Điều gì xảy ra với cơ thể khi không nhận đủ lượng vitamin A?

Vitamin A đóng vai trò rất quan trọng với cơ thể, tăng cường chức năng miễn dịch, giúp mắt khỏe mạnh, cơ thể tăng trưởng và tăng năng lượng…

1. Dấu hiệu cảnh báo thiếu vitamin A trong cơ thể

Da khô :Vitamin A rất cần thiết để duy trì sức khỏe làn da. Sự thiếu hụt có thể gây kích ứng và khô da và tăng nguy cơ mắc bệnh chàm… Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào trên da, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Sức khỏe mắt kém :Vitamin A rất quan trọng đối với sức khỏe của mắt và các vấn đề về thị lực. Thiếu hụt có thể gây quáng gà, giảm thị lực và tăng hội chứng khô mắt.

Thị lực có thể giảm khi thiếu vitamin A.

– Giảm tăng trưởng:Trẻ khi bị thiếu vitamin A có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ thể, làm chậm tăng cân và phát triển chiều cao.

N.hiễm t.rùng thường xuyên : Vitamin A giúp duy trì và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, khi cơ thể thiếu chất này, rất dễ bị ốm…

Mệt mỏi : Vitamin A cũng giúp điều chỉnh mức năng lượng. Sự thiếu hụt vitamin này có thể gây ra mệt mỏi, kiệt sức và ảnh hưởng tới công việc hàng ngày.

– Giảm cân nhanh chóng:Sự thiếu hụt vitamin A có thể biểu hiện trên cơ thể bạn bằng việc giảm cân nhanh chóng. Nếu bạn đột nhiên sụt cân không rõ nguyên nhân, nên đi khám.

2. Bổ sung vitamin A như thế nào cho an toàn?

Vitamin A tan trong chất béo và được lưu trữ trong các mô trên khắp cơ thể. Nhưng cơ thể không thể tự tạo ra vitamin A, vì vậy bạn cần lấy nó từ các nguồn bên ngoài – như thực phẩm và thực phẩm bổ sung.

Hầu hết mọi người đều nhận đủ vitamin A trong chế độ ăn uống của mình và không cần bổ sung. Thịt nội tạng, rau lá xanh và rau quả màu cam… đều là nguồn cung cấp vitamin A tốt.

Có hai loại vitamin A được tìm thấy trong thực phẩm và hầu hết các chất bổ sung, đó là vitamin A và carotenoids (t.iền vitamin A).

Vitamin A tan trong chất béo và hiện diện ở dạng tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm.

– Vitamin A (còn gọi là retinol) có nguồn gốc từ động vật như sữa nguyên chất, phô mai và một số loại cá. Khi được thêm vào thực phẩm bổ sung, nó thường được gọi là retinyl acetate hoặc retinyl palmitate.

– T.iền vitamin A (Provitamin A carotenoid) có trong các loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc. Có một số loại carotenoid khác nhau, bao gồm cả beta carotene. Đây là một sắc tố thực vật nổi tiếng trong việc tạo ra màu cam cho cà rốt (và các loại trái cây và rau quả khác).

Cả hai dạng vitamin A này đều được chuyển đổi thành axit retinoic khi vào cơ thể. Đây là dạng hoạt động của vitamin A mà cơ thể có thể sử dụng trong các hoạt động hàng ngày.

Khi vào cơ thể, vitamin A có nhiều công dụng khác nhau:

Giúp tim, phổi và các cơ quan khác hoạt động tốt

Giúp có thể tăng trưởng và phát triển

Duy trì làn da khỏe mạnh

Hỗ trợ hệ thống miễn dịch

Giúp võng mạc (phần nhạy cảm với ánh sáng của mắt) tạo ra một số sắc tố nhất định giúp chúng ta nhìn thấy

Giữ cho giác mạc (phần trong của mắt) đủ nước

Hỗ trợ sức mạnh của xương

Giữ cho các mô ở mũi, xoang và miệng khỏe mạnh…

Có những loại thực phẩm bổ sung vitamin A nào?

Những người có lượng vitamin A thấp có thể dùng vitamin A như một chất bổ sung trong chế độ ăn uống. Nhiều loại vitamin không kê đơn (OTC) dành cho sức khỏe của mắt và vitamin tổng hợp cũng chứa vitamin A. Tất cả chúng đều có sẵn dưới dạng thuốc uống.

Dạng kem và thuốc theo toa cũng có sẵn. Retinoid như tretinoin là thuốc kê đơn được FDA phê chuẩn để điều trị các tình trạng như mụn trứng cá, bệnh vẩy nến và nếp nhăn… Retinol, không mạnh bằng tretinoin, có thể tìm thấy trong nhiều sản phẩm chăm sóc da OTC. Các sản phẩm retinol thường có sẵn dưới dạng kem.

Liều vitamin A an toàn là bao nhiêu?

Hầu hết mọi người không cần phải bổ sung vitamin A. Trong nhiều trường hợp, chỉ riêng chế độ ăn uống cũng có thể cung cấp đủ lượng vitamin A mỗi ngày.

Nếu được bác sĩ khuyến nghị bổ sung vitamin A, điều quan trọng là phải biết liều lượng cần dùng, đặc biệt là khi kết hợp với chế độ ăn uống thông thường của bạn.

RDA của vitamin A (lượng vitamin A trung bình mà mỗi người cần trong một ngày) phụ thuộc vào độ t.uổi và giới tính. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, lượng vitamin A được khuyến nghị như sau:

Nhu cầu khuyến nghị vitamin A (mcg/ngày) EAR: Nhu cầu trung bình ước tính; RDA: Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị; AI: Mức tiêu thụ tối đa; UL: Giới hạn tiêu thị tối đa.

Do liều lượng khác nhau trong mỗi sản phẩm, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về lượng vitamin A bổ sung mà cơ thể cần.

3. Những dấu hiệu và triệu chứng của quá liều vitamin A

Mặc dù vitamin A hỗ trợ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể nhưng nó có thể gây nguy hiểm nếu dùng liều cao. Điều này có thể xảy ra nếu bạn hoặc người thân dùng quá nhiều chất bổ sung vitamin A.

Ngộ độc vitamin A cấp tính có thể xảy ra trong vòng vài ngày đến vài tuần sau khi dùng một hoặc nhiều liều vitamin A. Ngộ độc vitamin A mạn tính phổ biến hơn, có thể xảy ra ở những người thường xuyên dùng vitamin A liều cao trong thời gian dài. Độc tính mạn tính có nhiều khả năng xảy ra hơn khi uống gấp 10 lần RDA mỗi ngày.

Các triệu chứng sau đây có thể là dấu hiệu ngộ độc vitamin A (quá liều):

Kích ứng da (như bong tróc da, mẩn đỏ), da khô , rụng tóc

Mờ mắt

Xương yếu hơn

Đau đầu, chóng mặt
buồn nôn, nôn

Mức cholesterol tăng cao…

Trong một số ít trường hợp, người dùng cũng có thể bị tổn thương gan, thận hoặc đau cơ và khớp dữ dội. Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào, hãy đi khám ngay lập tức.

Trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung vitamin A nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, để giúp bạn biết liệu tổng liều vitamin A hàng ngày của bạn có nằm trong giới hạn an toàn hay không.

Bổ sung Vitamin A thế nào để tránh những hậu quả đáng tiếc?

BS dinh dưỡng Mai Nhiên cho biết, nhu cầu vitamin A của mỗi độ t.uổi khác nhau, quá ít chắc chắn gây hại, quá nhiều cũng không tốt.

Nhu cầu vitamin A của mỗi độ t.uổi lại khác nhau, quá ít chắc chắn gây hại, quá nhiều cũng không tốt – Ảnh minh họa: ST

Khi nhắc đến một loại vitamin cần thiết cho cơ thể, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin C, D mà quên mất rằng vitamin A cũng giữ các chức năng cực kỳ quan trọng.

Vitamin A là một phần không thể thiếu đối với việc đảm bảo thị giác của con người.

ThS. BS. Nguyễn Thị Mai Nhiên (Giảng viên Bộ môn Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, Trường Đại học Y tế công cộng) cho biết: Vitamin A là một phần không thể thiếu đối với việc đảm bảo thị giác của con người. Chúng duy trì cấu trúc bình thường của da và niêm mạc, biệt hóa tế bào. Vitamin A cũng góp phần tạo m.áu, dữ trữ sắt, kéo dài quá trình lão hoá, kìm hãm sự hình thành của các gốc tự do.

BS Mai Nhiên cũng cho biết, nhu cầu vitamin A của mỗi độ t.uổi lại khác nhau, quá ít chắc chắn gây hại, quá nhiều cũng không tốt.

Nhu cầu vitamin A khuyến nghị theo từng độ t.uổi.

Quá thiếu hoặc quá thừa vitamin A, cơ thể đối mặt với hậu quả gì?

Nếu thiếu vitamin A, cơ thể có thể đối mặt với bệnh khô mắt trong, khô giác mạc, nhuyễn giác mạc dẫn đến hậu quả sẹo giác mạc và mù vĩnh viễn. Ngoài ra, con người thiếu vitamin A cũng có thể bị thoái hoá, sừng hóa các tế bào biểu mô, giảm chức năng bảo vệ cơ thể. Đáng nói, trẻ nhỏ thiếu vitamin A còn có thể đối mặt với tình trạng chậm phát triển trí tuệ.

Ngược lại, nếu dư thừa vitamin A, hậu quả đem lại cũng vô cùng nghiêm trọng. Theo BS Mai Nhiên, thừa vitamin A có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc gan, biến đổi xương, đau khớp, đau đầu, buồn nôn, da khô và bong vẩy, phồng thóp ở trẻ nhỏ. Ở phụ nữ mang thai, nếu tiêu thụ dư thừa vitamin A có thể gây quái thai.

Bác sĩ Nhiên khuyến cáo rằng, đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh liều phòng và chữa bệnh không nên vượt quá 200 g/ngày. Phụ nữ có thể hoặc đang có thai không nên dùng quá liều vitamin A 3000 g (10000 IU)/1 ngày hoặc 7500 g (25000 IU)/1 tuần.

Trước khi quyết định bổ sung vitamin A bằng thuốc hay thực phẩm chức năng, chúng ta đều cần tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng để phòng tránh một số rủi ro không mong muốn.

Cách bổ sung vitamin A từ thực phẩm

BS Nhiên cho hay, nguồn thực phẩm giàu vitamin A chính là những món có nguồn gốc động vật. Ví dụ như gan gà, gan lợn, gan vịt, trứng gà, trứng vịt, sữa, bơ…

Ngoài ra, các thức ăn nguồn gốc thực vật có nhiều t.iền vitamin A như các loại củ quả có màu vàng/đỏ, các loại rau màu xanh sẫm, dầu cọ và các loại dầu ăn khác. Ví dụ như rau muống, cà rốt, gấc, ớt vàng, đu đủ chín, rau dền.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *