Một loại thuốc kháng sinh đã ra đời gần 7 thập kỷ trước đã tác động bất ngờ lên cơ chế chống ung thư tự nhiên của cơ thể, khi được kết hợp đúng cách với xạ trị.
Vancomycin – loại thuốc kháng sinh được sử dụng từ thập niên 50 của thế kỷ trước có thể là biện pháp tăng cường sẵn có, giá thành thấp, cứu mạng hàng loạt bệnh nhân ung thư.
Trong nghiên cứu mới của Đại học Pennsylvania (Mỹ), các bác sĩ đã cho bệnh nhân dùng vancomycin sau khi họ được xạ trị. Khi đó, loại khác sinh cũ kỹ này bỗng có tương tác bất ngờ với hệ vi sinh vật đường ruột, kích thích hệ miễn dịch của bệnh nhân “trỗi dậy” đủ mạnh để t.iêu d.iệt nốt những gì xạ trị còn để lại ở khu vực có khối u và cả các tế bào ung thư còn lang thang ở những vị trí xa trong cơ thể.
Tế bào ung thư – ảnh: SHUTTERSTOCK
Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư là xu hướng mới của những năm gần đây và được các nhà khoa học khắp thế giới dày công nghiên cứu. Thế nhưng, tạo nên một liệu pháp miễn dịch kết hợp được với xạ trị, lại dựa trên một loại thuốc có sẵn sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí nghiên cứu. Hơn nữa, sau thử nghiệm lâm sàng thành công nói trên, phương pháp có thể được ứng dụng trong một tương lai gần.
Theo phó giáo sư – tiến sĩ Andrea Facciabene, Trường Y khoa Perelmann trực thuộc Đại học Pennsylvania, đây còn là một phương pháp bền vững vì tác động đến cơ chế sâu xa điều khiển hệ miễn dịch: các vi khuẩn đường ruột; giúp đào tạo cơ thể tự chống lại căn bệnh thay vì chỉ đơn thuần trị bệnh. Loại thuốc này đặc biệt cải thiện chức năng của các tế bào đuôi gai, dạng tế bào truyền tin giúp các tế bào T (Tế bào T, hoặc tế bào lympho T, là một loại tế bào lympho – một phân lớp của bạch cầu – đóng một vai trò trung tâm trong miễn dịch qua trung gian tế bào) của hệ miễn dịch biết chính xác mình phải tấn công cái gì. Phương pháp được chứng minh là hiệu quả với nhiều loại ung thư khác nhau.
Vancomycin còn được cấu thành bởi các phân tử lớn, vì vậy nó sẽ được “giam lỏng” trong ruột bệnh nhân nhưng không lưu thông đến phần còn lại của cơ thể như các kháng sinh khác, vì thế giảm thiểu tác dụng phụ của loại thuốc này lên các cơ quan khác.
Sau bài công bố trên tạp chí khoa học Journal of Clinical Investigation, các tác giả cho biết họ đang thúc đẩy để bắt đầu giai đoạn thử nghiệm phương pháp xạ trị kết hợp vancomycin này trực tiếp tại các phòng khám.
A. Thư
Theo EurekAlert/nguoilaodong
Thành công trong thử nghiệm CRISPR chống ung thư
Trong thử nghiệm lâm sàng đầu tiên thuộc loại này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng công cụ chỉnh sửa gen CRISPR để tinh chỉnh DNA người của các tế bào miễn dịch với hy vọng chống được bệnh ung thư.
Các nhà khoa học Mỹ đã sử dụng liệu pháp chỉnh sửa gen để điều trị thử nghiệm trên bệnh nhân ung thư. Ảnh: AP
Hiện dữ liệu sơ bộ từ thử nghiệm cho thấy, kỹ thuật này an toàn để sử dụng ở bệnh nhân ung thư. “Đây là bằng chứng cho thấy, chúng ta có thể thực hiện chỉnh sửa gen của các tế bào này một cách an toàn”, đồng tác giả nghiên cứu, GS.TS Edward Stadtmauer, chuyên gia về ung thư tại Đại học Pennsylvania (Mỹ), nói với truyền thông.
Tuy nhiên, “điều trị này chưa sẵn sàng để đi tới thời kỳ đỉnh cao”, ông Sergemauer nói thêm trong một cuộc phỏng vấn với NPR. “Nhưng nó chắc chắn rất hứa hẹn”.
Cho đến nay, chỉ có ba bệnh nhân được điều trị tiên phong – hai bệnh nhân bị ung thư m.áu gọi là đa u tủy và một bệnh nhân mắc sarcoma, ung thư mô liên kết, theo một tuyên bố từ Đại học Pennsylvania. Các nhà nghiên cứu đã có thể loại bỏ, chỉnh sửa và trả lại các tế bào một cách an toàn cho cơ thể bệnh nhân. An toàn được đo lường về mặt tác dụng phụ và các tác giả nhận thấy rằng, không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào từ việc điều trị.
Một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I, như thử nghiệm này, thường chỉ bao gồm một số ít bệnh nhân, theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ. Thử nghiệm nhỏ nhằm xác định cách cơ thể phản ứng với một loại thuốc mới và liệu bệnh nhân có gặp bất kỳ phản ứng bất lợi nào không. Các thử nghiệm ở giai đoạn I không giải quyết được liệu một loại thuốc có thực sự có tác dụng điều trị một tình trạng hay không – câu hỏi đó sẽ xuất hiện trong các thử nghiệm sau này. Như hiện tại, nghiên cứu CRISPR cho thấy, rằng liệu pháp điều trị ung thư mới ít nhất là an toàn cho ba người trên.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học lần đầu tiên sử dụng CRISPR để cắt ba gen từ DNA của các tế bào miễn dịch. Hai trong số các gen chứa các hướng dẫn để xây dựng các cấu trúc trên bề mặt tế bào đã ngăn các tế bào ung thư (T) liên kết với các khối u đúng cách, theo tuyên bố của trường đại học. Gen thứ ba cung cấp các hướng dẫn cho một loại protein có tên PD-1, một loại “công tắc tắt” mà các tế bào ung thư tác động vào để ngăn chặn các cuộc tấn công của tế bào miễn dịch.
“Việc sử dụng chỉnh sửa CRISPR của chúng tôi là hướng tới việc cải thiện hiệu quả của các liệu pháp gen, chứ không phải chỉnh sửa DNA của bệnh nhân”, đồng tác giả GS.TS Carl June, chuyên gia về liệu pháp miễn dịch tại Đại học Pennsylvania, cho biết trong tuyên bố.
Với những điều chỉnh này được thực hiện, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một loại virus đã được sửa đổi để đặt một thụ thể mới trên các tế bào T trước khi tiêm chúng trở lại vào bệnh nhân. Các thụ thể mới sẽ giúp các tế bào xác định vị trí và tấn công các khối u hiệu quả hơn.
Cho đến nay, các tế bào được chỉnh sửa vẫn tồn tại bên trong cơ thể bệnh nhân và được nhân lên như dự định, ông Sergemauer nói với truyền thông. Tuy nhiên, không rõ liệu và khi nào các tế bào sẽ phát động một cuộc tấn công hiệu quả lên căn bệnh ung thư của bệnh nhân, ông nói thêm.
Hai đến ba tháng sau khi điều trị, bệnh ung thư của một bệnh nhân tiếp tục xấu đi như trước khi điều trị và một bệnh nhân khác vẫn ổn định, theo báo cáo. Bệnh nhân thứ ba mới được điều trị nên chưa có đ.ánh giá phản ứng.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu đặt mục tiêu tuyển dụng thêm 15 bệnh nhân vào thử nghiệm để đ.ánh giá cả sự an toàn của kỹ thuật và hiệu quả của nó trong việc loại bỏ ung thư. Các kết quả an toàn sớm sẽ được trình bày vào tháng tới tại một cuộc họp của Hiệp hội Huyết học Hoa Kỳ tại Orlando, Florida, theo tuyên bố của trường đại học.
Lê Đức
Theo Livescience