Bệnh nhân bị nuốt nghẹn, lâu dần không ăn được cơm, tự mua thuốc điều trị nhưng tình trạng không cải thiện, khi đến bệnh viện được kết luận ung thư thực quản.
Ngày 7-3, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết vừa tiếp nhận một nam bệnh nhân 59 t.uổi đến khám do có triệu chứng nuốt nghẹn trong suốt 5 tháng.
Bệnh nhân cho biết ban đầu chỉ thấy hơi vướng ở cổ, vẫn có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, dần dần bệnh nhân không còn ăn được cơm, chỉ ăn cháo, xuất hiện hạch cổ, mệt mỏi, đại tiện phân nát không thành khuôn.
Bệnh nhân tự mua thuốc điều trị trào ngược dạ dày và kháng sinh điều trị đau răng nhưng tình trạng không cải thiện.
Tại bệnh viện, kết quả thăm khám cho thấy tổn thương sùi loét chiếm gần hết chu vi lòng thực quản. Các bác sĩ tiến hành sinh thiết làm giải phẫu bệnh, kết quả bệnh nhân bị ung thư thực quản.
Dần dần, bệnh nhân xuất hiện hạch cổ, không còn ăn được cơm. Ảnh: BVCC
Theo các bác sĩ, ung thư thực quản là ung thư phát sinh từ thực quản – đoạn ống tiêu hóa giữa cổ họng và thực quản dạ dày.
Giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng nên thường bị bỏ qua, hoặc chỉ tình cờ phát hiện khi khám sức khỏe. Khi có triệu chứng nuốt vướng, khó nuốt, bệnh đã ở giai đoạn nặng hơn. Khối u lớn gây tắc lòng thực quản, hoặc có khối di căn xa. Nội soi đường tiêu hóa là phương pháp để phát hiện những tổn thương của bệnh ở giai đoạn sớm.
Để phát hiện ung thư thực quản giai đoạn sớm, các bác sĩ khuyến cáo người dân nên kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm, cần quan tâm tới các biến đổi của cơ thể, nhất là khi cảm thấy mệt mỏi, sút cân, ăn không ngon, chán ăn, nuốt nghẹn.
10 hệ lụy đến sức khỏe nếu cơ thể thiếu nước
Uống nước ngay cả khi không khát là lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng. Nếu không uống đủ nước sẽ gây ra nhiều hệ lụy đến sức khỏe.
Khoa học đã chứng minh nước chiếm 70% khối lượng cơ thể nhưng không nhiều người quan tâm đến việc bổ sung đủ lượng nước mà cơ thể cần mỗi ngày.
Trong điều kiện bình thường, lượng nước cần cho một kg cơ thể là 40 ml, nên một người nặng 50 kg uống 2 lít nước mỗi ngày là đủ. Nếu uống ít nước, một loạt những bệnh nguy hiểm có thể ập đến với cơ thể bạn bất cứ lúc nào.
Uống nước ngay cả khi không khát là lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng. Nếu không uống đủ nước sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Thế nào là uống nước đúng cách?
Trong điều kiện bình thường, chuyển hóa nước được điều hòa chặt chẽ, số lượng nước đưa vào cơ thể hàng ngày luôn cân bằng số lượng nước bài tiết ra khỏi cơ thể. Cân bằng này khiến trọng lượng cơ thể người trưởng thành luôn ổn định một thời gian dài. Nước vào cơ thể chủ yếu qua ống tiêu hóa. Khi thời tiết nắng nóng cơ thể cần bổ sung nước, tránh để thiếu nước đến khi có biểu hiện khô miệng, nước bọt quánh.
Việc uống nước cũng cần từ từ, không nên uống nhiều một lúc sẽ không tốt cho sức khỏe. Nước trong cơ thể bài tiết ra ngoài, thành phần chính là nước và một số chất điện giải như Natri, Kali được hòa tan trong nước. Khi bổ sung lượng nước vào cơ thể quá nhiều trong một thời gian ngắn, cảm giác khát không giảm thậm chí còn có cảm giác khát hơn.
Uống nhiều nước một lúc làm lượng mô hôi bài tiết ra ngoài nhiều hơn, cơ thể càng mệt mỏi hơn vì quá mất nhiều chất điện giải. Khi uống nước càng chậm càng tốt, uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống, nó sẽ giảm khát tốt hơn.
Không nên uống nước lạnh, nước đá khi thời tiết nóng vì sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn so với thân nhiệt, uống nước đá dễ dẫn đến viêm họng, những người bị sâu răng sẽ bị đau nhức, tê buốt. Nước uống phải phù hợp nhất là những loại nước để ở môi trường tự nhiên, vì nó phù hợp với nhiệt độ cơ thể.
Các hệ lụy đến sức khỏe nếu cơ thể thiếu nước
1. Lão hóa da sớm
Khi cơ thể bị mất nước, nước sẽ chuyển từ các mô, từ làn da để duy trì nồng độ trong m.áu. Tình trạng thiếu nước làm ngăn cản quá trình tái tạo da. Chính vì vậy, da sẽ bị khô và kém đàn hồi. Đây là nguyên nhân khiến các dấu hiệu lão hóa xuất hiện sớm và làm da xuống cấp.
Trong khi đó những người uống nhiều nước sẽ chậm thấy dấu hiệu t.uổi già trên mặt. Vì vậy, hãy uống nhiều nước và cho cơ thể được ngâm nước trong nhà tắm.
2. Gây mệt mỏi
Những dấu hiệu đầu tiên khi cơ thể thiếu nước như: nhức đầu, khô và dính ở lưỡi hay miệng. Khi tình trạng trên nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện các triệu chứng như: mệt mỏi, chóng mặt hay đau ngực. Nếu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân thì rất có thể bạn đã không uống đủ nước.
3. Táo bón triền miên
Uống ít nước cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Do lúc này, dạ dày sẽ không có đủ nước để tiêu hóa hết thức ăn. Thường xuyên uống ít nước khiến quá trình tiêu hóa bị làm chậm. Lượng dinh dưỡng từ thức ăn chúng ta nạp vào cũng được hấp thụ kém hơn. Thêm vào đó, cơ thể thiếu nước kéo dài cũng là nguyên nhân dễ gây ra các vấn đề tiêu hóa như táo bón, trào ngược axit hay viêm loét dạ dày.
4. Bệnh gút (Gout)
Bệnh gút hay còn gọi là thống phong là do lượng acid uric tăng lên trong cơ thể hoặc giảm bài tiết, sau đó acid uric lắng đọng trong khớp, thận và các bộ phận khác tạo thành một căn bệnh liên quan đến trao đổi chất.
Để ngăn ngừa bệnh gút, ngoài việc chú ý đến dinh dưỡng hợp lý và chế độ ăn uống cân bằng, có một điểm rất quan trọng là uống nhiều nước, giúp cho axit uric có thể được bài tiết thông qua thận nhanh hơn
5. Gây rối loạn điện giải
Nước là dung môi chính giúp hòa tan các chất trong cơ thể, giữ cho nồng độ các chất luôn ở mức cân bằng để cơ thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, việc uống ít nước khiến cơ thể bị thiếu nước có thể khiến nồng độ các chất hòa tan, đặc biệt là các chất điện giải thay đổi, sự cân bằng bị phá vỡ gây nên tình trạng rối loạn điện giải trong cơ thể. Ở mức độ nặng hơn có thể khiến cơ thể bị rối loạn điện giải cấp tính, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp.
Không nên uống nước lạnh, nước đá khi thời tiết nóng vì sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn so với thân nhiệt, uống nước đá dễ dẫn đến viêm họng, những người bị sâu răng sẽ bị đau nhức, tê buốt. Ảnh minh họa
6. Hơi thở có mùi
Nước bọt có chức năng làm sạch và diệt trừ vi khuẩn trong miệng. Nếu không uống đủ nước, cơ thể sẽ không tiết đủ nước bọt diệt khuẩn, khiến chúng nhanh chóng sinh sôi và làm hơi thở có mùi khó chịu.
Nếu vệ sinh răng miệng đúng cách mà vẫn gặp phải tình trạng này thì thói quen lười uống nước có thể là nguyên nhân. Bởi nước bọt có tác dụng chống vi khuẩn và là một chất khử trùng tự nhiên. Khi cơ thể thiếu nước, lượng nước bọt được sản xuất sẽ không đủ. Từ đó, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ phát triển và gây ra mùi hôi khó chịu.
7. Nam giới rối loạn chức năng sinh lý
Nam giới không uống đủ nước cũng giống như cây thiếu nước, sẽ bị “xìu”. Ở trạng thái mất nước, cơ thể sản xuất một lượng angiotensin lớn hơn, một loại hormone thường thấy ở những người đàn ông gặp khó khăn trong việc đạt được sự cương cứng ổn định.
8 . Đau đầu
Thiếu nước gây ra tình trạng nhức đầu dai dẳng. Bởi khi cơ thể mất nước sẽ khiến các mô não co lại, dẫn đến các cơn đau đầu. Ngoài ra, khi mất nước, lượng oxy lên não không đủ cũng là nguyên nhân khiến bạn đau đầu nhiều hơn.
9. Đau cơ, đau khớp
Hàm lượng nước trong cơ bắp không đủ có thể gây đau và sưng đặc biệt là sau các hoạt động thể chất. Nước cũng giúp hỗ trợ hoạt động của lớp sụn giữa các khớp. Nếu thường xuyên gặp phải các cơn đau cơ bắp thì thiếu nước có thể chính là nguyên nhân.
10. Có thể bị ngất
Khi bạn cảm thấy choáng váng và mất phương hướng do mất nước thì cơ thể sẽ có xu hướng càng gần mặt đất càng tốt – đó là hiện tượng của ngất xỉu.
Mất nước rất nguy hiểm, cơ thể sẽ không đủ m.áu giàu oxy để đưa lên nuôi não bộ, từ đó dẫn đến ý thức bị mất và gây choáng váng, chóng mặt, mất phương hướng.
Lời khuyên của bác sĩ
Không nên đợi khát mới uống nước, bởi vì khát đã là dấu hiệu báo động cơ thể đang mất nước khá nhiều. Do đó, bạn nên chủ động uống nước vào nhiều thời điểm trong ngày để tốt hơn cho sức khỏe.
Cố gắng nạp ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày để duy trì sức khỏe ở mức ổn định.
Quan sát nước tiểu để xem lượng nước bạn nạp mỗi ngày là đã đủ liều chưa. Nước tiểu có màu vàng đậm là bạn cần uống thêm nước, ngược lại nước tiểu có màu vàng sáng và trong là bạn đang uống đủ nước mỗi ngày.