Nghiên cứu chỉ ra rằng di truyền chỉ tham gia 20-40% trí thông minh của trẻ, các yếu tố còn lại thuộc về cách giáo dục và nguồn dinh dưỡng.
Tại hội thảo Dưỡng chất tốt nhất từ Nhật Bản vì con, GS.TS.BS Nguyễn Gia Khánh, Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt nam, cho biết khoa học đã chứng minh di truyền chỉ tham gia 20-40% vào trí thông minh của trẻ. Một đ.ứa t.rẻ có thành công hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng, môi trường giáo dục và sự nỗ lực học hỏi của con.
Các nghiên cứu cho thấy hệ thần kinh của trẻ bắt đầu hình thành ngay từ khi thụ thai và sẽ phát triển nhanh từ tuần thứ 8 của thai kỳ. Khi chào đời, não trẻ đã bằng 25% trong lượng não trưởng thành. Đến 2 t.uổi đạt 80% và đến 6 t.uổi gần như đạt 100% trọng lượng so với não người lớn.
Do đó, giai đoạn mang thai và từ khi trẻ sinh ra tới 6 năm đầu đời là thời kỳ quan trọng để tác động, rèn trí thông minh cho trẻ. Đây là giai đoạn khởi đầu để hình thành và phát triển các cơ quan, hệ miễn dịch, trí tuệ và quyết định tương lai của trẻ.
Các chuyên gia cho biết trí thông minh của trẻ được hình thành và quyết định từ khoảng 1.000 ngày đầu đời. Ảnh: Washington Post.
Theo GS Khánh, hệ tiêu hoá đóng vai trò quan trọng trong những năm đầu đời của trẻ nhỏ, giúp hấp thu các dưỡng chất thiết yếu. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển trí tuệ và chiều cao vượt trội ngay từ khi còn nhỏ.
Do đó, cha mẹ cần cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng với đầy đủ dưỡng chất có tác dụng cấu trúc nên não bộ như DHA, ARA, Choline, vitamin nhóm B…vào đúng thời điểm mà sự sinh sản và phát triển tế bào thần kinh đang diễn ra mạnh mẽ nhất, tập trung chủ yếu vào những năm đầu đời của trẻ.
“Trong giai đoạn 1.000 ngày đầu đời, nếu cha mẹ giải quyết vấn đề dinh dưỡng sẽ giúp trẻ loại bỏ tất cả các bệnh lý không lây nhiễm sau này, bao gồm huyết áp, đột quỵ, thiếu m.áu, các rối loạn phát triển tâm thần, trí tuệ và ung thư”, GS Khánh nhấn mạnh.
Ngoài ra, bác sĩ Đặng Lê Như Nguyệt, khoa Sức khỏe t.rẻ e.m, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cũng cho biết 1.000 ngày đầu đời của trẻ là thời gian duy nhất cho trẻ nền tảng sức khỏe và trí tuệ.
“Sự gắn kết này sẽ không giảm đi nếu ngoài giờ làm, cha mẹ dành nhiều thời gian chơi đùa, trò chuyện, tập cho trẻ phát triển khả năng tư duy, trí thông minh. Đặc biệt, phụ huynh nên làm gương cho trẻ để rèn tính kỷ luật, sự bền bỉ, khả năng kháng bại như cách dạy con của người mẹ Nhật”, bác sĩ Nguyệt nói.
Theo Zing
Hệ xương khớp chắc khỏe để bé phát triển toàn diện
Dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ trong những năm đầu đời, bởi khoảng 60% chiều cao khi trưởng thành đạt được lúc 5 t.uổi.
Việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ trong thời điểm vàng là điều thiết yếu giúp ngăn ngừa tình trạng thấp còi. (Ảnh minh họa)
Luôn ước mong con tăng trưởng khỏe mạnh, nhưng đôi khi mẹ vẫn cảm thấy lúng túng không biết dựa trên những tiêu chí nào để đ.ánh giá. Mẹ đừng lo, thước đo chuẩn xác để biết bé tăng trưởng khỏe mạnh hay chưa sẽ được các bác sĩ “mách nhỏ” mẹ ngay sau đây!
Phát triển xương – vấn đề tưởng mới mà cũ
Một sai lầm phổ biến là trước đây rất nhiều bậc cha mẹ chỉ chú trọng đến cân nặng của trẻ. Tuy nhiên, trẻ trông mập mạp không có nghĩa là trẻ không gặp các vấn đề về dinh dưỡng hay đảm bảo trẻ phát triển toàn diện. Giáo sư – Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Gia Khánh (Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam) chia sẻ: “Trước hết, các bậc cha mẹ cần có một định nghĩa đầy đủ về sự tăng trưởng toàn diện của trẻ: trẻ cần phát triển thể chất, với chiều cao, cân nặng đúng chuẩn. Bên cạnh đó, sức đề kháng và sự phát triển về vận động, trí tuệ cũng chính là thước đo đ.ánh giá cho trẻ để có thể “toàn diện” về cả thể chất lẫn tinh thần.”
Theo các chuyên gia, chiều cao được xem là một trong các tiêu chí quan trọng để đ.ánh giá sự phát triển toàn diện của trẻ. Dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ trong những năm đầu đời, bởi khoảng 60% chiều cao khi trưởng thành đạt được lúc 5 t.uổi.
Đó là lý do vì sao phát triển xương là một yếu tố quan trọng để trẻ tăng trưởng, và cha mẹ cũng cần đảm bảo con nhận được nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng ngay từ những năm tháng đầu đời.
Chìa khóa để trẻ đạt chuẩn về chiều cao là có một hệ xương khớp chắc khỏe, đặc biệt là vai trò cực kỳ quan trọng của các tế bào sụn tăng trưởng nằm ở hai đầu xương dài. Trẻ cao lên khi xương dài ra, nhờ các tế bào này tăng sinh và di chuyển tới đoạn giữa xương. Nói cách khác, chiều cao mà trẻ đạt được khi trưởng thành chính là kết quả của quá trình phát triển các sụn tăng trưởng.
Tuy nhiên, sụn tăng trưởng chỉ phát triển mạnh mẽ vào giai đoạn đầu đời, sau đó giảm dần và ngừng hẳn vào cuối giai đoạn dậy thì khi tất cả các sụn được cốt hóa và thay thế bằng xương. Mặc dù gen di truyền quyết định quá trình tạo xương này, nhưng các yếu tố môi trường như dinh dưỡng, đặc biệt là trong những năm đầu đời lại giúp trẻ đạt được hết tiềm năng chiều cao. Do đó, cha mẹ cần lưu ý để xác định sớm và can thiệp kịp thời để không bỏ lỡ “giai đoạn vàng” giúp xương phát triển để đạt chiều cao tối ưu.
Giai đoạn vàng để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý giúp trẻ tăng trưởng tối ưu
Vậy, thời điểm nào là “giai đoạn vàng” để tối ưu hóa tiềm năng của trẻ? Giáo sư Robert Murray, Khoa Tiêu hóa và Dinh dưỡng Nhi Khoa, Trường Đại học Ohio, Hoa Kỳ cho biết: “Năm năm đầu đời được coi là thời điểm vàng để cha mẹ chuẩn bị hành trang vững chắc cho con phát triển tối ưu. Chính vì vậy, việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ trong thời điểm vàng là điều thiết yếu giúp ngăn ngừa tình trạng thấp còi, sức đề kháng yếu và chậm phát triển nhận thức sau này.”
Nếu cha mẹ không chú ý can thiệp để cải thiện các nguy cơ do thiếu hụt dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời, trẻ có thể sẽ mất cơ hội và để lại những ảnh hưởng lâu dài trong tương lai. Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ được định nghĩa là sự mất cân bằng dinh dưỡng giữa lượng cần thiết và lượng nạp vào, dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực tới sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Nếu không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, trẻ có nguy cơ bị suy giảm miễn dịch, các chức năng nhận thức, gặp các vấn đề về hanh vi, sức khỏe xương bị suy giảm, giảm khối cơ, đặc biệt nghiêm trọng với trẻ thấp cỏi hoặc suy dinh dưỡng mãn tính.
Giáo sư Murray cũng khẳng định: “Gen di truyền quyết định quá trình tạo xương, nhưng các yếu tố môi trường, đặc biệt là dinh dưỡng mới đóng vai trò quan trọng giúp trẻ nhỏ đạt hết tiềm năng chiều cao, bất kể những khác biệt về văn hóa hay địa lý.”
Chi May
Theo Vietnamplus