Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn uống bia suốt 1 tuần?

Người phụ nữ Mỹ cảm thấy no bụng, buồn ngủ và thư giãn khi uống bia hằng ngày trong suốt một tuần.

Cô có tham khảo ý kiến của chuyên gia khi tiến hành thử nghiệm.

Jaime Alexis Stathis là cây viết về sức khỏe, công nghệ, dinh dưỡng với bài đăng trên Self, Wired, Parade, Bon Appétit, The Independent… Cô cũng là một nhà trị liệu massage được cấp phép.


Bia thường có nồng độ cồn thấp hơn rượu nhưng vẫn có các tác động tới sức khỏe. Ảnh minh họa: AIB

Dưới đây là chia sẻ của Stathis trên The Healthy về những thay đổi của cơ thể sau khi uống bia liên tục trong một tuần:

Khi tôi quyết định uống bia mỗi ngày trong một tuần, tôi đã không uống một cốc bia nào trong khoảng ba tuần trước đó. Tôi nghĩ rằng với cơ thể khá “sạch cồn”, tôi sẽ nhận biết tác động của bia rõ hơn.

Khi thực hiện thử nghiệm này, tôi đã tham khảo ý kiến ​​của Tiến sĩ J. Wes Ulm, một bác sĩ, nhà khoa học được đào tạo tại Đại học Harvard và MIT (Mỹ), để giải thích những gì đang xảy ra trong cơ thể tôi.

Cảm thấy no bụng

Ngày đầu tiên, tôi uống bia vào khoảng 17h khi vừa làm việc xong. Tôi ăn tối và ngồi chơi giải ô chữ. Khi tham gia thử nghiệm, tôi chọn uống một loại bia được ủ ở trang trại cách nhà vài km. Tôi nhận thấy điều mà nhiều người cảm nhận sau khi uống bia: No bụng.

Tiến sĩ Ulm nói: “Đây là một cảm giác phổ biến xảy ra do một số yếu tố. Quá trình carbon hóa của bia có thể gây ra cảm giác đầy hơi do bọt bia được tạo ra từ CO2. Điều này khiến người uống bia có cảm giác no dù chưa ăn gì”.

Ngoài ra, vị tiến sĩ người Mỹ cảnh báo bia có thể gây kích ứng dạ dày, viêm và có tính axit dẫn đến ợ chua, đầy hơi. “Gan sẽ ưu tiên xử lý đồ uống có cồn hơn các chất dinh dưỡng tạo ra calo khác như đường và chất béo”, Tiến sĩ Ulm bổ sung.

Điều đó nghe có vẻ đáng sợ. Bia không chỉ khiến tôi no và không muốn ăn mà còn cản trở quá trình xử lý chất dinh dưỡng của cơ thể. Đêm đầu tiên, tôi ăn tối muộn hơn một chút khi không còn cảm thấy no vì uống bia nữa. Tôi ngủ không ngon giấc có thể do uống bia hoặc bữa tối muộn hơn. Bởi vậy, trong thời gian còn lại của tuần, tôi uống bia sau bữa tối hoặc khi đã ăn một chút gì đó.


Bạn nên ăn một chút trước khi uống bia. Ảnh minh họa: AIB

Gây buồn ngủ

Tiến sĩ Ulm chỉ ra đồ uống có cồn có tác dụng an thần: “Điều này thường hết tác dụng vào thời điểm bất tiện và khiến bạn tỉnh giấc vào lúc nửa đêm. Cơ thể sẽ tìm cách chống lại cơn buồn ngủ do đồ uống có cồn gây ra vài giờ sau đó bằng cách tăng cường hormone gây căng thẳng như cortisol và epinephrine”.

Bia cũng có chức năng như một chất làm giãn cơ và có thể làm trầm trọng thêm chứng ngưng thở khi ngủ. Đồ uống có cồn là một chất lợi tiểu, làm gián đoạn giấc ngủ của chúng ta khi phải đi vệ sinh vào ban đêm.

Cảm thấy thư giãn

Bất kể uống bia trước, trong hay sau bữa tối, tôi đều có cảm giác thư giãn sau vài ngụm đầu tiên, đó là một phần tạo nên sự hấp dẫn của bia. Tiến sĩ Ulm giải thích: “Có bằng chứng chắc chắn rằng đồ uống có cồn hoạt động giống như GABA – chất dẫn truyền thần kinh mang lại cảm giác dễ chịu, thư thái”.

Điều này nghe có vẻ lý tưởng nhưng thực tế không phải vậy. Quá trình trên có thể cản trở GABA sản sinh tự nhiên. Do đó, nhiều người tiếp tục muốn sử dụng nhiều đồ uống có cồn hơn để khôi phục cảm giác thư giãn. Tuy nhiên, các chuyên gia đều cảnh báo mỗi người nên uống một lượng bia rượu nhất định để không chịu các tác động xấu tới cơ thể.

Sau cơn đau đầu, người phụ nữ mất ký ức 30 năm

Người phụ nữ Mỹ đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe vì quá đau đầu. Sau đó, bà không thể nhớ những chuyện đã xảy ra suốt 30 năm qua.

Bà Kim Denicola, hiện 60 t.uổi, nói với WAFB: “Tôi đã mất ký ức về rất nhiều dịp Giáng sinh”. Bà từng không nhớ rằng máy tính tồn tại và Mỹ đã trải qua nhiều đời lãnh đạo khác nhau.

Cách đây 5 năm, bà Denicola bị đau đầu dữ dội và mờ mắt khi đang tham gia một nhóm nghiên cứu ở Baton Rouge (bang Louisiana). Khi tỉnh dậy trong phòng cấp cứu của bệnh viện, bà không còn nhớ mình đã kết hôn và có hai con. Bà nghĩ mình đang ở thời niên thiếu vào những năm 1980. Bởi vậy, bà rất bất ngờ khi biết mình sắp 60 t.uổi.


Bà Kim Denicola mất trí nhớ sau khi đau đầu dữ dội. Ảnh: NYPost

Một y tá hỏi bà Denicola: “Bà có biết hôm nay là ngày nào, năm nào không”. Bà trả lời: “Năm 1980”. Nữ bệnh nhân tin rằng Tổng thống Mỹ hiện tại là Ronald Reagan. Trên thực tế, ông Reagan đã mất vào năm 2004, giữ nhiệm kỳ đứng đầu nước Mỹ từ năm 1981 tới 1989.

“TV bây giờ rất thông minh. Chiếc TV mà tôi nhớ là một cái hộp đặt sát tường và chúng tôi phải đứng dậy để chuyển kênh”, bà Denicola chia sẻ với báo chí hai tháng sau biến cố sức khỏe của mình.

Theo các bác sĩ, bà Denicola mắc chứng mất trí nhớ tạm thời (TGA). Nhưng bệnh viện không thể xác định nguyên nhân chính xác sau khi khám, chụp chiếu.

Năm năm sau cơn đau nửa đầu làm thay đổi cuộc đời, bà Denicola vẫn chưa tìm lại được ký ức. Các bác sĩ lo ngại người phụ nữ này sẽ không bao giờ phục hồi trí nhớ. Bà kể: “Họ nói với tôi rằng, nếu giờ tôi chưa nhớ lại được gì thì có lẽ sẽ không bao giờ”.

Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, TGA là chứng mất trí nhớ tạm thời, khởi phát cấp tính, chủ yếu ảnh hưởng đến những người ở độ t.uổi trung niên trở lên. Tỷ lệ mắc bệnh là 5-10 trường hợp trong số 10.000 dân. Với nhóm trên 50 t.uổi, con số này là 23-32.

Sự cố thường xảy ra trong thời gian “hoạt động đặc biệt vất vả, các sự kiện căng thẳng cao độ xuất hiện cùng với chứng đau nửa đầu”. Tình trạng mất trí nhớ thường là một bất ổn tạm thời và có thể tái diễn, nhưng rất hiếm ca t.ử v.ong.

Bà Denicola xem lại nhật ký để nhớ cuộc đời mình từng diễn ra thế nào nhưng bà cảm giác như đang đọc về một người khác. Bà khơi g.ợi t.ình yêu với chồng, chứng kiến các con lớn lên qua những câu chuyện và hình ảnh.

Giống như mất đi 30 năm cuộc đời nhưng bà Denicola vẫn đang sống tốt nhất có thể. “Có thể tôi đã mất trí nhớ, nhưng chúng tôi có thể tạo ra những kỷ niệm mới”, bà tâm sự.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *