Loại ký sinh trùng nguy hiểm nhưng bị lãng quên

Giun lươn được xếp loại là một trong những loại ký sinh trùng tiêu hóa nguy hiểm nhất nhưng vẫn bị WHO xếp loại vào nhóm bệnh bị lãng quên.

Giun lươn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tại đường tiêu hóa. Ảnh: Dreamtime.

Giun lươn (Strongyloides stercoralis) là bệnh nhiễm sán thuộc nhóm bệnh lây truyền qua đất. TS.BS Bùi Tiến Sỹ, khoa Vi sinh vật, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết giun lươn được xếp loại nguy hiểm nhất trong các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa.

Chúng có thể tồn tại lâu trong cơ thể người và gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là t.ử v.ong. Tuy nhiên, cho đến nay, giun lươn vẫn được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa vào danh sách các bệnh nhiệt đới bị lãng quên.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, các ấu trùng giun lươn lây nhiễm di chuyển qua hệ tuần hoàn m.áu vào phổi, tim, từ phế nang vào khí quản. Tiếp đó, những ấu trùng này sẽ nuốt vào đường tiêu hóa cư trú tại thực quản, dạ dày và ruột non và chủ yếu là ở tá tràng.

Bệnh giun lươn phân bố rộng rãi toàn cầu. Theo ước tính, số người nhiễm giun lươn lên đến 613,9 triệu dân, tương đương 8,1% dân số toàn cầu. Trong đó, Đông Nam Á là khu vực có mức độ lây nhiễm cao nhất. Myanmar là quốc gia có tỷ lệ mắc nhiều nhất khu vực.

Tại Việt Nam, thống kê kết quả soi phân trực tiếp cho thấy tỷ lệ mắc bệnh giun lươn trong cộng đồng là 0,2% – 2,5%. Nghiên cứu trên 2000 mẫu huyết thanh của người bệnh đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong năm 2016 và 2017 phát hiện tỷ lệ mắc bệnh giun lươn là 20%.

Bệnh có thể gây viêm da tại vị trí xâm nhập, tổn thương phổi và viêm phế quản trong giai đoạn ấu trùng di chuyển.

Những tổn thương chính của bệnh giun lươn thường thấy ở đường tiêu hóa, đặc biệt là tá tràng và phần trên của hỗng tràng. Trong một số trường hợp hiếm hơn, tổn thương bệnh cũng có thể xảy ra trong đường mật và ống tụy.

Bệnh giun lươn có thể gây ra các triệu chứng không liên tục, chủ yếu ảnh hưởng đến tiêu hóa (đau bụng và tiêu chảy không liên tục hoặc kéo dài), phổi (ho, thở gấp, viêm phế quản mạn tính), da (ngứa, ban đỏ).

Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa dẫn đến loét hoặc thủng ruột. Người bệnh sẽ có cảm giác đau bụng ở vùng trên bên phải, tiêu chảy, sốt không đều và ho, tình trạng nặng hơn là tiêu chảy có nhầy, có m.áu, thiếu m.áu, phù và cổ chướng.

Lợi ích bất ngờ của trà sả được khoa học chứng minh

Ở nhiều nền văn hóa, sả từ lâu được sử dụng như một loại dược liệu tự nhiên. Không những vậy, sả còn là gia vị, thậm chí dùng làm trà.

Trà sả cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Sả thường được dùng để điều trị các vấn đề về dạ dày, tiêu chảy, cải thiện tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, chống n.hiễm t.rùng, giảm huyết áp, giảm đau, giảm căng thẳng và nhiều công dụng khác, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Trà sả có tác dụng giảm đau bụng, tiêu chảy, cải thiện tiêu hóa và tăng cường miễn dịch. Ảnh SHUTTERSTOCK

Khi được dùng dưới dạng trà, nhiều lợi ích sức khỏe của sả vẫn được duy trì. Nghiên cứu đăng trên chuyên san Microbios cho thấy sả có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm, Cụ thể, sả giúp chống lại 22 loại vi khuẩn và 12 loại nấm gây hại, trong đó có nấm gây tưa miệng, nấm ngoài da và nấm da chân.

Trong khi đó, một nghiên cứu trên chuyên san Libyan Journal of Medicine cho thấy khi ăn hoặc bôi lên da, sả có tác dụng kháng viêm, giảm sưng ở bàn chân và tai của những con chuột bị phù nề.

Ngoài ra, một số bằng chứng khoa học khác cũng cho thấy sả có tác dụng giảm đau ở những người bị viêm khớp dạng thấp. Mọi người có thể đạt được các lợi ích trên bằng cách uống trà sả.

Trà sả cũng rất có lợi khi dùng để giảm bớt các triệu chứng buồn nôn, loét dạ dày và tiêu chảy. Nghiên cứu trên chuyên san Pharmacologyonline cho thấy sả có hiệu quả tương tự như thuốc khi sử dụng trên các con chuột bị tiêu chảy.

Với người muốn giảm cân thì sả cũng có tác dụng hỗ trợ rất tốt. Hương thơm của sả và trà sả giúp giảm căng thẳng và có thể làm giảm nồng độ cholesterol trong m.áu, theo Healthline.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *