Hiểu HIV, sẽ không đáng sợ!

Nhiều bệnh nhân HIV chia sẻ: Họ sợ sự kỳ thị, xa lánh của người không hiểu về HIV đối với người có HIV hơn mọi nỗi sợ hãi.

Giờ đây, mỗi khi gặp những đ.ứa t.rẻ mang trong mình căn bệnh HIV, cô Hoàn lại như gặp hình ảnh con mình ở đó. Ảnh: Zing

Sự lạc quan của cô giáo nhiễm HIV

Năm 2001 đối với cô giáo Nguyễn Thị Hoàn (giáo viên dạy văn Trường THPT Mỏ Trạng, Yên Thế, Bắc Giang) là năm có nhiều dấu mốc vui có, buồn có…, mãi mãi không thể xóa nhòa trong tâm trí. Đầu năm, cô Hoàn xây dựng gia đình, cuối năm thiên thần nhỏ của hai người chào đời. Đây cũng là thời khắc cô bị nghi nhiễm HIV.

Dù vẫn giữ cho mình niềm tin nhưng cũng có lúc, cô hoài nghi vào số phận. Hạnh phúc không trọn vẹn, vài tháng sau, cô đưa con vào bệnh viện khám, như tiếng sét đ.ánh ngang tai khi cô cầm “ bản án t.ử h.ình” trên tay. Khi đó, cô mới bước sang t.uổi 25, t.uổi đời còn quá trẻ. Đau lòng hơn, cô bị phơi nhiễm HIV từ chính người chồng đầu ấp tay kề.

Gần 20 năm lặng lẽ trôi qua, căn bệnh HIV đã cướp đi của cô chồng con và cả người em trai chỉ trong thời gian ngắn. Từng ấy năm, chưa một thời khắc nào cô nguôi thương nhớ họ.

“Tôi có một chút giận, một chút trách số phận nhưng chưa bao giờ tôi oán trách hay hận thù, nhiều khi còn là sự cảm thông, xót xa. Họ, những người thân của tôi khi tâm sinh lý chưa ổn định, nhân cách chưa hình thành rõ rệt, đã không thể chống lại ảnh hưởng tiêu cực của xã hội, trở thành nạn nhân của m.a t.úy, HIV”, cô giáo Hoàn tâm sự.

Nói rồi cô nhớ lại khoảng thời gian đầu khi đón nhận thông tin mình bị căn bệnh thế kỷ. Không chỉ là sự đau đớn từ tâm can, cô Hoàn còn phải đối diện với sự kỳ thị của xã hội. Nhưng với cô, đó là lẽ tất nhiên của cuộc sống. Gần 20 năm trước, thời điểm dân trí chưa cao, thông tin về HIV còn hạn chế, việc phải đối mặt với kỳ thị là không tránh khỏi.

“Tôi thấy mình là người may mắn hơn nhiều người khác bị HIV vì tôi làm việc trong môi trường có tính nhân văn cao. Dần dần tôi nhận ra, giá trị sống của mình ở đâu, mình sống vì cái gì? Tôi tập thói quen bỏ ngoài tai những búa rìu dư luận, không để mình bị tác động bởi những ánh mắt kỳ thị, tìm những việc tích cực để làm”, cô trải lòng.

Nhớ lại những ngày đầu khi xuất hiện công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, cô đón nhận rất nhiều sự ngạc nhiên của mọi người. Lúc ấy, cô chỉ mỉm cười. Với người phụ nữ này, HIV là bệnh nguy hiểm đến tính mạng, lấy đi của người ta nhiều cơ hội nhưng cô lúc nào cũng gạt bỏ tâm lý e ngại, sẵn sàng chia sẻ.

Khi nhận lời tham gia các chương trình truyền thông, truyền hình, cô luôn nghĩ việc mình nói để mọi người lắng nghe cũng là cách giúp mình gần hơn với mọi người. Đó không chỉ giúp cho mình mà còn là giúp cho người bị HIV có cơ hội được xã hội cảm thông và nhìn nhận đúng đắn.

Cô vẫn lên lớp, vẫn miệt mài trên bục giảng. Câu chuyện về cuộc đời mình vẫn được cô kể cho học trò nghe. Với cô giáo Hoàn, đó cũng là cách xây dựng kỹ năng sống cho các em, đặc biệt là học sinh THPT.

Các nghiên cứu khoa học gần đây chỉ ra rằng, một người uống thuốc kháng virus (ARV) hàng ngày theo hướng dẫn, đạt được và duy trì tải lượng ở mức không phát hiện được, không có nguy cơ lây truyền HIV qua đường t.ình d.ục cho bạn tình âm tính.

Người đầu tiên được chữa khỏi HIV giờ ra sao?

Mới đây, sau 12 năm sống khỏe mạnh và không còn virus HIV trong cơ thể, Timothy Ray Brown, bệnh nhân được chữa khỏi HIV đầu tiên trên thế giới, rất vui khi biết người thứ hai được điều trị khỏi căn bệnh thế kỷ cũng bằng chính phương pháp cấy ghép tủy xương tương tự như ông.

12 năm trước, Timothy được xác nhận chữa khỏi HIV. Người ta cho rằng, việc ghép tủy để điều trị bệnh ung thư – từ tủy một người miễn nhiễm với HIV – đã giúp t.iêu d.iệt virus trong cơ thể ông.

Timothy Ray Brown không còn đơn độc trong cuộc chiến chống HIV. Ảnh: Sciencemag.

Timothy được gọi là “người đàn ông Berlin”, phát hiện bị nhiễm HIV từ năm 1995 khi bắt đầu bước vào ngưỡng cửa trường đại học ở Berlin (Đức). Sau 10 năm chấp nhận các loại thuốc chữa trị, mọi thứ vẫn rất ổn với ông. Cho đến năm 2006, ông bắt đầu ốm yếu và đi lại khó khăn. Bác sĩ chẩn đoán Timothy bị bệnh bạch cầu dạng nguy hiểm.

Tiến sĩ Geru Huetter, bác sĩ điều trị trực tiếp cho Timothy, quyết định thử cách điều trị mới bằng cấy ghép tế bào tủy gốc thay thế. Huetter hy vọng việc cấy ghép thành công sẽ giúp hệ thống miễn dịch bị tổn thương với HIV được thay thế bằng tủy có thể chống virus. Biện pháp này còn giúp ông thoát khỏi bệnh bạch cầu.

Năm 2008, ông phải dành phần lớn thời gian để điều trị tại bệnh viện. Cuối cùng, sau nhiều lần xét nghiệm, bác sĩ không tìm thấy virus HIV trên cơ thể người đàn ông này.

Tuy được chữa khỏi thành công, chính Timothy cũng không thể tin là mình đã khỏi bệnh cho tới khi tiến sĩ Huetter công bố một báo cáo về kết quả điều trị trên Tạp chí thuốc New England năm 2009.

Sau khi khỏi bệnh, Timothy cho biết, ông không muốn mình là người duy nhất được chữa khỏi HIV mà mong có nhiều người được chữa trị thành công hơn thế. Ông mở ra Quỹ Timothy Ray Brown, nhằm thu hút các nguồn đầu tư và tài trợ để hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu và chữa trị các bệnh nhân mắc căn bệnh thế kỷ này.

Người đàn ông này tiết lộ công khai rằng, vài năm trước, ông bắt đầu uống PrEP – điều trị dự phòng trước phơi nhiễm – loại thuốc hàng ngày làm giảm nguy cơ mắc HIV. Mặc dù hệ thống miễn dịch của Timothy hiện đã kháng HIV, ông có thể bị tái phát nếu tiếp xúc với một chủng HIV ít phổ biến hơn, sử dụng một loại thụ thể khác để xâm nhập vào tế bào…

Nhiễm HIV không còn là bệnh vô phương

Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), 95% số người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế, giảm nguy cơ lây truyền.

Hiện, cả nước có gần 140.000 bệnh nhân đang điều trị ARV và có thể sử dụng K=K mở rộng độ bao phủ điều trị.

PGS.TS. Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, cho rằng, mục tiêu của chiến dịch truyền thông K=K nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng nói chung và người nhiễm HIV, người cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS về nội dung và ý nghĩa của thông điệp: Không phát hiện = Không lây truyền (K=K). Từ đó, làm thay đổi quan niệm: nhiễm HIV không còn là bệnh “vô phương cứu chữa” mà là truyền nhiễm mạn tính có thể dự phòng và điều trị được.

Hình ảnh tuyên truyền về thông điệp K = K.

“Chúng ta có thể đạt được mục tiêu 90-90-95 (90% tổng số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân; 90% số người biết được tình trạng nhiễm của bản thân được điều trị kháng HIV; 95% số người được điều trị ARV có tải lượng dưới ngưỡng ức chế, giảm nguy cơ lây truyền) và kiểm soát được dịch với K=K”, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Long nói.

Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, tải lượng virus dưới 200 bản sao/ml m.áu được xác định là ngưỡng không phát hiện. Bằng chứng khoa học này được gọi là “Không phát hiện = Không lây truyền”. Đây là phát hiện quan trọng, nếu được truyền thông và quảng bá rộng rãi, sẽ giúp người có hành vi nguy cơ tăng cường xét nghiệm sớm HIV. Người được chẩn đoán nhiễm HIV sống tích cực, tiếp cận sớm dịch vụ điều trị và tuân thủ điều trị, xét nghiệm tài lượng HIV định kỳ. Đồng thời, điều này cũng giúp người cung cấp dịch vụ và cộng đồng giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.

Trên thế giới, hiện đã có sự đồng thuận rất lớn về thông điệp K = K. Tính đến ngày 30/7/2019, đã có 895 tổ chức từ 98 quốc gia chia sẻ thông điệp này. Thông điệp K = K đã được dịch sang hơn 25 ngôn ngữ.

Bà Nguyễn Thị Thủy, điều phối tổ chức Nơi Bình Yên chia sẻ về tác động của thông điệp K = K đối với cộng đồng: “Quá trình triển khai K = K, chúng tôi thấy rằng đây là thông điệp quan trọng và ý nghĩa cho cộng đồng để họ tự tin hơn trong việc sử dụng các dịch vụ dự phòng và điều trị HIV”.

Phó đại sứ Mỹ tại Việt Nam Caryn R.McClelland cho biết, Việt Nam là một trong những nước tiên phong trong các hoạt động K = K do đã sớm đưa phát hiện này vào các chính sách và chương trình quốc gia. Việt Nam được đ.ánh giá là có tỷ lệ ức chế virus HIV thuộc hàng cao nhất thế giới.

Bà Caryn cho rằng, nên khuyến khích tất cả người có nguy cơ đi xét nghiệm HIV với mục đích điều trị sớm bằng thuốc kháng virus cho những người có HIV, và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm hay gọi là PrEP với mục đích dự phòng cho những người âm tính với HIV. Bằng cách này, có thể ngăn chặn sự lây truyền HIV.

PrEP giúp giảm 90% nguy cơ lây nhiễm HIV

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) giúp cho những người chưa bị nhiễm HIV nhưng có nguy cơ cao, có thể dự phòng lây nhiễm HIV bằng cách uống 1 viên thuốc mỗi ngày.

Tuân thủ uống thuốc hằng ngày có thể giảm nguy cơ lây nhiễm lên tới trên 90%.

Từ năm 2015, WHO đã khuyến cáo sử dụng PrEP (như là một phần của chiến lược dự phòng HIV toàn diện bao gồm cả việc sử dụng b.ao c.ao s.u) ở những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.

Chanh (tổng hợp)

Theo kinhtenongthon

“Tôi đã nghĩ mình sẽ chết”: Chia sẻ đầy ám ảnh của một bệnh nhân HIV kể về cuộc chiến suốt 30 năm với căn bệnh thế kỷ

Các loại thuốc uống đảm bảo tải lượng virus – lượng HIV trong m.áu – trong mức cho phép đã khiến ông cảm thấy buồn nôn liên tục và mất ngủ.

30 trước, ông Lawrence Ang (không phải tên thật), người Singapore, được chẩn đoán nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Ông đã bắt đầu hành trình điều trị và phải chịu đựng các tác dụng phụ nghiêm trọng từ việc uống 15 viên thuốc mỗi ngày.

Các loại thuốc uống đảm bảo tải lượng virus (lượng HIV trong m.áu) trong mức cho phép đã khiến ông cảm thấy buồn nôn liên tục và mất ngủ.

Một số bệnh nhân HIV xuất hiện tình trạng má lõm do tác dụng phụ có tên loạn dưỡng mỡ. Để tránh điều này, ông Ang phải duy trì chế độ ăn lành mạnh, chăm chỉ tập luyện trong phòng gym để giảm thiểu tác động của bệnh trên cơ thể.

Tuy nhiên, cũng có thời điểm, ông cũng gặp phải những giấc mơ kỳ lạ và biểu hiện dấu hiệu trầm cảm.

Thoát cửa tử trong gang tấc

Tự nhận mình là “một trong những con khủng long của thập niên 80 còn sống sót”, ông Ang kể, ông được chẩn đoán vào năm 1989 khi cơ hội sống sót sau khi nhiễm HIV vẫn còn ảm đạm. Chỉ 2 năm trước đó, Freddie Mercury, giọng ca chính của ban nhạc rock Queen, đã được chẩn đoán nhiễm HIV và cái c.hết của anh vào năm 1991 do biến chứng từ hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (Aids) đã thu hút sự quan tâm của toàn thế giới.

Vào thời điểm nhận kết quả xét nghiệm dương tính với HIV, ông Ang 26 t.uổi và bác sĩ nói rằng, ông có nhiều nhất 7 năm để sống.

Lần đầu tiên được điều trị bằng thuốc AZT (Ziovudine), ông đã cảm thấy buồn nôn và ớn lạnh.

“Tôi nghĩ mình sẽ chết”, ông Ang nhớ lại và tiết lộ thêm, ông bắt đầu lên kế hoạch cho đám tang của chính mình và soạn thảo di chúc vào năm 1993. Ông cũng bỏ công việc quảng cáo và bắt đầu l.àm t.ình nguyện viên cho AFA.

Năm 1996, ông thoát c.hết trong gang tấc nhờ một liệu pháp gồm ba loại thuốc mới: AZT, 3TC (Lamivudine) và Saquinavir.

Vì có nhiều loại thuốc được uống thường xuyên tới mức 5 lần/ngày, ông đã dùng chức năng hẹn giờ để không quên việc uống thuốc.

Trong 3 tháng, ông tăng 10kg – từ 48kg lên 58kg – và tải lượng virus của ông giảm từ gần 1 triệu bản/ml xuống còn khoảng 8.000. Sau 3 tháng nữa, con số này là 40 bản/ml – đồng nghĩa với việc virus HIV ở ông không thể lây truyền được.

Tác dụng phụ: Từ tệ tới tệ hơn

Trong khi các thuốc trên có tác dụng với ông Ang, cảm giác buồn nôn vẫn không dừng lại. Ông cũng bị chứng mất ngủ và thức dậy hàng giờ trong đêm.

2 năm sau khi bắt đầu điều trị, cơ thể ông đã phát triển khả năng miễn dịch với thuốc và tải lượng virus của ông bắt đầu tăng lên.

Sau đó, ông chuyển sang một nhóm thuốc mới có chứa Crixivan, Didanosine và 3TC.

Phương pháp điều trị “kinh khủng” đã khiến “cơ thể ông bị biến dạng” – má bị hõm sâu, xuất hiện bướu mỡ cổ trâu – một mảng mỡ ở vùng lưng trên và cổ. Bên cạnh đó là cảm giác liên tục buồn nôn.

Ngoài ra còn có các tác dụng phụ khác, như chia sẻ của ông Ang: “Tôi mơ thấy những giấc mơ buồn… Những giấc mơ chán nản về t.uổi thơ. Rất may, tôi là một người có ý chí mạnh mẽ và quyết đoán”.

Ông cũng bắt đầu biểu lộ dấu hiệu trầm cảm và phải tới gặp bác sĩ tâm lý.

Năm 2003, ông Ang bắt đầu một lộ trình thuốc mới – sự kết hợp giữa Viracept, Nevirapine và 3TC – không có nhiều tác dụng phụ nhưng không hiệu quả lắm sau 4 năm.

Sống một cuộc sống bình thường

Năm 2007, ông chuyển sang dùng nhóm thuốc kết hợp Truvada, Atazanavir và Ritonavir và duy trì điều trị bằng nhóm thuốc này trong 10 năm. Ông không còn phải chịu đựng những tác dụng phụ về thể chất như buồn nôn nữa.

Sự kiện này đ.ánh dấu khởi đầu của một kỷ nguyên điều trị HIV vừa thuận tiện vừa phù hợp với bệnh nhân, bác sĩ Leong nhấn mạnh. Bước tiếp theo sẽ là các phương pháp điều trị chỉ cần được thực hiện 1 lần/tháng hoặc 3 tháng/lần. Theo bác sĩ, “thuốc tiêm có tác dụng lâu dài” đang được công ty dược phẩm GlaxoSmithKline phát triển.

Hiện tại, ông Ang dùng “một loại thuốc thế hệ thứ tư” – sự kết hợp của Tivicay, TAF (Tenofovir alafenamide) và 3TC mà ông cảm thấy ít có khả năng gây ra các vấn đề về thận.

“Đó là thứ tốt nhất. Tác dụng phụ bằng 0. Tôi uống một viên thuốc mỗi ngày”, ông Ang cho hay.

Số lượng tế bào bạch cầu CD4 của anh ấy cũng tăng lên 850 tế bào/ml3 m.áu, là “mức cao nhất trong cuộc đời điều trị của tôi”, ông Ang cho biết thêm.

Sau một hành trình thăng trầm kéo dài 30 năm, ông Ang cảm thấy nhẹ nhõm vì giờ đây ông có thể sống một cuộc sống bình thường như bất kỳ ai khác.

“Nếu từng có một cuộc chinh phục trong đời tôi thì vượt qua tất cả chuyện này mang lại nhiều ý nghĩa hơn bất cứ thành tựu nào người ta có thể đạt được. Tôi cảm thấy thật trọn vẹn vì đây là những loại thuốc cứu mạng đã giúp bạn vượt qua căn bệnh thế kỷ”, ông Ang bộc bạch.

Ngày nay, điều trị HIV đã phát triển và cải thiện đáng kể so với nhiều thập kỷ trước, các bác sĩ và bệnh nhân cho hay.

“Bây giờ là thời đại mà thuốc chữa HIV ưu việt, tác dụng phụ của thuốc là tối thiểu và chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân HIV tốt hơn trước rất nhiều. Trận chiến của họ dễ dàng hơn nhiều so với những gì tôi đã trải qua. Tôi có thể nói với các bạn điều này bởi vì tôi đã trải qua điều tồi tệ nhất”, ông Ang, hiện 56 t.uổi, bày tỏ.

Leong Hoe Nam, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, cho biết, việc kiểm soát virus HIV ngày nay được thực hiện thông qua việc uống mỗi viên thuốc/ngày và các tác dụng phụ “thực tế là không tồn tại”.

Tiến sĩ Leong cho biết, Biktarvy là phiên bản Truvada được “tái thiết kế”, hiện là loại thuốc được sử dụng rộng rãi nhất trong các bệnh nhân HIV và được dùng để phòng ngừa HIV. Người dùng không gặp tác dụng phụ như các vấn đề về xương và thận.

Ngoài Singapore, chỉ có Hoa Kỳ, Hồng Kông và Liên minh châu Âu đã chấp thuận sử dụng Biktarvy cho tới thời điểm này.

“Nếu bạn được chẩn đoán nhiễm HIV vào những năm 1990, rất có thể chỉ 10% sẽ sống đến khi thực sự già. Giờ đây, một người được chẩn đoán nhiễm HIV, tôi kỳ vọng người đó có thể sống lâu như bạn hoặc tôi”, bác sĩ Leong chia sẻ.

Bài viết của tác giả Wong Pei ting trên trang Todayonline kể về sự mạnh mẽ của một bệnh nhân sống cùng và chống chọi với HIV trong suốt 30 năm.

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *