Hóa ra đây là lý do người trẻ bị già trước t.uổi

Một nghiên cứu đã chỉ ra lý do rất thường gặp trong cuộc sống thường ngày khiến người trẻ cảm thấy bản thân già hơn t.uổi.

Người trẻ hiện nay gặp nhiều yếu tố gây căng thẳng mỗi ngày, điều khiến họ đôi khi cảm thấy bản thân “già hơn”. Ảnh: Orlando Thrive Therapy.

Trong nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Mental Health Science, Shevaun Neupert, giáo sư tâm lý học tại Đại học Bắc Carolina, cùng cộng sự đã thu thập dữ liệu từ 107 người độ t.uổi 18-36.

Người tham gia được theo dõi trong 8 ngày, từ đó đ.ánh giá mức độ căng thẳng trong cuộc sống. Họ sẽ cảm nhận và nhìn bản thân giống bao nhiêu t.uổi vào mỗi ngày, cũng như họ cảm thấy mình đang có thể làm chủ cuộc sống bản thân ở mức nào, Newsweek đưa tin ngày 6/3.

“Điểm mấu chốt là những ngày người tham gia có mức độ căng thẳng cao hơn bình thường, họ cũng cảm thấy mình già hơn. Tình trạng này cũng chỉ diễn ra khi họ cảm thấy khó kiểm soát những chuyện trong cuộc sống hơn so với ngày thường”, bà Neupert nói.

Mức độ căng thẳng mạn tính có thể gây nhiều hậu quả cho cả sức khỏe tinh thần và thể chất, bao gồm lo âu, trầm cảm, bệnh tim mạch, hen suyễn và đái tháo đường.

Căng thẳng cũng có thể dẫn đến mệt mỏi mạn tính, béo phì, các vấn đề về tiêu hóa và rối loạn hệ miễn dịch. Những tình trạng này đều khiến mỗi người cảm thấy già hơn so với t.uổi thực tế.

“Đã có những nghiên cứu nói rằng căng thẳng khiến người lớn cảm thấy già đi, hay những tài liệu chỉ ra khi người già cảm thấy vậy, điều đó có thể liên quan đến nhiều hệ lụy sức khỏe”, giáo sư tâm lý học Shevaun Neupert cho biết.

Vị giáo sư nhận định chưa có nhiều nghiên cứu về tình trạng này ở độ t.uổi dưới 30. Do đó, hiểu sâu về vấn đề căng thẳng ở mọi độ t.uổi có thể giúp đưa ra những phương pháp bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần.

Dù kết quả nghiên cứu trên mang tính chủ quan, các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra suy nghĩ về “t.uổi tâm hồn” – được hiểu là mỗi người sẽ cảm nhận họ trẻ hơn hay già hơn t.uổi thực tế – có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe, hiệu suất nhận thức hay các triệu chứng trầm cảm.

Kết quả cũng cho thấy: Tâm lý tin tưởng bản thân có thể làm chủ được cuộc sống cũng góp phần chống lại một số tác động tiêu cực từ những yếu tố gây căng thẳng hàng ngày.

“Nghiên cứu này có thể đúng thời điểm, khi các nhà nghiên cứu nhận thấy mức độ căng thẳng cao hơn ở người trẻ hiện nay, khi so với những người thế hệ trước thời còn trẻ”, bà Neupert nói.

Người già cần làm gì để việc đi bộ hiệu quả hơn?

Đi bộ là một trong những bộ môn phổ biến được nhiều người già lựa chọn, đây cũng là hoạt động an toàn với người già.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đi bộ sao cho hiệu quả và tránh được các chấn thương.

Đi bộ mang đến nhiều lợi ích cho người già như giúp duy trì cân nặng, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường, giảm huyết áp, ngăn ngừa loãng xương, cải thiện sức khỏe tinh thần, cải thiện sự cân bằng…

Để việc đi bộ có hiệu quả người cao t.uổi cần thực hiện những bước sau:

Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi đi bộ

Trước khi bắt đầu đi bộ, người già nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tìm ra mức độ tập luyện phù hợp. Đây là bước vô cùng quan trọng bởi người già thường mắc các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tim mạch, xương khớp, hô hấp…

Đi bộ giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần của người cao t.uổi theo nhiều cách.

Do vậy, việc tập luyện với cường độ không phù hợp, tập luyện gắng sức, tập luyện cường độ cao trong thời gian dài, sai tư thế đều có thể dẫn tới việc chấn thương hoặc làm nặng thêm tình trạng của các bệnh lý đang mắc.

Khi người già cảm thấy có vấn đề về sức khỏe kể cả không nghiêm trọng thì vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được các hoạt động phù hợp với thể trạng của từng người. Hoặc người già có thể thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi muốn lựa chọn một môn thể thao, hoạt động thể chất nào.

Lắng nghe cơ thể

Người già có thể biến việc đi bộ thành một hoạt động hàng ngày giống như thói quen. Tuy nhiên trong lúc luyện tập người già vẫn cần lắng nghe cơ thể nếu trường hợp tốc độ khiến bạn cảm thấy bị hụt hơi nhưng vẫn có thể trò chuyện thì được xem là cường độ tập luyện lý tưởng.

Người già nên đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải.

Nếu trong lúc tập luyện người già cảm thấy có những bất thường về sức khỏe hoặc gặp chấn thương, cơn đau… hãy thông báo với bác sĩ về vấn đề này.

Người già nên đi bộ bao lâu mỗi tuần?

Một khuyến cáo của Australia về nguyên tắc hoạt động thể chất và hành vi đã đưa ra khuyến nghị, những người già (từ 65 t.uổi trở lên) nên duy trì việc thực hiện hoạt động với cường độ vừa phải khoảng 30 phút mỗi ngày.

Trước khi đi bộ, người già nên khởi động kỹ đồng thời thực hiện giãn cơ trước và sau khi đi bộ. Người già có thể lựa chọn việc đi bộ với tốc độ ổn định trong khoảng thời gian dài hoặc chia làm từng đợt ngắn, với tốc độ nhanh hoặc lựa chọn việc đi lên dốc, cầu thang. Những hoạt động này đều mang lại lợi ích sức khỏe cho cơ thể.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *