Khi nào nên tiêm phòng cúm

Có thể tiêm phòng cúm bất cứ thời điểm nào trong năm và ít nhất 2 tuần trước khi vào mùa dịch để cơ thể sản sinh đề kháng chống lại virus cúm.

Vaccine cúm đã có từ rất lâu và trở nên quen thuộc với nhiều người. Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lây lan nhanh, việc tiêm vaccine phòng cúm càng mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ.

Đối tượng nên và không nên tiêm phòng cúm

Tất cả mọi người từ 6 tháng t.uổi trở lên đều được xem là đối tượng nên chủng ngừa cúm mỗi năm một lần. Tiêm phòng cúm mang lại lợi ích to lớn, giúp cơ thể đề kháng với bệnh cúm, ngăn ngừa tình trạng phải nhập viện liên quan đến căn bệnh này, vaccine cúm cũng giảm nguy cơ t.ử v.ong. Theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), trong giai đoạn 2017-2018, tiêm phòng cúm đã ngăn ngừa khoảng 6,2 triệu lượt bệnh nhân cúm, 3,2 triệu lượt khám bệnh liên quan đến cúm, 91.000 ca nhập viện và 5.700 ca t.ử v.ong liên quan đến cúm.

Việc tiêm phòng cúm đặc biệt quan trọng với những người có nguy cơ cao gặp biến chứng nghiêm trọng do bệnh cúm gây ra. Hầu hết những người bị bệnh cúm sẽ ở tình trạng nhẹ, không cần chăm sóc y tế hoặc thuốc kháng virus và nhanh chóng hồi phục sau chưa đầy hai tuần. Tuy nhiên, một số người có nhiều khả năng bị biến chứng cúm có thể phải nhập viện và đôi khi dẫn tới t.ử v.ong.

Người lớn t.uổi là đối tượng cần ưu tiên tiêm vaccine cúm hàng năm. Ảnh: VNVC

Các biến chứng liên quan đến bệnh cúm có thể xảy ra bao gồm viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp, n.hiễm t.rùng xoang và n.hiễm t.rùng tai. Cúm cũng khiến các vấn đề sức khỏe mãn tính trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ, người mắc bệnh hen suyễn mãn tính dễ bị các cơn hen suyễn kịch phát h.ành h.ạ nếu mắc bệnh cúm, bệnh nhân suy tim sung huyết mãn tính có thể khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn dưới sự tác động của virus cúm.

Những nhóm người có nhiều khả năng bị các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm, được khuyến cáo nên tiêm phòng cúm gồm: người từ 65 t.uổi trở lên, phụ nữ mang thai, t.rẻ e.m, đặc biệt ở những trẻ dưới 5 t.uổi, người bị bệnh hen suyễn, người bị tim mạch và đột quỵ, người bị tiểu đường, người có HIV/AIDS, người bị bệnh ung thư, t.rẻ e.m có các vấn đề sức khỏe về thần kinh…

Tuy nhiên có một số nhóm người được khuyến cáo là không nên tiêm phòng cúm gồm: t.rẻ e.m dưới 6 tháng t.uổi, những người bị dị ứng, có thể phản ứng quá mẫn nặng đến mức đe dọa tính mạng với bất kỳ thành phần nào có trong vaccine cúm, có thể bao gồm gelatin, kháng sinh hoặc các thành phần khác.

Những người bị dị ứng với trứng nghiêm trọng (có các triệu chứng khác ngoài phát ban sau khi tiếp xúc với trứng), những người bị Hội chứng Guillain-Barré (còn được gọi là GBS) và những người đang cảm thấy không khỏe, ví dụ như đang điều trị các bệnh lý n.hiễm t.rùng cấp tính, nên cân nhắc và trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi tiêm phòng cúm.

Khi nào nên tiêm phòng cúm?

Việc chủng ngừa cúm có thể thực hiện bất cứ thời điểm nào trong năm để ngăn ngừa tình trạng bị bệnh cúm xảy ra. Vào những thời điểm dễ phát sinh dịch cúm càng nên chủng ngừa nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân và ngăn ngừa virus cúm lây lan trong cộng đồng. Thời điểm thích hợp là khoảng 2 tuần trước khi vào mùa dịch vì sau khi tiêm vaccine, cơ thể cần 2 tuần để sản sinh ra để kháng chống lại virus cúm.

Với t.rẻ e.m dưới 9 t.uổi, sẽ cần tiêm hai liều nên cần bắt đầu quá trình tiêm chủng sớm hơn, do hai liều phải được tiêm cách nhau ít nhất 4 tuần. Ở Mỹ, người dân có xu hướng tiêm ngừa cúm nhiều vào mùa thu, trước khi dịch cúm mùa bắt đầu vào tháng 11. Với Việt Nam, vì là một nước nhiệt đới nên bệnh cúm có thể xảy ra quanh năm, người dân có thể chủng ngừa cúm vào bất kỳ thời gian nào.

Bên cạnh đó các chuyên gia y tế cũng khuyên người dân nên tiêm ngừa cúm vào những thời điểm nhạy cảm về bệnh tật. Ví dụ, thời điểm hiện nay dịch bệnh Covid-19 đang lây lan nhanh và gây hoang mang trong cộng đồng. Việc tiêm ngừa cúm dù không có tác động phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 gây ra, nhưng lại giúp người dân tăng cường sức khỏe miễn dịch chung và giảm nguy cơ mắc phải một loại bệnh truyền nhiễm.

Đặc biệt, các biểu hiện của bệnh cúm có rất nhiều điểm tương tự Covid-19 như sốt, sổ mũi, ho… Nếu một người bị cúm trong thời điểm này với các biểu hiện kể trên sẽ gây lo lắng cho chính bản thân cũng như sự hoang mang cho những người xung quanh và cả sự quá tải cho các cơ sở y tế trong việc chẩn đoán và xét nghiệm.

Bé 13 ngày t.uổi nhiễm virus RSV, mẹ quặn lòng nhìn con trong tình trạng “người xanh ngắt, lủng lẳng dây xông cắm vào miệng”

Virus RSV đến ngay từ nụ hôn yêu thương của người lớn và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu cha mẹ chủ quan.

Với trẻ nhỏ, virus hợp bào hô hấp (RSV) là “kẻ thù rất đáng sợ” vì thực tế, nó đã gây ra không ít hậu quả nặng nề. Theo các chuyên gia, virus này lây lan rất nhanh, chỉ sau virus cúm. Chúng lây dễ dàng từ người sang người qua dịch tiết đường hô hấp như ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, hôn,… Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng trẻ.

Chị Phạm Thúy Quỳnh (32 t.uổi, hiện đang sinh sống tại Hà Nội) là một người mẹ đã từng trải qua hoàn cảnh có con bị nhiễm virus RSV cách đây hơn 3 năm, đến giờ nhớ lại chị vẫn còn rùng mình vì sợ hãi.

Chị kể, khi sinh con xong chị yên tâm vì con bú khỏe, ngủ ngoan nhưng bất ngờ đến ngày thứ 13 thì bé lên cơn sốt. Đến đêm bé có biểu hiện chảy nước mũi, thở khò khè. Tưởng con chỉ bị sổ mũi thông thường, chị có kế hoạch hôm sau sẽ đưa con đi khám ở phòng khám tư. Nhưng đêm đó, chị làm đủ mọi cách con không giãn sốt. Sau khi gọi điện bác sĩ xin lịch khám, bác sĩ vừa hỏi được 3 câu: ” Triệu chứng như nào? Có sốt không? Trẻ sơ sinh à? ” đã hoảng hốt bảo chị: ” Đi viện ngay còn kịp “.

Con gái chị Quỳnh bị nhiễm virus RSV khi mới 13 ngày t.uổi.

Chị nhớ như in, một tay chị kéo con lớn, một tay xốc con nhỏ bắt taxi vào BV Nhi Trung ương. Con chị nhập viện ngay lập tức tại Khoa Cấp cứu chống độc

Nhìn đứa con bé như con chuột nằm đủ thứ dây dợ kim tiêm cắm vào người mà mình không khóc nổi. Bác sĩ chẩn đoán con bé con bị nhiễm virus RSV. Virus này với người lớn dường như vô hại nhưng với trẻ con, nhất là trẻ sơ sinh thì vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến t.ử v.ong. Nguyên nhân thường là lây từ người lớn, anh chị em trong nhà bị ho, sổ mũi… gần đ.ứa t.rẻ hoặc hôn hít vào miệng chúng “, chị Quỳnh kể.

Sau đó là chuỗi ngày chị cách ly với con. Mỗi ngày chị vắt 8 cữ sữa gửi vào cho bé. 11h trưa hàng ngày, các bố các mẹ chạy lên hội trường nghe ngóng tin tức của con. Mỗi trẻ được nhận xét tình hình khoảng hai phút. Bé nhà chị Quỳnh bị suy hô hấp, phải thở máy, tình trạng bệnh diễn biến rất nhanh dù trước đó 1 ngày chỉ hâm hấp sốt và chảy nước mũi.

Sau 7 ngày cách ly, con gái chị Quỳnh được ghép mẹ. Hai vợ chồng chị thay nhau chăm con.

Sau 7 ngày dài đằng đẵng nằm trong phòng cách ly thì bé nhà chị Quỳnh được ghép mẹ: ” Đến lúc bác sĩ bế con ra, nhìn con xanh ngắt, mồm tái nhợt, lủng lẳng cái dây xông dán trên mép cắm sâu vào miệng. Trán với má toàn những vết băng dính mới bóc đỏ ửng. Người con bé lẩy bẩy như chó con dấp nước, mình nhìn mà sợ phát khóc “.

Khó khăn vẫn chưa dừng lại, những ngày tiếp đó lại là một cuộc chiến mới với hai mẹ con. Ngày dài, đêm đến với chị Quỳnh như vô tận khi nghe những tiếng ọc ọc của máy thở, tiếng các mẹ dỗ con cả đêm, tiếng những đ.ứa b.é đau ốm khóc rền rĩ vì sốt, vì mệt, có bé phải chạy máy thở cả đêm. Có bé mỗi lần ộc lên là cả sữa, cả thuốc, cả dịch, cả m.áu loang lổ trong ống xông, chị Quỳnh nhìn mà xót ruột thay cho mẹ của bé.

Phòng đông người, chị Quỳnh lại lo con bị lây chéo vì trong phòng có nhiều bé bị viêm phổi. Hai giường kê san sát nhau nên lúc nào cũng phải nằm co. Chị bảo, kiêng khem, ở cữ tại đây là 1 khái niệm quá xa xỉ. Ai cũng chỉ mơ được tắm một mình 1-2 phút còn chẳng được nữa là có người bế con cho tắm. Mơ ăn bát cơm nóng có khói bốc lên cho có sữa mà không mẹ nào có cái diễm phúc ấy.

Mỗi lần nhớ lại câu chuyện con bị nhiễm virus RSV 3 năm về trước là chị Quỳnh lại rùng mình.

Sau hơn chục ngày điều trị, sức khỏe của con gái chị Quỳnh tiến triển tốt và được ra viện. Chị nhớ lại, thời điểm con gái bị nhiễm virus RSV, trong nhà của chị cũng có mấy người đang bị sụt sịt. Chị phán đoán có thể con gái mình ở gần người ốm hoặc do được người lớn âu yếm nên bé đã nhiễm bệnh.

Do đó, chị Quỳnh dành lời khuyên cho các ông bố bà mẹ có con nhỏ cần hết sức thận trọng, luôn luôn nhắc nhở mọi người xung quanh không được ôm hôn trẻ. Nếu trong nhà có người ốm thì phải hạn chế tối đa việc tiếp xúc với em bé,… chỉ chủ quan 1 giây là hậu quả khôn lường.

Virus hợp bào hô hấp RSV (respiratory syncytial virus) là một loại virus gây n.hiễm t.rùng phổi và đường hô hấp, gây viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Virus này đi vào cơ thể qua mắt, mũi hoặc miệng.

Virus RSV dễ dàng lây truyền từ người sang người qua các dịch tiết đường hô hấp bị nhiễm virus như: Ho, hắt hơi… Virus này cũng có thể tồn tại nhiều giờ trên các vật dụng như bàn, ghế, đồ chơi của bé… Do đó, nếu chạm vào các đồ vật có virus rồi đưa lên miệng, trẻ sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm virus.

Người lớn và trẻ khỏe mạnh khi nhiễm virus RSV triệu chứng thường nhẹ. Nhưng với những trẻ sinh non và trẻ sơ sinh có những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, virus RSV có thể gây viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi, suy thở nhanh, rất nguy hiểm cho trẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *