Lấy ráy tai bằng tăm bông “siêu phê” mà chúng ta vẫn hay làm hóa ra lại có nhiều nguy hại cho sức khỏe

Rất nhiều người lựa chọn vệ sinh tai bằng bông tăm. Tuy nhiên, điều này chưa chắc đã giúp làm sạch tai mà còn tiềm ẩn nhiều tổn thương cho tai.

Nhiều người có thói quen cứ thấy ngứa tai là dùng bông để ngoáy tai hay kể cả không ngứa cũng thường xuyên vệ sinh tai bằng bông tăm. Đây là một điều không tốt bởi hành động này trực tiếp loại bỏ “vũ khí tự nhiên bảo vệ đôi tai” của bạn.

Dùng bông tăm làm sạch tai tức là ngoáy sâu vào trong lỗ tai để loại bỏ ráy tai. Ráy tai được tai tiết ra, có thể khô, ướt hoặc cứng. Ráy tai có thể làm mọi người cảm thấy ngứa ngáy nên chỉ nhanh chóng muốn loại bỏ chúng. Tuy nhiên, ráy tai không phải là “rác”.

Ráy tai không phải là rác

Ráy tai được sinh ra để bảo vệ tai, chống lại bụi bẩn, dị vật. Bên cạnh đó, ráy tai có tác dụng bôi trơn tai. Nếu làm sạch ráy tai, bạn sẽ cảm thấy tai rất khô, rất khó chịu. Không chỉ vậy, ráy tai có tính axit, ngăn ngừa nấm mốc hình thành trong tai.

Bên cạnh đó, ráy tai thường xuất hiện ở ống tai ngoài, giữa vành tai và màng nhĩ. Khi sử dụng tăm bông để lấy ráy tai ra, bạn sẽ vô tình đẩy sâu ráy tai vào bên trong tai. Những ráy tai này có thể dính vào màng nhĩ, tăng gánh nặng, giảm độ rung của màng nhĩ. Điều đó gây tổn thương đến thính giác, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến hỏng màng nhĩ, gây mất thính giác, thậm chí bị n.hiễm t.rùng.

Ngoài ra, nhiều loại bông tăm không chất lượng, đầu bông lỏng lẻo, sử dụng chúng rất có khả năng làm tuột đầu bông nhỏ vào trong tai, gây khó chịu. Nếu chúng ta cứ cố lấy ra, có thể càng làm dị vật đẩy sâu vào bên trong gây ù tai, thủng màng nhĩ, có thể dẫn đến viêm tai.

Khi bạn dùng bông tăm hay các dụng cụ bằng kim loại ngoáy tai, lấy ráy tai, nó sẽ phá vỡ quá trình bong tróc tự nhiên của da, từ đó có thể khiến ráy tai tiết ra nhiều hơn, gây khó chịu hơn.

Cách vệ sinh tai đúng

Tai là một cơ quan có khả năng tự làm sạch mà không cần bất cứ tác động nào từ bên ngoài. Ráy tai khô, cằm sẽ chuyển động lúc bạn nói chuyện và ăn uống, ráy tai cũng sẽ tự động rơi ra.

Bên cạnh đó, bạn có thể làm sạch tai bằng nước muối sinh lý, nhỏ một vài giọt nước muối vào tai. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng oxy già (còn gọi là hydrogen peroxide), nhỏ vào trong tai để loại bỏ ráy tai. Chú ý nên nhỏ một lượng thích hợp dung dịch vào tai, đợi một lúc rồi rửa sạch tai, một tháng vệ sinh một lần.

Nếu có thời gian, bạn có thể mỗi ngày nhỏ một giọt dầu khoáng vào tai để giữ ẩm cho tai, giống như chúng ta thoa kem dưỡng da hằng ngày.

Nhìn chung, cách an toàn nhất để loại bỏ ráy tai là đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Nếu có trường hợp ráy tai quá cứng, quá nhiều, nằm sâu bên trong hay có dị vật trong tai, không được tự ý lấy để tránh trường hợp trầy xước, ra m.áu hoặc gây thêm những tổn thương khác cho tai.

Nguồn: Sohu, NetEase/Helino

Làm sạch tai đúng cách cho trẻ

Ráy tai không phải là một tình trạng đáng lo ngại trừ khi chúng tiết nhiều và gây đau hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

Việc sử dụng tăm bông lấy ráy tai có thể làm tổn thương tai và gây thủng màng nhĩ

Sai lầm sử dụng tăm bông làm sạch tai

Ráy tai là một chất sáp được bài tiết từ ống tai. Tuyến ráy tai bài tiết ráy tai tạo thành rào cản tự nhiên bảo vệ tai khỏi những yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tai. Loại chất có màu vàng này hỗ trợ và bảo vệ da của ống tai. Nó cũng hoạt động như một chất làm sạch giúp bôi trơn ống tai. Nhiều cha mẹ có thói quen lấy ráy tai cho trẻ như một biện pháp vệ sinh thân thể. Tuy nhiên, việc làm này là không cần thiết bởi ống tai ngoài sẽ tự làm sạch. Nhờ động tác nhai và chuyển động của hàm, ráy tai cũ và các tế bào da c.hết liên tục di chuyển từ phía màng nhĩ tới lỗ tai ngoài. Chúng khô dần và rơi ra ngoài. Việc sử dụng tăm bông hoặc những vật dụng khác để lấy ráy tai chỉ giúp loại bỏ phần ráy tai ở nông bên ngoài, trong khi lại đẩy phần ráy tai còn lại vào sâu hơn bên trong. Thậm chí việc sử dụng tăm bông còn có thể làm tổn thương tai và gây thủng màng nhĩ.

Khi nào cần lấy ráy tai?

Chúng ta chỉ nên lấy ráy tai khi chúng tích tụ quá nhiều, cản trở việc quan sát màng nhĩ của bác sĩ trong lúc thăm khám. Ngoài ra, khi chúng gây tắc nghẽn hoàn toàn ống tai ngoài, có thể làm giảm thính lực. Khi khám và phát hiện trẻ có nhiều ráy tai, gây trở ngại cho việc quan sát toàn bộ màng nhĩ, bác sĩ có thể dùng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ ráy tai.

Ráy tai có thể trở thành vấn đề sức khỏe khi nó tiết ra với tốc độ nhanh hơn và với lượng nhiều hơn. Bạn cần chú ý khi trẻ phàn nàn nghe kém, đau tai, ngứa hoặc nghe thấy tiếng ồn trong tai. Có khả năng tai của con bạn đang bị lấp đầy bởi ráy tai.

Làm sạch tai đúng cách

Không được cho bất cứ thứ gì vào tai trẻ để lấy ráy tai vì điều này có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho màng nhĩ. Có loại thuốc nhỏ giúp làm tan ráy tai nhưng cần được bác sĩ kê đơn. Cho trẻ nằm nghiêng, để bên tai bị ảnh hưởng hướng lên trên và sau đó nhỏ thuốc. Trong trường hợp không thể kiểm soát được với thuốc nhỏ tai, các bác sĩ có thể cần các thủ thuật để làm sạch ráy tai. Cha mẹ cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc tại nhà để loại bỏ ráy tai bởi chúng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như n.hiễm t.rùng và tổn thương màng nhĩ.

Theo anninhthudo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *