Đây là loại trái cây được nhiều người yêu thích. Tuy rất ngon và bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn loại quả này vì có thể l.àm t.ình trạng bệnh thêm nặng, thậm chí gây nguy hiểm tính mạng.
Ổi được ví như một “kho dinh dưỡng” mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng.
Không chỉ ăn ngon, giá trị dinh dưỡng ở trong trái ổi rất cao, chứa ít chất béo bão hòa, cholesterol và natri nhưng chứa nhiều chất xơ, vitamin C, vitamin A, kẽm, kali và mangan…
Ăn ổi thường xuyên và đúng cách sẽ có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm cân, làm đẹp và một số tác dụng chữa bệnh khác.
Ổi rất tốt cho sức khỏe của trái tim, lượng chất chống oxy hóa và vitamin trong ổi có thể giúp bảo vệ trái tim bạn khỏi các tổn thương do các gốc tự do gây ra.
Lượng kali và chất xơ hòa tan trong ổi cũng góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn.
Ăn ổi cũng được chứng minh là có liên quan đến việc giảm huyết áp, giảm lượng cholesterol xấu LDL và tăng lượng cholesterol tốt HDL.
Do việc tăng huyết áp và tăng lượng cholesterol LDL có liên quan đến các bệnh tim mạch và đột quỵ, nên thêm một lượng vừa phải ổi vào chế độ ăn của bạn có thể sẽ đem lại những lợi ích rất tuyệt vời.
Dù tốt như vậy nhưng không phải ai cũng nên ăn loại quả này.
Những người đại kỵ với ổi
Phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ mang thai và cho con bú nếu có dấu hiệu táo bón nên giảm ăn ổi, vì ổi chứa một hàm lượng lớn chất xơ, đặc biệt là ổi xanh, ương.
Chất xơ này khi vào cơ thể sẽ mất nhiều thời gian để tiêu hóa hết. Trong khi thai nhi càng lớn sẽ chèn ép vào dạ dày và đường ruột, cộng với cơ thể mẹ bầu có những thay đổi thất thường…
Đây là những nguyên nhân khiến cho mẹ bầu dễ bị đầy hơi, táo bón.
Người bệnh tiểu đường
Ổi có chỉ số đường huyết cao với GI=78 nên nếu người bệnh tiểu đường thường xuyên ăn ổi sẽ làm cho đường huyết tăng cao, với các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này là mù lòa, suy thận, hoại tử chi, thậm chí t.ử v.ong.
Chính vì thế những bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế ăn ổi hoặc uống nước ép ổi hàng ngày.
Người bị suy nhược
Những người bị suy nhược thường tiêu hóa kém nên khi ăn ổi trực tiếp sẽ khó tiêu khiến dạ dày phải co bóp nhiều.
Trường hợp nếu vẫn muốn ăn thì cần phải sử dụng trái ổi ở dưới dạng nước ép hoặc là xay cho nhuyễn.
Người mắc bệnh dạ dày
Ổi rất tốt đối với dạ dày tuy nhiên với người bị đau dạ dày nên ăn ở mức độ vừa phải, không nên lạm dụng, do ổi cứng khi nhai không nát sẽ bắt dạ dày phải hoạt động để nghiền nát ổi, vì vậy cơn đau sẽ bị trầm trọng hơn.
Ngoài ra, đối với người bị đau dạ dày cần tuyệt đối không được ăn ổi, hay uống nước ổi khi bụng rỗng.
Lưu ý khi ăn ổi
Nên nghiền nát hạt ổi trước khi nuốt
Hạt ổi giàu chất xơ, có tác dụng ngăn chặn sự hấp thu mật, kiểm soát sự hấp thu chất béo không bão hòa, giúp giảm cholesterol.
Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đang ăn hạt ổi không đúng cách. Đa số là chỉ nhai qua rồi nuốt. Điều này vô hình chung biến hạt ổi thành thứ thuốc độc gây hại sức khỏe của bạn.
Nên ăn ổi cả vỏ
Nếu bạn biết chắc đó là ổi sạch thì các chuyên gia khuyến khích nên ăn cả vỏ vì vỏ ổi có hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào.
Vỏ của ổi chứa nhiều vitamin C rất tốt cho làm đẹp da, nhưng đối với người tiểu đường khi ăn nên gọt bỏ vỏ ổi.
Những người bị suy nhược cơ thể nên sử dụng ổi dưới dạng xay nhuyễn hoặc ép thành nước thì sẽ hấp thụ được tốt hơn.
Mỡ lợn có đáng sợ như lời đồn?
Mỡ lợn có ít chất béo bão hòa hơn bơ và là nguồn cung cấp vitamin D, khoáng chất tốt. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn nhiều loại thực phẩm này.
Trong vài chục năm qua, mỡ lợn không còn là loại thực phẩm được ưa chuộng do bị gắn với những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bao gồm bệnh tim. Tuy nhiên, loại thực phẩm này cũng có những giá trị dinh dưỡng nhất định.
Tóp mỡ là món ăn được nhiều người thích. Ảnh minh họa: Fairprice
Giá trị dinh dưỡng của mỡ lợn
Về cơ bản, mỡ lợn không có protein hoặc carbohydrate, là chất béo có trong thịt lợn. Thành phần axit béo của thịt lợn hơi khác so với thịt các động vật khác, chẳng hạn bò và cừu. Tỷ lệ mỡ trong thịt lợn có thể thay đổi từ 10 tới 16%.
Mỡ lợn chứa axit oleic với 60% chất béo không bão hòa đơn được chứng minh tốt cho tim, động mạch và da, đồng thời giúp điều chỉnh hormone.
Theo BBC, các nhà nghiên cứu đã phân tích hơn 1.000 loại thực phẩm tươi sống, xếp mỡ lợn là thực phẩm giàu dinh dưỡng thứ 8 và cho điểm là 74. Nhóm tác giả giải thích rằng mỡ lợn là nguồn cung cấp vitamin B và khoáng chất dồi dào, chứa nhiều chất béo không bão hòa hơn mỡ cừu hoặc bò.
Chất béo rất cần thiết vì cung cấp năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ một số vitamin. Ăn chất béo cùng với carbohydrate có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu đường sau này.
So sánh mỡ lợn với bơ, dầu ô liu
Theo Prevention, có thể bạn đã quen với khái niệm chất béo “tốt” – không bão hòa và “xấu” – bão hòa. Chất béo không bão hòa có xu hướng lành mạnh hơn và có thể chống lại các bệnh mạn tính, trong khi chất béo bão hòa có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.
Mỡ lợn không còn được ưa chuộng trong những năm gần đây. Ảnh minh họa: Prevention
Tuy nhiên, hầu hết các loại thực phẩm có sự pha trộn giữa chất béo bão hòa và không bão hòa.
– Một thìa mỡ lợn có 5g chất béo bão hòa, 5,8g chất béo không bão hòa đơn và 1,4g chất béo không bão hòa đa.
– Một thìa bơ có 7,2g chất béo bão hòa, 3g chất béo không bão hòa đơn và 0,4g chất béo không bão hòa đa.
– Một thìa dầu ô liu có 1,9g chất béo bão hòa, 9,9g chất béo không bão hòa đơn và 1,4g chất béo không bão hòa đa trong mỗi thìa canh.
Như vậy, mỡ lợn tốt hơn bơ nhưng không bằng dầu ô liu nếu xem xét về khía cạnh chất béo.
Ngoài ra, mỡ lợn còn có thể là nguồn cung cấp vitamin D, loại vitamin thường khó có được từ thực phẩm.
Nấu ăn với mỡ lợn có tốt cho sức khỏe không?
Không có một thành phần đơn lẻ nào có thể tạo nên hoặc phá hủy hoàn toàn sức khỏe của bạn. Trong một chế độ ăn uống cân bằng hợp lý – nhiều rau quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt và một lượng vừa phải đồ ngọt và chiên rán – thỉnh thoảng nấu ăn bằng mỡ lợn sẽ không tạo ra tác động lớn.
Tuy nhiên, theo Asia One, cũng như mọi thực phẩm khác, điều độ là yếu tố quyết định. Hấp thụ quá nhiều chất béo sẽ dẫn tới thừa cân. Một chuyên gia dinh dưỡng người Singapore cho hay: “Miễn là mỡ lợn nguyên chất và chưa qua chế biến thì có thể có lợi cho cơ thể”. Nhưng cô khuyến nghị không nên tiêu thụ quá nhiều mỡ lợn mỗi ngày và nhấn mạnh tầm quan trọng của một chế độ ăn uống cân bằng.
Dầu ô liu là sự lựa chọn lành mạnh nhất trong số các chất béo nấu ăn thông thường. Trong khi đó, việc giảm mỡ lợn đã dẫn đến gia tăng các chất thay thế từ chất béo chuyển hóa có tác động tiêu cực đến sức khỏe hơn.