Thói quen là một điều khó bỏ, nhưng thói quen xấu thì nhất định bạn phải tự ý thức để thay đổi chúng.
Vừa ăn vừa uống nước
Bất kì là loại nước nào, dù là nước lọc hay nước có ga khi được dùng trong bữa ăn đều gây ảnh hưởng. Khi có quá nhiều chất lỏng được cung cấp vào cơ thể, quá trình tiêu hóa sẽ chậm lại và làm tăng áp lực cho dạ dày.
Bên cạnh đó, vừa ăn vừa uống nước còn ảnh hưởng đến khả năng tiết dịch của dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về hệ tiêu hóa. Việc chan canh để ăn cùng với cơm cũng là điều không nên trong quá trình ăn. Cách tốt nhất là bạn nên uống nước trước bữa ăn 30 phút để làm sạch dạ dày. Còn nếu trong bữa ăn có canh, hãy ăn trước một bát canh sau đó ăn cơm và các món ăn khác.
Gắp thức ăn cho người khác
Theo nghiên cứu, trong khoang miệng của mỗi người có chứa hơn 80 triệu vi khuẩn khác nhau, trong đó bao gồm những vi khuẩn có lợi và cũng có rất nhiều vi khuẩn gây nên các bệnh về dạ dày, đường tiêu hóa hay viêm gan,… cho nên, việc bạn gắp thức ăn cho người khác bằng đũa của mình chính là nguyên nhân truyền các bệnh như viêm họng, dạ dày, quai bị,…
Mặc khác, chưa chắc món ăn đó phù hợp với khẩu vị của người được gắp thức ăn. Như thế lại gây nên sự khó xử cho đối phương. Chính vì thế, hãy thay đổi thói quen gắp thức ăn vào bát người khác.
Dùng điện thoại trong lúc ăn
Vừa ăn vừa dùng điện thoại sẽ khiến não bộ bị phân tâm và không tập trung vào việc ăn uống khiến thức ăn không được nhai kỹ càng, lúc này dạ dày sẽ tiết axit và enzyme không đủ, dẫn đến thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn.
Ngoài ra, trên màn hình điện thoại chứa rất nhiều loại vi khuẩn và bụi bẩn nhiều hơn những gì chúng ta nhìn thấy. Trong đó, có đến 16% điện thoại chứa những loại vi khuẩn đặc biệt nguy hiểm như Ecoli, vi rút cúm MRSA,… Và việc chúng ta vừa ăn vừa sử dụng điện thoại chính là con đường đưa những vi khuẩn có hại đó vào cơ thể con người gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Ăn trái cây sau khi ăn cơm
Thông thường sau bữa ăn, chúng ta có thói quen tráng miệng bằng trái cây. Nhưng bạn có biết điều này thật sự không tốt cho sức khỏe? Ăn trái cây ngay sau khi ăn cơm dễ tạo ra cảm giác cồng kềnh. Không chỉ vậy, nếu trái cây không được tiêu hóa và vẫn kẹt ở thành dạ dày cho đến khi phân giải thì rất dễ gây viêm dạ dày.
Vì thế, sau bữa ăn, nên chờ một thời gian rồi mới ăn trái cây để lượng thức ăn được tiêu hóa một cách dễ dàng và cung cấp đủ vitamin cho cơ thể.
Ăn quá nhiều rau củ
Nếu bạn ăn quá nhiều rau, trái cây (hơn 800gr cả trái cây, rau củ) mỗi ngày thì không chỉ không tốt mà còn nguy hiểm cho sức khỏe.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, chất xơ trong rau xanh, rau củ giúp kích thích hoạt động tiêu hóa, tăng tiết enzym và các dịch tiêu hóa trong dạ dày. Tuy nhiên, nếu chúng ta ăn quá nhiều rau quả với hàm lượng chất xơ cao như cần tây, măng – chúng sẽ gây ra hiện tượng khó tiêu, giảm khả năng hấp thụ canxi và kẽm của cơ thể.
Ngoài ra, ăn nhiều rau xanh, bạn dễ cắt giảm nhóm dinh dưỡng khác như tinh bột, thịt cá… Về lâu dài, thói quen này ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ protein, axit béo của cơ thể. Vì thế, theo chuyên gia, bạn chỉ nên tiêu thụ khoảng 400gr rau và 400gr trái cây mỗi ngày mà thôi.
Thói quen ăn mặn
Thói quen ăn mặn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Thức ăn quá mặn đã gây ra 9,5% tổng số ca t.ử v.ong liên quan đến chế độ ăn uống, theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ.
Theo Reader’s Digest, ăn quá nhiều muối có thể làm hỏng tim hoặc thận và nó là nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong liên quan đến chế độ ăn uống.
Theo giadinh.net
Nhiều ‘món’ người Việt nghiện mê mẩn là ‘sát thủ’ phá hỏng hết xương khớp
Tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lý về cơ xương khớp ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là các bệnh lý về cột sống. Phần lớn bệnh lý xương khớp phát sinh là do những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày.
Ảnh minh họa: Internet
Nếu bạn không chú ý đến xương khớp bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, từ bỏ những thói quen xấu sau đây thì chẳng mấy mà loãng xương, mắc bệnh khớp cổ, khớp vai, khớp khủy tay, ngón tay, đau lưng,…
Bẻ tay, vặn lưng, cổ quá mức
Việc bẻ khớp ngón tay, vặn lưng, vặn cổ khiến các khớp hoạt động nhanh đột ngột và quá tầm vận động, có thể phá hủy các cấu trúc sụn khớp và dây chằng xung quanh khớp nên rất có hại cho khớp.
Đây chính là nguyên nhân khiến các khớp ngày càng to lên, đồng thời gây ra tổn thương như bong gân, giãn dây chằng, trật khớp, làm sụn khớp nhanh bào mòn và đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Thạc sĩ Toàn khuyến cáo nếu không bỏ thói quen này, khớp sẽ bị thoái hóa, biến dạng, to ở vùng các ngón tay hay rách dây chằng, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thắt lưng, gây chèn ép rễ thần kinh…
Ảnh minh họa: Internet
Đi giày cao gót
Giày cao gót giúp tăng chiều cao cơ thể, tạo dáng đẹp. Tuy nhiên, khi mang giày cao gót, các cơ của cột sống thắt lưng và bắp chân cũng như gân gót lâm vào tình trạng căng giãn quá mức nên rất dễ đau và mỏi. Triệu chứng là đau lưng, đau bắp chân hay đau phần trên của gót chân.
Ảnh minh hioaj: Internet
Khi các nhóm cơ làm việc quá tải sẽ yếu, không giữ vững được các cấu trúc như cột sống, khớp gối, cổ chân dễ gây chấn thương do té ngã và tổn hại đến hệ khớp
Bằng việc nâng cao gót chân, toàn bộ trọng lượng cơ thể bình thường chịu lực qua xương gót to và dày thì lại chuyển qua xương bàn và các ngón chân vốn dĩ mỏng và nhỏ hơn.
Độ cao của đế giày cứ tăng mỗi 2,5 cm, áp lực lên bàn chân trước tăng 22-25%. Do đó, mang giày cao 7 cm, áp lực xương bàn phải chịu là 175% so với đi giày bình thường. Việc này rất dễ gây thoái hóa khớp bàn ngón, nhất là ngón cái.
Mũi giày càng nhỏ hẹp càng gây nguy hiểm đến các ngón chân, gây chèn ép, tổn thương các nhánh thần kinh vùng bàn chân.
Ăn mặn
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nếu bạn càng ăn mặn thì lượng canxi trong cơ thể sẽ càng giảm, lâu dần sẽ dễ gây loãng xương. Các loại thực phẩm như bánh mì, pho mát, khoai tây chiên, thịt nguội, ngũ cốc ăn sáng, đồ ăn đóng hôp có chỉ số muối cao nhất.
Bạn không cần phải cắt bỏ muối hoàn toàn, nhưng hãy từ từ cắt giảm lượng muối natri hàng ngày, tránh những thực phẩm có natri cao.
Xem ti vi hàng giờ đồng hồ
Nhiều người có thói quen dành hàng giờ đồng hồ để cày phim và gần như không di chuyển hay cử động sẽ không tốt cho xương khớp.
Những người ngồi làm việc trước máy tính hàng giờ mà không nghỉ ngơi, thư giãn, vận động nhẹ nhàng cũng sẽ dễ mắc bệnh xương khớp.
Thiếu ánh sáng mặt trời
Cơ thể sẽ tạo ra vitamin D nếu bạn dành thời gian đi dạo, đi bộ tập thể dục vào buổi sáng dưới ánh sáng mặt trời. Chỉ cần 10-15 phút vài lần một tuần là có thể tăng lượng vitamin D tự nhiên trong cơ thể giúp xương chắc khỏe.
Lưu ý, đứng quá lâu dưới nắng gắt sẽ làm tăng nguy cơ ung thư da, cháy nắng, say nắng, hoa mắt, chóng mặt, bởi vậy chỉ cần 10-15 phút đi bộ vào thời điểm sáng sớm với ánh nắng nhẹ.
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung vitamin D từ ngũ cốc, nước trái cây và sữa hạt (bao gồm hạnh nhân, đậu nành, gạo hoặc các loại sữa có nguồn gốc thực vật khác, cũng như sữa ít béo).
Uống quá nhiều nước ngọt có gas, rượu bia
Ảnh minh họa: Internet
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng caffeine và phốt pho trong các loại đồ uống này có hạ cho xương. Rượu, bia không chỉ khiến men gan tăng cao mà còn ảnh hưởng đến cả xương. Những đồ uống này sẽ khiến lượng canxi trong cơ thể giảm và gây ra nhiều vấn đề về xương khớp hơn bạn tưởng.
Ngồi không đúng tư thế, ngồi lâu
Ngồi làm việc hay đứng quá lâu tại một vị trí khiến tuần hoàn m.áu ở chân giảm, cơ mông, hông kém linh hoạt, xương dần mỏng đi, giòn và dễ gãy hơn. Các khớp xương bàn tay, cổ tay và cánh tay luôn luôn phải hoạt động với chuột và bàn phím khiến cho các dây chằng và cơ phải chịu sức ép khi hoạt động liên tục.
Ảnh minh họa: Internet
Thói quen ngồi lâu, liên tục trên hai tiếng cũng làm mỏi nhóm cơ cạnh cột sống khiến chúng ta khòm lưng và cúi ra trước. Điều đó dẫn đến căng các nhóm cơ và dây chằng phía sau cột sống, dễ dẫn đến tổn thương các đốt sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống.
Ngồi xổm, leo cầu thang, chéo chân hay bó chân
Khớp gối gồm khớp chè đùi và khớp đùi chày, chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Khi gối co, áp lực do cơ ở phần đùi và gân bánh chè sẽ ép xương bánh chè trượt trên xương đùi. Lúc đi bộ, lực này tác động bằng khoảng 1/2 trọng lượng cơ thể, khi leo cầu thang lực này gấp 3-4 lần trọng lượng cơ thể và khi ngồi xổm, lực này gấp 7-8 lần trọng lượng cơ thể. Do vậy, thói quen ngồi xổm tạo áp lực rất lớn phá hủy sụn xương bánh chè và sụn xương đùi gây thoái hóa khớp chè đùi.
Dùng thuốc giảm đau không theo chỉ định
Khi sử dụng nhóm thuốc giảm đau kháng viêm, tác dụng phụ thường gặp nhất là viêm dạ dày.
Nhóm thuốc kháng viêm mạnh như corticoid có hiệu quả cao, nhưng dùng lâu dài sẽ gây loãng xương và lệ thuộc thuốc, thậm chí còn tạo ra hội chứng Cushing. Do vậy, người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Giảm cân quá nhanh
Giảm cân quá nhanh khiến sự liên kết của lớp mỡ và bắp thịt trở nên lỏng lẻo. Đó là lý do trong một số trường hợp xảy ra sự cố như ngã, trượt chân, thậm chí gãy xương. Điều này cũng lý giải vì sao những người sau khi giảm cân lại yếu và dễ mắc bệnh loãng xương.
Hút t.huốc l.á
Hút t.huốc l.á không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư phổi, hủy hoại lá gan mà còn ảnh hưởng tiêu cực đối với xương khớp, làm tăng tốc độ tiêu hủy xương và sụn khớp, gây bệnh thoái hóa khớp, loãng xương.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo T.iền phong