Trong một báo cáo đầu năm nay, một em bé vừa chào đời đã “mang thai” và phải “mổ đẻ” để sinh ra người anh/chị em ruột của mình trong một trường hợp mang thai hi hữu trong lịch sử y học.
Một nữ hộ sinh kẹp bánh rau sau khi Jessica Moreno sinh con trai tại Bệnh viện Đại học Virgen de la Candelaria của Santa Cruz de Tenerife, trên đảo Canary, Tây Ban Nha, vào ngày 24 tháng 10 năm 2013. Người phụ nữ này đã sinh một b.é t.rai và 26 ngày sau lại sinh tiếp một b.é t.rai nữa là em sinh đôi của b.é t.rai đầu.
Ca sinh nở kỳ lạ
Tháng Ba năm ngoái, một người mẹ đã cho ra đời một b.é g.ái được đặt tên là Itzmara sau ca mổ đẻ, một thủ thuật bình thường được tiến hành khi các bác sĩ cho rằng việc sinh thường qua đường â.m đ.ạo sẽ khiến em bé hoặc người mẹ gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, chỉ 24 giờ sau đó, các bác sĩ đã phải thực hiện một ca phẫu thuật tương tự với chính Itzmara vì b.é g.ái rõ ràng đã “nuốt” người anh/chị em sinh đôi của mình khi còn trong bụng mẹ, khiến Itzmara cũng “có thai”.
Ca mang thai hi hữu này được phát hiện lần đầu tiên khi người mẹ, cô Monica Vega, sống ở Barranquilla, Colombia, siêu âm khi mang thai 7 tháng. Qua siêu âm, các bác sĩ phát hiện ra rằng Vega rõ ràng có hai dây rốn cô. Trong khi một rốn nối em bé với mẹ, thì dây rốn kia lại nối em bé với một khối, được xác nhận là thai sinh đôi ký sinh của em bé.
Sau đó, các bác sĩ đã chẩn đoán rằng bé Itzmara là trường hợp “thai trong thai”, một tình trạng hiếm gặp xảy ra khi một thai mang cơ thể dị hình của một thai khác – anh/chị em sinh đôi của nó. Sau đó, các bác sĩ sau đó đã quyết định rằng Itzmara cần được ra đời để có thể được “mổ đẻ” ngay lập tức. Theo các bác sĩ, việc để em bé mang thai ký sinh sẽ có nguy cơ thai ký sinh tự phát triển và làm tổn thương các cơ quan của Itzmara.
Và vì vậy, Itzmara đã được “mổ đẻ” sau khi chào đời. Khối thai ký sinh được báo cáo là không có tim và não và em bé được báo cáo là có sức khỏe tốt sau mổ.
Theo thông tin từ Viện sức khỏe quốc gia Mỹ, trường hợp “thai trong thai” như ở Itzmara là rất hiếm, chỉ xảy ra một lần trong khoảng 500.000 ca sinh. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đều giống nhau bởi vì có một số trường hợp phát triển khi đ.ứa t.rẻ đã lớn và một số trường hợp không ảnh hưởng gì ngay cả khi đ.ứa t.rẻ đã là người lớn.
Cẩm Tú
Theo MD/Dân trí
Nín thở nghe mẹ kể chuyện con sinh ra không thở trong 28 phút vì dây rốn quấn chặt quanh cổ
Một bà mẹ đã đối mặt với cơn ác mộng khi vừa sinh con bởi sợi dây rốn quấn cổ đã khiến em bé sơ sinh không thở trong suốt 28 phút.
Bà mẹ Alex Kelly (25 t.uổi) hiện đang sinh sống tại Anh, cảm thấy như mình vừa trải qua ác mộng khi nghe tin có thể cô sẽ mất con chỉ vì một sợi dây rốn quấn chặt quanh cổ.
Eva được chẩn đoán là một em bé khỏe mạnh khi còn ở trong bụng mẹ nhưng c.ô b.é đã không thở trong suốt 28 phút kể từ khi chào đời vì một sợi dây rốn quấn cổ. Các bác sĩ cảnh báo rằng Eva có khả năng không qua khỏi và gần như chắc chắn sẽ bị tổn thương não vĩnh viễn. Ngay lập tức, c.ô b.é được chuyển từ Bệnh viện Northumbria sang bệnh viện Hoàng gia Victoria ở Newcastle-Ty-Tyne, Anh.
Eva được nằm trong hệ thống làm mát nhằm giữ cho nhiệt độ c.ô b.é ở mức 33,5 độ C trong vòng 72 giờ.
“Các bác sĩ nói rằng nếu may mắn, chúng tôi có thể về nhà cùng một đ.ứa t.rẻ bị tổn thương não nghiêm trọng. Đây đúng là cơn ác mộng tồi tệ nhất đối với mọi cha mẹ”,Alex nói. “Tôi vừa nắm tay Marc, vừa khóc, vừa muốn ôm Eva trong tay và thức dậy khỏi giấc mơ kinh hoàng này”.
Tại bệnh viện Hoàng gia Victoria, Eva được đưa ngay vào hệ thống làm mát, giữ cho nhiệt độ cơ thể của c.ô b.é ở mức 33,5 độ C trong vòng 72 giờ. Trong khi Alex và chồng lo lắng và cầu nguyện các bác sĩ cho con mình vào lồng ấp thì Eva lại có những chuyển biến tốt. Mặc dù phải chịu những cơn động kinh nhưng c.ô b.é đã dần dần ổn định. Và sau 12 ngày chiến đấu giành giật sự sống, cuối cùng, cô bé cũng được các bác sĩ cho về nhà.
C.ô b.é được bố mẹ và chị gái đến thăm.
Alex chia sẻ : “Từ lúc đó đến nay, Eva đã đạt được tất cả các mốc quan trọng của mình và không có dấu hiệu bị tổn thương não. Điều này thật khó tin. Marc và tôi phải tự nhéo mình để nhắc chúng tôi nhớ những gì chúng tôi đã trải qua. Ngay cả các chuyên gia cũng không thể giải thích được điều này”.
Hiện Eva đã trở thành một cô bé bụ bẫm đáng yêu như thế này.
Hệ thống làm mát đã cứu sống Eva được sử dụng tiên phong bởi giáo sư Mari-anne Thoresen – chuyên gia chăm sóc đặc biệt cho trẻ mới sinh tại Bệnh viện Hoàng gia Bristol. Bà nói: “Tôi đã làm mát trẻ sơ sinh từ năm 1998 và tôi biết hiệu quả của nó như thế nào để cứu sống và hạn chế tổn thương não ở trẻ mới sinh”.
Bằng cách sử dụng kỹ thuật làm mát nhằm làm chậm tốc độ c.hết đi của tế bào thần kinh và cho phép chúng tái tạo, kỹ thuật này đã giúp những đ.ứa t.rẻ thiếu oxy giảm nguy cơ t.ử v.ong từ 34% xuống chỉ còn 9% và khả năng tổn thương não giảm từ 41% xuống còn 28%.
Theo Helino