Trên thực tế, giường ngủ là nơi tích tụ vô số bụi bẩn, mồ hôi, vi khuẩn và mạt bụi. Do đó, việc giặt chăn cũng như giường ngủ thường xuyên đóng vai trò cực quan trọng.
Theo một khảo sát gần đây của hãng Mattress Advisor, thói quen làm sạch, giặt chăn và khăn trải giường thường xuyên dường như đang bị lãng quên. Hơn nữa, rất nhiều người thậm chí còn không nhớ nổi lần gần đây nhất vệ sinh giường ngủ diễn ra khi nào. Theo ước tính, khoảng cách giữa các thời điểm làm sạch chăn trung bình là 24 ngày đối với người Mỹ. Tuy nhiên, con số này có xu hướng lên tới một tháng vì rất nhiều nguyên do khác nhau.
Laura Goodman, chuyên gia y khoa kiêm nhà khoa học tại Tổ chức P&G Fabric Care cho biết, chúng ta quá quen với mùi cơ thể của chính mình nên không có xu hướng chú ý tới việc vệ sinh giường ngủ. Dù có mùi hay không, chăn không được vệ sinh thường xuyên có khả năng dẫn tới một số vấn đề sức khỏe như kích ứng da, mọc mụn trứng cá và dị ứng.
Nếu vẫn còn băn khoăn về vấn đề này, mọi người có thể tham khảo một vài thông tin dưới đây về cách giặt chăn cũng như khu vực giường ngủ:
Lúc nào nên làm sạch chăn?
Theo chuyên gia Goodman, bạn nên giặt khăn trải giường sau khoảng 1-2 tuần sử dụng. Rất nhiều nguyên nhân có thể khiến vật dụng này không còn sạch sẽ như đổ mồ hôi, quan hệ “chăn gối” hay ngủ chung giường với thú cưng. Mọi người nên nhận thức về không gian ngủ nhiều hơn nhằm phòng tránh tác động của bụi bẩn và vi khuẩn đến sức khỏe. Một số thậm chí còn đặt mục tiêu giặt khăn trải giường và vệ sinh phòng ngủ mỗi tuần một lần.
Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), nếu dễ bị nổi mụn, kích ứng da, bạn có thể làm sạch vỏ gối thường xuyên, từ hai đến ba lần một tuần. Những người có xu hướng ngủ không tẩy trang, chỉ gội đầu vài lần một tuần hoặc thoa nhiều kem dưỡng ẩm trước khi chợp mắt cũng nên thực hiện việc làm này.
Không giặt chăn thường xuyên có gây hại không?
Theo ước tính, mỗi giờ cơ thể con người loại bỏ khoảng 200 triệu tế bào c.hết trên da. Do đó, con số này lên tới 1,4 tỷ mỗi đêm và thậm chí gấp hai lần nếu bạn ngủ chung với người khác. Giường là nơi tích tụ những con ve bụi tám chân nhỏ và các tế bào da c.hết của bạn.
Ngoài bụi bẩn, bạn cũng sẽ tiếp xúc với những thứ có thể bám trên da trong suốt cả ngày, bao gồm phấn trang điểm, kem dưỡng da và các chất ô nhiễm trên chăn.
Theo Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng Hoa Kỳ (AAFA), mặc dù những sinh vật này không mang mầm bệnh, các bộ phận cơ thể, kể cả chất thải của chúng là một trong những tác nhân phổ biến nhất gây dị ứng lâu dài. Nến không thường xuyên lau chùi khăn trải giường, bạn có thể bị hắt hơi, sổ mũi hoặc trong trường hợp nghiêm trọng, gây thở khò khè hoặc khó thở.
Ngoài bụi bẩn, bạn cũng sẽ tiếp xúc với những thứ có thể bám trên da trong suốt cả ngày, bao gồm phấn trang điểm, kem dưỡng da và các chất ô nhiễm. Joshua Zeichner, chuyên gia y khoa kiêm trưởng khoa nghiên cứu mỹ phẩm và da liễu tại Trung tâm y tế Mount Sinai, New York, cho biết, mồ hôi, da nhờn cộng với lông thú cưng cũng góp phần làm bẩn chăn.
Khi tất cả các tác nhân này tiếp xúc với làn da khi bạn ngủ, một loạt vấn đề có thể xảy ra, từ kích ứng đến mụn trứng cá hoặc thậm chí n.hiễm t.rùng trong trường hợp nghiêm trọng. Chuyên gia Zeichner cho biết, vệ sinh giường ngủ thường xuyên là việc làm đặc biệt cần thiết đối với những người sở hữu làn da khô, nhạy cảm, mắc bệnh eczema do hàng rào bảo vệ da hay lớp trên cùng của da đã bị suy yếu.
Ngoài ra, các vi sinh vật như vi khuẩn và nấm cũng có xu hướng phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt như vỏ gối.
Các vi sinh vật như vi khuẩn và nấm cũng có xu hướng phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt như vỏ gối.
Phải làm gì nếu không có thời gian giặt chăn mỗi tuần?
Cuộc sống rất bận rộn và không phải ai cũng có thời gian vệ sinh giường ngủ thường xuyên. Giải pháp đơn giản nhất là dự trữ ba bộ khăn trải giường kèm với chăn để phòng ngừa những thời điểm bạn không có điều kiện giặt. Chuyên gia Goodman gợi ý, luôn luôn làm theo hướng dẫn ghi trên nhãn sản phẩm nhằm đảm bảo quá trình làm sạch không ảnh hưởng tới chăn.
Nếu bạn có thời gian vệ sinh khăn trải giường, hãy tránh lạm dụng chất rửa tẩy. Sử dụng quá nhiều cũng ảnh hưởng tới chăn, làm hóa chất tích tụ, dính lại có thể gây kích ứng thêm cho làn da.
Theo Helino
8 thói quen tưởng vô hại trong phòng tắm lại có thể gây hại cho sức khỏe không ngờ
Trong phòng tắm thường chứa rất nhiều vật dụng có thể trở thành mầm mống gây bệnh nên bạn cần chú ý những điều sau để tránh gặp phải vấn đề về da liễu không mong muốn.
Cạo lông vùng b.ikini
Phòng tắm khá kín đáo nên các cô nàng thường chọn nơi này làm địa điểm để wax lông vùng b.ikini hay vùng nách, chân tay. Tuy nhiên, các chuyên gia lại khuyên bạn nên tìm đến những thẩm mỹ viện uy tín thay vì tự làm việc này tại nhà.
Trong trường hợp bạn muốn tự tay dọn dẹp “vi-ô-lông” ở vùng tam giác, hãy tìm hiểu các sản phẩm chuyên dụng cho vùng da này. Đồng thời, bạn cũng nên tránh sử dụng xà phòng tắm thông thường bởi vùng da này vốn rất nhạy cảm. Dao cạo để wax lông nên là loại đã được khử trùng, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo độ an toàn khi sử dụng.
Sử dụng bông tắm để kỳ cọ
Bạn có biết rằng, chiếc bông tắm mà mình vẫn thường dùng để kỳ cọ thân thể lại chứa rất nhiều bụi bẩn, da c.hết từ cơ thể sau mỗi lần tắm. Do đó, trên bề mặt của chúng chắc chắn tích tụ rất nhiều vi khuẩn.
Vậy nên, sau khi sử dụng thì bạn nên vệ sinh sạch lại bằng nước ấm, treo ở nơi khô thoáng và tránh để vật dụng này trong nhà tắm. Bởi môi trường nhà tắm thường ẩm ướt nên dễ trở thành điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Và bạn cũng nên thay mới bông tắm định kỳ khoảng 1 tháng/lần.
Kỳ cọ thiếu một số điểm trên cơ thể
Khu vực đốt sống lưng, sau vai, sau tai… thường là nơi dễ bị lơ là, bỏ qua khi tắm. Lúc này, bạn nên sử dụng thêm các vật dụng chuyên dụng như bàn chải có cán dài để dễ dàng làm sạch những vùng da này, từ đó giúp loại bỏ mồ hôi, da c.hết tồn sót lại.
Bảo quản bàn chải không đúng cách
Phòng tắm không phải là khu vực sạch nhất trong nhà mà thậm chí nó còn là nơi lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Do đó, bạn nên tìm đến những nơi khô ráo để cất giữ bàn chải.
Bên cạnh đó, hãy chú ý đặt bàn chải theo chiều thẳng đứng, để ráo nước và thay mới sau 3 tháng nhằm phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh răng miệng.
Mang đồ điện tử vào phòng tắm
Có tới 90% người thường mang đồ điện tử vào phòng tắm để giải trí khi đi vệ sinh. Mặc dù họ nghĩ rằng, sau khi đi vệ sinh sẽ rửa sạch tay nhưng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng… lại không thể vệ sinh thông thường được, từ đó sẽ làm bạn dễ có nguy cơ lây lan vi khuẩn. Vì vậy, tốt nhất thì bạn đừng nên mang đồ điện tử vào phòng tắm.
Ngồi trong nhà vệ sinh quá 15 phút
Nhiều người có thói quen chơi game, đọc truyện hay xem tin tức khi đi đại tiện. Tuy nhiên, thói quen ngồi quá lâu, ngâm nga trong nhà vệ sinh lại gây ảnh hưởng xấu cho các tĩnh mạch, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Không đậy nắp bồn cầu khi xả nước
Khi bạn nhấn nút xả nước, áp lực trào lên sẽ làm một số chất thải nhỏ, vi khuẩn bị văng ra không khí, làm bẩn đến các vật dụng trong phòng tắm. Do đó, bạn nên hình thành thói quen đậy nắp bồn cầu trước khi ấn nút xả nước.
Xoắn tóc mạnh khi tóc ướt
Khi tắm gội, bạn nên thả tóc tự do chứ không nên xoắn tóc mạnh hay buộc cao kể cả khi đang ủ tóc với dầu xả. Ngoài ra, hãy massage nhẹ nhàng trong lúc gội, sau đó xả sạch với nước và chờ tóc khô tự nhiên.
Đừng quá lạm dụng máy sấy hay các thiết bị tạo kiểu bằng nhiệt vì nó sẽ làm tóc yếu và dễ gãy rụng hơn.
Source (Nguồn): Brightside
Theo Helino