Quả quất được dùng nhiều hằng ngày trong chế biến món ăn, đồ uống và có nhiều tác dụng với sức khỏe.
Quất là loại quả có nhiều vào mùa xuân nhưng hiện được bán quanh năm. Ở Việt Nam, quất được sử dụng để gia giảm hương vị cho các loại nước chấm, món ăn, đồ uống. Bạn có thể ăn cả vỏ quất.
Cây quất vừa có thể làm cảnh vừa lấy quả để dùng trong chế biến món ăn. Ảnh: Fresh
Giá trị dinh dưỡng
Mỗi quả quất chứa khoảng 13 calo, 8mg vitamin C, 3 mcg vitamin A. Vỏ quất chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào trong cơ thể con người. Quất không chứa cholesterol, ít chất béo và natri.
Tác dụng với sức khỏe
Vì cơ thể bạn không tự tổng hợp được vitamin C nên bạn phải lấy vitamin C từ thực phẩm như quất. Vitamin C quan trọng đối với mạch m.áu đưa m.áu đến các mô và cơ quan; tốt cho sụn, cơ bắp, collagen (loại protein quan trọng đối với xương); cải thiện khả năng miễn dịch, ngăn ngừa cảm lạnh và sốt truyền nhiễm.
Vitamin A tốt cho mắt, sự phát triển, sinh sản, miễn dịch. Đây cũng là chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào của con người khỏi tác động của các gốc tự do (những phân tử trong cơ thể bạn có thể gây ra bệnh tim, ung thư và các bệnh khác).
Bạn có thể đã biết rằng ăn chất xơ giúp bạn tiêu hóa dễ dàng hơn. Chất xơ có trong các loại trái cây họ cam quýt như quất cũng làm giảm cholesterol và lượng đường trong m.áu.
Các loại trái cây có múi chứa nhiều vitamin C. Ảnh: Manilasun
Theo Webmd, một số nghiên cứu cho thấy khi ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt là quất, bạn có thể giảm nguy cơ mắc ung thư vì chất chống oxy hóa hỗ trợ sửa chữa tổn thương DNA liên quan đến một số loại bệnh khác nhau.
Các nhà khoa học cũng phát hiện ra ăn một vài quả quất mỗi ngày có thể chống lại căng thẳng, loại bỏ các tế bào ung thư và các tế bào khác bị nhiễm virus.
Nguy cơ tiềm ẩn
Đôi khi trái cây tươi chứa các vi khuẩn có thể khiến bạn bị bệnh như Salmonella, E. coli và Listeria dẫn đến buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và sốt. Tại Mỹ, vi khuẩn trên rau quả tươi là nguyên nhân gây ra gần một nửa số bệnh tật do thực phẩm nhiễm độc. Nếu bạn muốn ăn quất tươi, hãy nhớ rửa kỹ dưới vòi nước chảy.
Ngoài ra, bạn cũng nên rửa tay và mọi dụng cụ, bề mặt nhà bếp trước và sau khi chế biến thực phẩm bao gồm quất; để hoa quả tránh xa các thực phẩm sống như thịt, gia cầm và hải sản; quất đã cắt, gọt vỏ và nấu chín cần để vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ.
Bên cạnh đó, một số người dị ứng với các loại quả có múi như cam, quýt, quất. Các triệu chứng bao gồm ngứa, rộp quanh vùng miệng, môi và lưỡi; da mẩn đỏ, khô, bong tróc; buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy.
Theo Healthifyme, mỗi người chỉ nên ăn 4-5 quả quất mỗi ngày bởi quất giàu chất xơ. Mặc dù chất xơ chắc chắn có lợi về mặt sức khỏe, nhưng tăng hàm lượng quá nhanh có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn như đầy hơi, chuột rút và tiêu chảy.
Loại rau được mệnh danh ‘tiên dược đại dương’ nhưng vẫn có thể gây hại
Rong biển được mệnh danh là ‘tiên dược đại dương’ nhờ chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, tốt cho tim, đường ruột.
Giá trị dinh dưỡng
Hàm lượng dinh dưỡng của rong biển thay đổi tùy theo loại và địa điểm phát triển. Nhưng mọi loại đều chứa vitamin và khoáng chất bao gồm: vitamin A, B2, B5, C, E, canxi, đồng, i-ốt, sắt, magie, mangan, phốt pho, selen, kẽm…
Rong biển đặc biệt giàu vitamin K, chứa nhiều protein và chất xơ, chất chống oxy hóa (hợp chất chống lại tổn thương tế bào) dưới dạng vitamin A, C và E cũng như trong các sắc tố tạo nên màu sắc cho rong biển.
Rong biển ngày càng phổ biến trong các bữa ăn của người Việt. Ảnh minh họa: BBC
Tác dụng
Theo Webmd, rong biển là nguồn cung cấp i-ốt tuyệt vời. Khoáng chất vi lượng này rất quan trọng đối với sức khỏe của tuyến giáp, hỗ trợ điều chỉnh quá trình trao đổi chất. Cơ thể không tạo ra i-ốt, vì vậy bạn phải lấy từ thực phẩm hoặc chất bổ sung.
Những lợi ích tiềm năng của rong biển bao gồm:
Cải thiện chức năng tuyến giáp
Hormone tuyến giáp giúp điều chỉnh nhiều chức năng của cơ thể, từ chu kỳ k.inh n.guyệt đến thân nhiệt. Nếu thiếu i-ốt, tuyến giáp không thể tạo ra đủ lượng hormone này, có thể dẫn tới bướu cổ. I-ốt đặc biệt quan trọng với phụ nữ mang thai vì liên quan đến sự phát triển não bộ của thai nhi.
Tốt cho sức khỏe đường ruột
Rong biển chứa carbohydrate hoạt động như prebiotic, là chất xơ không tiêu hóa được, nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường tiêu hóa của bạn. Đường có trong rong biển thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tốt và tăng mức axit béo ngắn hạn giúp niêm mạc ruột khỏe mạnh.
Có nhiều loại rong biển với nhiều cách kết hợp với các thực phẩm khác. Ảnh minh họa: Nippon
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Các nghiên cứu ban đầu đã tìm thấy mối liên hệ giữa ăn rong biển và nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn. Một số phát hiện chỉ ra rằng polyphenol, hợp chất có trong rong biển, có thể giúp giảm huyết áp, cholesterol LDL – cholesterol “xấu” và mức cholesterol toàn phần.
Ổn định lượng đường trong m.áu
Một số bằng chứng cho thấy các hợp chất polyphenol trong rong biển có thể góp phần kiểm soát lượng đường trong m.áu. Fucoxanthin, chất chống oxy hóa có trong một số loại rong biển, cũng đóng vai trò kiểm soát đường huyết.
Nguy cơ tiềm ẩn
Ăn rong biển an toàn cho hầu hết mọi người. Nhưng có một số điều cần chú ý khi sử dụng loại rau nguồn gốc từ biển này:
Quá nhiều i-ốt: Mặc dù i-ốt rất quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp nhưng quá nhiều khoáng chất vi lượng này có thể phản tác dụng. Chúng ta chỉ cần lượng nhỏ i-ốt – khoảng 150 microgram mỗi ngày. Đặc biệt, t.rẻ e.m, trẻ sơ sinh và những người bị rối loạn tuyến giáp nên tránh dùng quá nhiều i-ốt.
Tương tác với một số loại thuốc: Rong biển rất giàu kali, nói chung tốt cho sức khỏe nhưng có thể gây hại cho người mắc bệnh thận. Rong biển còn chứa vitamin K có thể gây trở ngại cho các loại thuốc làm loãng m.áu như warfarin.
Một số loại rong biển có thể có hàm lượng kim loại nặng cao: Rong biển có thể chứa hàm lượng asen, cadmium, thủy ngân hoặc chì cao, tùy thuộc vào cách thức và nơi phát triển.