụng chậm nhưng lại an toàn, có thể dùng trong điều trị kéo dài. Thuốc Đông y có hiệu quả lâu dài, dù có ngưng sử dụng thì hiệu quả vẫn còn một thời gian chứ không bị mất ngay như thuốc Tây.

Đa phần các bài thuốc Đông y hiện nay chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, truyền miệng, chưa có nghiên cứu bài bản nên chưa được đ.ánh giá cao. Thuốc Đông y thế hệ 2 được thừa hưởng tinh hoa từ bài thuốc xương khớp bí truyền có hiệu quả vượt trội, có tác dụng bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp. Thuốc được sản xuất theo công nghệ hiện đại tại nhà máy GMP-WHO và thực hiện các nghiên cứu đầy đủ giúp khẳng định hiệu quả và sự an toàn cho bệnh nhân.

Xuân Khánh

Theo Đời sống Plus/GĐVN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *