Hai bệnh nhân Covid-19 phổi đông đặc hồi phục

Hai F0 lớn t.uổi, bệnh nền, mắc Covid-19 nặng với phổi tổn thương, đông đặc đã được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á cứu sống.

Ngày 14/9, bác sĩ Vũ Lệ Anh, Trưởng khoa điều trị hồi sức tích cực Covid-19 Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á cho biết, bệnh nhân nam, 52 t.uổi, bệnh nền viêm gan siêu vi B. Còn bệnh nhân nữ 61 t.uổi, đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, béo phì, ho, sốt, khó thở hai ngày.

Cả hai bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch, khó thở tăng dần, bứt rứt, suy hô hấp diễn tiến nhanh, phải thở HFNC (oxy dòng cao 60 lít/phút), SpO2 (nồng độ oxy m.áu) tụt còn 88%. Kết quả chụp X-quang phổi cho thấy tổn thương đông đặc lan tỏa hai phế trường.

Các bác sĩ điều trị bằng các loại thuốc kháng đông, kháng sinh, kháng viêm, nhằm ngăn bệnh diễn tiến nặng hơn để tránh buộc phải đặt ống nội khí quản cho thở máy. Khi phải thở máy, bệnh đã nguy kịch, nguy cơ t.ử v.ong rất cao.

May mắn, sau 5 ngày, cả hai bệnh nhân đều đáp ứng điều trị tốt, oxy m.áu cải thiện, dần cai được HFNC, chuyển qua thở oxy mặt nạ, sau đó tự hít thở khí trời.

Trước đó, bệnh viện cũng đã dùng thuốc tiêu sợi huyết (rtPa) để làm tan m.áu đông, cứu sống hai F0 bị thuyên tắc phổi.

Bệnh nhân nữ 61 t.uổi đã hồi phục sức khỏe, xuất viện ngày 14/9. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Theo bác sĩ Anh, tại khoa Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, tỷ lệ bệnh nhân nặng chuyển nhẹ và số bệnh nhân khỏi bệnh đang tăng. “Đây là dấu hiệu tích cực trong cuộc chiến chống Covid-19″, bác sĩ Anh nói.

Ngoài công tác điều trị, các bác sĩ cũng tư vấn cho người nhà bệnh nhân nắm được tình hình người thân, giúp họ vượt qua nỗi sợ và lo lắng.

Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á là một trong số các cơ sở y tế tư nhân đầu tiên tại TP HCM tham gia “chia lửa” chống dịch cùng thành phố. Đơn vị hoạt động theo mô hình bệnh viện “tách đôi” với 125 giường Covid-19, hoạt động từ ngày 6/8. Bệnh viện đã điều trị 892bệnh nhân Covid-19, trong đó hàng trăm ca nặngphải đưa vào hồi sức tích cực. Đến nay, 580 bệnh nhân đã được xuất viện, các trường hợp còn điều trị đa phần diễn tiến tốt.

Người có các bệnh lý này dễ trở nặng khi mắc Covid-19

Các trường hợp béo phì, thừa cân, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh hen, bệnh gan… nếu mắc Covid-19 sẽ rất dễ trở nặng. Những bệnh nhân này không thuộc đối tượng được quản lý tại nhà, tại cộng đồng.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), khi mắc Covid-19, nhóm đối tượng có nguy cơ cao diễn biến tăng nặng sẽ tập trung vào nhóm người cao t.uổi (trên 60 t.uổi), có bệnh lý nền (tiểu đường, cao huyết áp, suy thận mãn, lọc m.áu chu kỳ, ung thư, phổi tắc nghẽn mãn tính…) hoặc có cơ địa, thể trạng béo phì, suy kiệt… Vì thế, t.ử v.ong xảy ra nhiều hơn ở người cao t.uổi, người suy giảm miễn dịch và mắc bệnh mạn tính kèm theo.

Những nhóm người nói trên khi mắc Covid-19 sẽ suy giảm sức đề kháng, khiến lượng virus phát triển trong cơ thể nhanh hơn, tổn thương cơ quan nhanh hơn so với bệnh nhân khác.

(Ảnh minh họa: Hữu Khoa).

Cũng vì thế, trong diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19, Tổ chức Y tế Thế giới, Bộ Y tế, các chuyên gia cũng đều khuyến cáo bảo vệ những nhóm này.

Theo TS Kính, có đến 80% bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ như sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng, một số có rối loạn khứu giác hoặc tê lưỡi… Nếu không bị viêm phổi, họ sẽ tự hồi phục sau một tuần.

Tuy nhiên, một số trường hợp có thể viêm phổi, viêm phổi nặng, diễn tiến tới suy hô hấp cấp nặng sốc n.hiễm t.rùng, rối loạn thăng bằng kiềm-toan, rối loạn đông m.áu, trầm cảm, rối loạn tâm lý, suy chức năng các cơ quan dẫn đến t.ử v.ong.

Dưới đây Bộ Y tế đưa ra danh sách 20 bệnh nền (có nguy cơ gia tăng mức độ nặng khi mắc Covid-19):

1. Đái tháo đường.

2. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác.

3. Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác).

4. Bệnh thận mạn tính.

5. Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo m.áu.

6. Béo phì, thừa cân.

7. Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim).

8. Bệnh lý mạch m.áu não.

9. Hội chứng Down.

10. HIV/AIDS.

11. Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ).

12. Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác.

13. Hen phế quản.

14. Tăng huyết áp.

15. Thiếu hụt miễn dịch.

16. Bệnh gan.

17. Rối loạn do sử dụng chất gây nghiện.

18. Đang điều trị bằng thuốc corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.

19. Các bệnh hệ thống.

20. Bệnh lý khác đối với t.rẻ e.m: tăng áp phổi nguyên hoặc thứ phát, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền bẩm sinh, rối loạn nội tiết bẩm sinh-mắc phải.

Để phòng bệnh Covid-19 người dân lưu ý tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch của cơ quan chức năng, đồng thời tuân thủ tuyệt đối thông điệp 5K: Khẩu trang-Khử khuẩn-Khoảng cách-Không tập trung-Khai báo y tế, tiêm vắc xin phòng Covid-19 khi đến lượt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *