Tiểu đêm là hội chứng phổ biến ở người già, phải thức dậy nhiều lần giữa đêm làm gián đoạn giấc ngủ, gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Vì sao người già hay mắc chứng tiểu đêm, làm cách nào để hạn chế?
Giấc ngủ ban đêm có vai trò rất lớn đối với sức khỏe. Chu kỳ ngủ ban đêm nhằm phục hồi sức khỏe và cân bằng hệ nội tiết của con người.
Thông thường, một người khỏe mạnh sẽ đi tiểu khoảng 8 lần/ngày, trong đó có 7 lần vào ban ngày và 1 lần vào ban đêm với lượng nước tiểu mỗi lần tương đương 300 ml. Nếu phải đi tiểu nhiều lần vào ban đêm gây gián đoạn giấc ngủ thì được gọi là hội chứng tiểu đêm.
Tiểu đêm làm gián đoạn giấc ngủ, gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ảnh minh họa.
Nguyên nhân gây tiểu đêm ở người già
– Đa niệu đêm (chiếm 70%): do não vừa giảm sản sinh ADH vừa giảm chất lượng ADH, đồng thời thận cũng kém nhạy cảm với ADH làm cho thận tăng thải nước tiểu xuống bàng quang, bàng quang nhanh chóng bị căng đầy buộc bệnh nhân phải thức dậy để đi tiểu.
– Các bệnh lý tiết niệu: phì đại tuyến t.iền liệt, xơ hẹp cổ bàng quang, các nguyên nhân gây ra chứng bàng quang tăng hoạt.
– Các bệnh lý khác: suy tim, do sử dụng thuốc lợi tiểu, chứng ngừng thở khi ngủ…
– Các thói quen xấu: uống nước, ăn canh nhiều ban đêm, sử dụng các thức uống lợi tiểu ban đêm như rượu, bia, nước chè, cà phê…
Tiểu đêm ở người già ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
– Mất ngủ: mất ngủ kéo dài từ ngày này qua ngày khác nhanh chóng bào mòn sức khỏe người bệnh, làm giảm sức đề kháng, nhiều người bệnh bị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, thậm chí gây rối loạn tâm thần.
– Tăng 1,5 lần tỷ lệ t.ử v.ong do đột quỵ: tai biến mạch não, nhồi m.áu cơ tim, ngã chấn thương, gãy cổ xương đùi. Nguyên nhân là do khi thức dậy ban đêm, các cơ quan bộ phận đều giảm hoạt động, các giác quan đều kém tinh tế, do thay đổi đột ngột nhiệt độ trên giường và bên ngoài, do mất thân nhiệt qua việc đi tiểu…
– Gây mất ngủ cho người thân do việc thức dậy đi tiểu.
Khắc phục chứng tiểu đêm ở người già bằng cách nào?
Khi mắc chứng tiểu đêm, người bệnh cần xác định nguyên nhân bệnh tiểu đêm do nguyên nhân gì mới có thể cải thiện được tình trạng này. Đối với nhóm nguyên nhân tiểu đêm thực thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ chữa trị bệnh lý để làm giảm triệu chứng tiểu đêm. Trong trường hợp tiểu đêm là do suy giảm chức năng, bệnh nhân nên chủ động điều chỉnh thói quen sinh hoạt như:
– Bỏ thói quen uống nhiều nước, rượu bia, cà phê hoặc trà vào buổi tối;
– Tăng cường rau xanh và chất xơ, giảm ăn các loại canh có thành phần lợi tiểu như rau cải, mướp, bầu… vào bữa cơm chiều
– Không ăn quá nhiều thịt hoặc ăn quá mặn
– Hạn chế ăn trái cây chứa nhiều nước như dưa hấu, bưởi, cam… trước khi đi ngủ.
– Tránh lo lắng, căng thẳng quá mức dẫn tới mất ngủ
– Tạo thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ và đúng giờ trong ngày.
Nếu mắc chứng tiểu đêm, người già cần lưu ý khi thức dậy đi tiểu cần ngồi dậy từ từ, đợi đến khi tỉnh táo mới bước ra khỏi giường để tránh tai biến mạch m.áu não. Trong trường hợp không có nhà vệ sinh khép kín, người già nên chuẩn bị sẵn bô trong nhà, tránh đi tiểu ngoài trời vào ban đêm, đặc biệt khi trời lạnh.
Vì sao người già hay mắc chứng tiểu đêm, cách khắc phục?
Tiểu đêm là hội chứng phổ biến ở người già. Do phải thức dậy nhiều lần giữa đêm làm gián đoạn giấc ngủ, gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Vì sao người già hay mắc chứng tiểu đêm, làm cách nào để hạn chế?
Tiểu đêm là gì?
Giấc ngủ ban đêm có vai trò rất lớn đối với sức khỏe. Chu kỳ ngủ ban đêm nhằm phục hồi sức khỏe và cân bằng hệ nội tiết của con người.
Thông thường, một người khỏe mạnh sẽ đi tiểu khoảng 8 lần/ngày, trong đó có 7 lần vào ban ngày và 1 lần vào ban đêm với lượng nước tiểu mỗi lần tương đương 300 ml. Nếu phải đi tiểu nhiều lần vào ban đêm gây gián đoạn giấc ngủ thì được gọi là hội chứng tiểu đêm.
Tiểu đêm làm gián đoạn giấc ngủ, gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ảnh minh họa.
Nguyên nhân gây tiểu đêm ở người già
– Đa niệu đêm (chiếm 70%): do não vừa giảm sản sinh ADH vừa giảm chất lượng ADH, đồng thời thận cũng kém nhạy cảm với ADH làm cho thận tăng thải nước tiểu xuống bàng quang, bàng quang nhanh chóng bị căng đầy buộc bệnh nhân phải thức dậy để đi tiểu.
– Các bệnh lý tiết niệu: phì đại tuyến t.iền liệt, xơ hẹp cổ bàng quang, các nguyên nhân gây ra chứng bàng quang tăng hoạt.
– Các bệnh lý khác: suy tim, do sử dụng thuốc lợi tiểu, chứng ngừng thở khi ngủ…
– Các thói quen xấu: uống nước, ăn canh nhiều ban đêm, sử dụng các thức uống lợi tiểu ban đêm như rượu, bia, nước chè, cà phê…
Tiểu đêm ở người già ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
– Mất ngủ: mất ngủ kéo dài từ ngày này qua ngày khác nhanh chóng bào mòn sức khỏe người bệnh, làm giảm sức đề kháng, nhiều người bệnh bị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, thậm chí gây rối loạn tâm thần.
– Tăng 1,5 lần tỷ lệ t.ử v.ong do đột quỵ: tai biến mạch não, nhồi m.áu cơ tim, ngã chấn thương, gãy cổ xương đùi. Nguyên nhân là do khi thức dậy ban đêm, các cơ quan bộ phận đều giảm hoạt động, các giác quan đều kém tinh tế, do thay đổi đột ngột nhiệt độ trên giường và bên ngoài, do mất thân nhiệt qua việc đi tiểu…
– Gây mất ngủ cho người thân do việc thức dậy đi tiểu.
Khắc phục chứng tiểu đêm ở người già bằng cách nào?
Khi mắc chứng tiểu đêm, người bệnh cần xác định nguyên nhân bệnh tiểu đêm do nguyên nhân gì mới có thể cải thiện được tình trạng này. Đối với nhóm nguyên nhân tiểu đêm thực thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ chữa trị bệnh lý để làm giảm triệu chứng tiểu đêm. Trong trường hợp tiểu đêm là do suy giảm chức năng, bệnh nhân nên chủ động điều chỉnh thói quen sinh hoạt như:
– Bỏ thói quen uống nhiều nước, rượu bia, cà phê hoặc trà vào buổi tối;
– Tăng cường rau xanh và chất xơ, giảm ăn các loại canh có thành phần lợi tiểu như rau cải, mướp, bầu… vào bữa cơm chiều
– Không ăn quá nhiều thịt hoặc ăn quá mặn
– Hạn chế ăn trái cây chứa nhiều nước như dưa hấu, bưởi, cam… trước khi đi ngủ.
– Tránh lo lắng, căng thẳng quá mức dẫn tới mất ngủ
– Tạo thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ và đúng giờ trong ngày.
Nếu mắc chứng tiểu đêm, người già cần lưu ý khi thức dậy đi tiểu cần ngồi dậy từ từ, đợi đến khi tỉnh táo mới bước ra khỏi giường để tránh tai biến mạch m.áu não. Trong trường hợp không có nhà vệ sinh khép kín, người già nên chuẩn bị sẵn bô trong nhà, tránh đi tiểu ngoài trời vào ban đêm, đặc biệt khi trời lạnh.