Hiệu quả thiết thực của mô hình bác sĩ gia đình với người cao t.uổi

Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình (BSGĐ) là mô hình chăm sóc sức khỏe ban đầu theo hướng toàn diện và liên tục.

Đây là đề án có ý nghĩa thiết thực với cộng đồng. Thực hiện đề án, khá nhiều phòng khám BSGĐ đã mở các dịch vụ chăm sóc tại gia đình với người cao t.uổi và đã nhận được sự tin yêu từ bệnh nhân.

Mô hình BSGĐ quan tâm sâu sát tới người cao t.uổi

Y học gia đình là chuyên ngành y học cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, liên tục cho từng cá nhân và gia đình ở mọi lứa t.uổi cho cả nam và nữ. BSGĐ là một thành viên của hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu nhằm ngăn ngừa bệnh tật và duy trì sức khỏe cho bệnh nhân.

Khi thực hiện đề án phòng khám BSGĐ, khá nhiều cơ sở y tế đã triển khai các dịch vụ thiết thực, đáp ứng đúng, sát với nhu cầu của người dân. Trên thực tế, người cao t.uổi thường mắc các bệnh đặc biệt như: Đái tháo đường, cao huyết áp, tim mạch, tai biến, đột quỵ… Họ cần phải được theo dõi, chăm sóc liên tục nhưng gia đình, người thân không có chuyên môn cũng như thời gian để chăm sóc người bệnh. Người giúp việc thường không có kiến thức, kĩ năng chuyên môn về y tế. Giải pháp đưa người thân vào các BV chuyên khoa chỉ là nhất thời, chi phí phát sinh khi nằm viện trong thời gian dài cũng là một vấn đề lớn đối với nhiều gia đình.

Mô hình BSGĐ đã được các bệnh nhân cao t.uổi ngày càng tin tưởng

Thấu hiểu nhu cầu của cộng đồng và những khó khăn trong việc lựa chọn dịch vụ y tế cho người cao t.uổi, khá nhiều các cơ sở y học gia đình đã xây dựng dịch vụ chăm sóc người cao t.uổi tại nhà. Đối tượng là những người cao t.uổi cần trợ giúp sinh hoạt và theo dõi sức khỏe; những người cao t.uổi giảm ý thức bản thân, còn khả năng vận động; người cao t.uổi có bệnh, vận động yếu hoặc giảm khả năng vận động. Các BSGĐ, điều dưỡng viên đều được đào tạo bài bản, có lý lịch rõ ràng, có nhiều năm kinh nghiệm trong chăm sóc người cao t.uổi. Họ thường thấu hiểu tâm lý, hết lòng vì người bệnh.

Khi tới gia đình người bệnh, các BSGĐ và điều dưỡng viên thường chăm sóc người bệnh rất tận tâm. Họ kiểm tra các chỉ số huyết áp, mạch, nhiệt độ, nhịp thở, đường huyết và các dấu hiệu sinh tồn nhằm dự phòng những biến chứng có thể xảy ra. Cho người bệnh uống thuốc đều đặn, đúng giờ, đúng loại, theo đơn thuốc. Lăn trở, thay đổi tư thế, mát xa giảm đau mỏi, thực hiện liệu trình mát xa thông kinh lạc giúp khí huyết toàn thân được lưu thông, nâng cao khả năng tuần hoàn. Với những bệnh nhân khó vận động, sẽ được hỗ trợ vệ sinh thân thể thường xuyên. Ghi chép, theo dõi, báo cáo tình trạng, diễn biến bất thường của người bệnh.

Ngoài ra, các BSGĐ, điều dưỡng viên còn có những chăm sóc tâm lý, trị liệu như: Đọc sách, báo theo yêu cầu, trò chuyện với người cao t.uổi… Sử dụng các liệu pháp tâm lý tích cực thông qua các trò chơi như: Đ.ánh cờ, chơi ô chữ… để duy trì sự minh mẫn, nâng cao trí nhớ, tạo niềm vui cho người cao t.uổi. Với những bệnh nhân còn khả năng vận động, mỗi ngày ít nhất các điều dưỡng viên sẽ hỗ trợ đi dạo ngoài trời, hướng dẫn tập thể dục.

Triển khai Đề án BSGĐ toàn diện và liên tục

Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám BSGĐ là mô hình chăm sóc sức khỏe ban đầu theo hướng toàn diện và liên tục. Trong thời gian vừa qua, nhiều loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và tai nạn thương tích tăng cao, Đề án BSGĐ đã được triển khai kịp thời trước diễn biến ngày càng phức tạp của các loại bệnh tật ở nước ta.

Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám BSGĐ được Bộ Y tế triển khai thí điểm từ ngày 15-7-2014 tại nhiều tỉnh, TP như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Thái Nguyên, Thừa Thiên – Huế, Khánh Hòa và T.iền Giang… Việc xây dựng và phát triển mạng lưới BSGĐ được triển khai lồng ghép với mạng lưới y tế sẵn có, bao gồm: Hệ thống phòng khám thuộc các cơ sở khám, chữa bệnh công lập, phòng khám BSGĐ lồng ghép chức năng với trạm y tế xã, phường, đặc biệt là phòng khám BSGĐ tư nhân để quản lý và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện liên tục cho cá nhân, gia đình.

Phòng khám BSGĐ được coi là mô hình có thể giúp sàng lọc, giải quyết được phần lớn các bệnh lý thông thường, không cần chuyển tuyến, góp phần giảm tại các BV, giảm bớt gánh nặng thời gian và công việc cho các BS chuyên khoa liên quan và tiết kiệm được kinh phí nằm viện cho bệnh nhân, chi phí bảo hiểm y tế. Theo mô hình này, BSGĐ đảm đương ba vai trò chính là khám lâm sàng, y tế dự phòng và BS tâm lý cho bệnh nhân. Ngoài kiến thức chuyên môn, BSGĐ cũng phải có kiến thức tổng quát về xã hội, tâm lý, kinh tế, văn hóa, quản lý y tế… để không chỉ chăm sóc điều trị bệnh mà còn có thể tư vấn, hướng dẫn bệnh nhân kiến thức phòng bệnh, tăng cường sức khỏe, hỗ trợ tâm lý và xã hội.

Xác định mô hình BSGĐ là lựa chọn phù hợp nhất để phát triển y tế, trong thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục nhân rộng và phát triển mô hình này trên phạm vi toàn quốc nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, toàn diện, liên tục cho từng cá nhân, gia đình và cộng đồng. Đề án BSGĐ góp phần tăng cường chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu và giảm quá tải BV. Bộ Y tế đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 80% các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương triển khai mô hình phòng khám BSGĐ.

Việc khám sức khỏe định kỳ hàng năm được khuyến cáo để kịp thời phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn, tư vấn cho bệnh nhân các vấn đề sức khỏe liên quan tới sinh hoạt, t.uổi tác, đặc biệt quan tâm người cao t.uổi. Các xét nghiệm và khảo sát cận lâm sàng phải theo hướng dẫn phòng bệnh của các hiệp hội chuyên ngành. BSGĐ sẽ tư vấn và đối chiếu sự thay đổi các chỉ số xét nghiệm được lưu trữ qua nhiều năm theo dõi. Điều này sẽ giúp bệnh nhân và BSGĐ giám sát sức khỏe tốt hơn. Việc đào tạo và phát triển y học gia đình giúp các BS tuyến đầu giải quyết được hơn 80% các vấn đề sức khỏe của người dân.

Xuân Thanh

Theo PLXH

Hà Nội phê duyệt đề án xử lý chất thải y tế nguy hại

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1281/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Xử lý chất thải y tế nguy hại thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”.

Chất thải y tế nguy hại ngày càng gia tăng

Gia tăng chất thải y tế

Đề án áp dụng cho các cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở y tế dự phòng (trừ phòng khám bác sĩ gia đình; phòng chẩn trị y học cổ truyền; cơ sở dịch vụ đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp; chăm sóc sức khỏe tại nhà; cơ sở dịch vụ hỗ trợ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài; cơ sở dịch vụ kính thuốc; bệnh xá; y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức).

Đề án đ.ánh giá thực trạng về tình hình phát sinh; hiện trạng phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại (rắn, lỏng) trên địa bàn thành phố; đề xuất các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm đảm bảo các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; đảm bảo kinh tế, hiệu quả và dễ quản lý theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Đến năm 2020, tổng lượng chất thải y tế phát sinh một ngày trên địa bàn Hà Nội là 15,8 tấn/ngày

Theo số liệu thống kê, tổng lượng chất thải y tế phát sinh trên địa bàn thành phố là khoảng 27.522 kg/ngày; trong đó chất thải y tế nguy hại khoảng 8.448 kg/ngày (chiếm khoảng 30%), chất thải rắn thông thường khoảng 19.074 kg/ngày. Dự báo đến năm 2020, khối lượng chất thải của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố phát sinh trung bình khoảng 90 tấn/ngày; đến năm 2030 sẽ phát sinh khoảng 150 tấn/ngày.

Hiểm nguy từ chất thải y tế

Theo các chuyên gia y tế, việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương cho cơ thể do các vật sắc nhọn (như kim tiêm). Các vật sắc nhọn này không chỉ gây nên những vết cắt, đ.âm mà còn gây n.hiễm t.rùng các vết thương nếu vật sắc nhọn đó bị nhiễm tác nhân gây bệnh.

Như vậy, những vật sắc nhọn ở đây được coi là loại chất thải rất nguy hiểm bởi nó gây tổn thương kép (vừa gây tổn thương, vừa gây bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV…).

Hơn nữa, trong chất thải y tế lại chứa đựng các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như tụ cầu, HIV, viêm gan B. Các tác nhân này có thể thâm nhập vào cơ thể qua các vết trầy xước, vết đ.âm x.uyên, qua niêm mạc, qua đường hô hấp (do hít phải), qua đường tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải).

Nước thải bệnh viện còn là nơi “cung cấp” các vi khuẩn gây bệnh, nhất là nước thải từ những bệnh viện chuyên về các bệnh truyền nhiễm cũng như trong các khoa lây nhiễm của các bệnh viện. Những nguồn nước thải này là một trong những nhân tố cơ bản có khả năng làm lây lan các bệnh truyền nhiễm thông qua đường tiêu hóa.

Đặc biệt, nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước khi sử dụng nguồn nước này vào mục đích tưới tiêu, ăn uống…

Như vậy, nếu việc thu gom, phân loại và xử lý các chất thải y tế không đảm bảo đó sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và nhất là của những người trực tiếp tiếp xúc với chất thải.

Cơ sở yếu kém trong phân loại chất thải

Hầu hết cấp y tế cơ sở đều yếu kém trong việc phân loại chất thải y tế

Tại Hà Nội, chất thải rắn y tế nguy hại hiện đang được xử lý chủ yếu tại chỗ, xử lý theo cụm và xử lý tập trung; thu gom, xử lý 100% lượng chất thải nguy hại lây nhiễm thuộc khối công lập do thành phố quản lý, tương ứng 1,15 tấn/ngày theo đúng quy định.

Theo khảo sát, 31/2.956 cơ sở y tế tư nhân đã ký hợp đồng thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại với đơn vị có đủ chức năng, với tổng khối lượng thu gom, xử lý là 901 kg/ngày. Một số cơ sở y tế đã, đang áp dụng mô hình xử lý tại chỗ theo công nghệ đốt và công nghệ không đốt.

Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, lượng chất thải rắn phát sinh một ngày của các cơ sở do sở y tế quản lý (41 bệnh viện, 30 trung tâm y tế huyện, 14 trung tâm chuyên khoa) khoảng 11 tấn/ ngày.

Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở y tế tư nhân, trạm y tế phường, xã việc phân loại, thu gom chưa tốt, thậm chí để lẫn rác y tế nguy hại với chất thải y tế thông thường và rác sinh hoạt… gây ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người dân.

Trong đó, có 9,249 tấn/ngày là chất thải rắn y tế thông thường 1,842 tấn/ngày là chất thải rắn y tế nguy hại. Các trạm y tế xã/phường/thị trấn trung bình mỗi ngày thải ra từ 0,1 – 0,5 kg chất thải rắn y tế nguy hại và 1 – 4 kg chất thải rắn y tế thông thường.

Theo ước tính, đến năm 2020, tổng lượng chất thải y tế phát sinh một ngày trên địa bàn Hà Nội là 15,8 tấn/ngày, trong đó khối lượng chất thải y tế nguy hại là 3,16 tấn/ngày.

Theo UBND TP Hà Nội, đến năm 2020, 100% chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn; 100% các bệnh viện, trung tâm y tế do thành phố quản lý có hệ thống xử lý đạt chuẩn ra môi trường; 100% các cơ sở y tế phải có hệ thống phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải y tế nguy hại theo quy định…

Năm 2025, 100% chất thải y tế nguy hại (rắn, lỏng) tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP Hà Nội được thu gom, xử lý đạt chuẩn môi trường.

T ổng quan về các cơ sở y tế trên địa bàn TP Hà Nội

Hiện nay, TP Hà Nội có tổng cộng 3.676 cơ sở y tế:

Các cơ sở y tế Trung ương: Tổng số 46 cơ sở; trong đó có 25 BV đa khoa và chuyên khoa do Bộ Y tế quản lý; 21 BV và trung tâm khám chữa do các bộ, ngành khác quản lý.

Các cơ sở y tế tuyến thành phố, gồm: 41 BV đa khoa, chuyên khoa và 19 trung tâm chuyên khoa bao gồm các lĩnh vực y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe sinh sản, kiểm dịch y tế quốc tế, giám định y khoa…

Các cơ sở y tế tuyến quận/huyện/thị xã: 30 trung tâm. Phường/xã/thị trấn: 585 trạm y tế. Cơ sở y tế tư nhân, gồm: 2.956 cơ sở, trong đó có 35 bệnh viện, 155 phòng khám đa khoa, 2.766 phòng khám chuyên khoa.

Trần Hòa

Theo GDTĐ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *