Lợi ích sức khỏe của quả khế

Quả khế phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, có nhiều tác dụng bổ ích về dinh dưỡng và chữa bệnh.

Nhiều bộ phận của khế có tác dụng tốt cho sức khỏe như: Quả khế, lá khế, hoa khế.

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Đơn vị Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – cơ sở 3, khế là một loại trái cây nhiệt đới khi cắt lát trông giống như ngôi sao. Khế có tên gọi khác là khế chua, ngũ liêm tử, mạy phường. Quả khế chưa chín có màu xanh đậm nhưng lớp vỏ mỏng của nó chuyển sang màu vàng bóng khi chín. Khế chín có vị bùi, giòn, mọng nước, có vị ngọt và hơi chua.

Quả khế có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Ảnh Pexels

Khế chứa gì?

Khế chứa khoảng 60% cellulose, 27% hemicellulose, 13% pectin, độ axit và thành phần dinh dưỡng thay đổi khi chín. Khế rất giàu chất chống oxy hóa tự nhiên như vitamin C, -carotene và axit galic. Hơn nữa, khế là nguồn cung cấp magie, sắt, kẽm, mangan, kali và phốt pho dồi dào. Khế cũng chứa lượng chất xơ cao và lượng calo thấp có thể hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong m.áu.

Quả khế chứa protein 0,5%, dầu 0,2%, carbohydrat 4,8%, đường toàn phần 3,5-11%, axit oxalic 1%, các vitamin A, C, B1, B2, PP và một số thành phần khác.

Nhiều công dụng từ khế

Theo y học cổ truyền Việt Nam, quả khế vị chua và ngọt, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, làm long đờm và tiết nước bọt. Rễ khế vị chua và chát, tính bình có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau. Thân và lá khế vị chua và chát, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Hoa kế vị ngọt, tính bình có tác dụng trừ sốt rét.

Quả khế trị ho, đau họng, lách to sinh sốt. Rễ khế trị đau khớp, đau đầu mạn tính. Thân và lá khế trị sổ mũi, viêm dạ dày ruột, giảm niệu, mụn nhọt và viêm mủ da. Hoa khế trị sốt rét, chứng thận hư, kém tinh khí, ho khan, ho đờm, kiết lỵ. Vỏ cây khế chữa ho, t.rẻ e.m lên sởi…

Cần tham khảo ý kiến của chuyên gia để sử dụng khế một cách có lợi cho sức khỏe cũng như hạn chế độc tính từ khế. Ảnh Tấn Tới

Một số bài thuốc từ khế

Trị ho và đau họng: Quả khế tươi khoảng 100-150 g ép nước uống trong 3-5 ngày.

Chữa tiểu tiện không thông:Lấy 7 quả khế, mỗi quả lấy 1/3 chỗ gần cuống, sắc với 600 ml nước để còn 300 ml, uống lúc ấm nóng.

Trị cảm cúm (sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi): Khế 3 quả nướng, sau vắt lấy nước cốt hòa cùng 50 ml rượu trắng và uống chia 1 hoặc 2 lần, làm trong 3 ngày, không uống khi quá no hoặc đói.

Chữa ho khan, ho có đờm: Hoa khế (sao với nước gừng) 12 g, cam thảo nam 12 g, tía tô 10 g, kinh giới 10 g, gừng tươi 3 lát. Nấu 750 ml nước, còn 300 ml, chia 2 lần uống trước ăn.

Chữa cảm nắng: Lá khế tươi 100 g, lá chanh tươi 40 g, rửa sạch, giã vắt lấy nước uống. Bã đắp vào thái dương và gan bàn chân. Hoặc lấy một quả khế già chưa chín, nướng qua, sắc nước uống.

Chữa dị ứng, mẩn ngứa: Lấy lá khế tươi 20 g nấu nước uống. 30 – 50 g lá tươi nấu nước tắm.

Phòng bệnh sốt xuất huyết: Sắc lá khế 16 g với sắn dây, lá dâu, lá tre, mã đề, sinh địa mỗi thứ 12 g lấy nước uống hằng ngày trong thời gian địa phương có dịch bệnh sốt xuất huyết có thể chủ động đề phòng bệnh.

Ngoài ra, vỏ thân và vỏ rễ cây khế có vị chua chát, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, trừ ho, điều trị đau khớp, đau đầu mạn tính và viêm dạ dày.

Khế là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng, ít calo, chứa nhiều vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa. Một số bài thuốc chữa bệnh theo y học cổ truyền từ khế rất hiệu quả. Tuy nhiên, theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ cần tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ để sử dụng khế một cách có lợi cho sức khỏe cũng như hạn chế độc tính từ khế.

Cách chữa ho có đờm tại nhà

Ho có đờm khiến người bệnh khó chịu và bất tiện. Việc sử dụng chanh quất mật ong, lá húng chanh… súc miệng bằng nước muối ấm tại nhà có thể làm giảm tình trạng ho có đờm.

Nguyên nhân gây ho

Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể để tống các chất đờm, chất tiết, dị vật… ra khỏi đường thở. Ho là triệu chứng của bệnh lý hô hấp và tai mũi họng. Ho có thể gặp ở một số bệnh lý như viêm mũi dị ứng, hen phế quản, COPD, viêm phổi… Ho có thể chia làm ho khan và ho có đờm, một số trường hợp ho ra m.áu.

Ho có lây không?

Ho là một triệu chứng của các bệnh đường hô hấp, không phải là bệnh lý. Vô hình chung phản xạ này cũng sẽ tống vi khuẩn, virus từ trong cơ thể ra ngoài. Với những người mắc các bệnh lý truyền nhiễm, khi ho sẽ làm lây truyền mầm bệnh. Ví dụ như ho khi mắc cúm, khi người bệnh ho sẽ sinh ra giọt b.ắn, người lành tiếp xúc với các giọt b.ắn có thể lây bệnh. Hoặc ho ở người mắc bệnh lao, viêm phế quản cấp… sẽ đem theo vi khuẩn, virus và lây lan trong không khí. Còn ở những trường hợp ho do kích ứng, dị ứng thì không gây lây nhiễm.

Chữa ho có đờm tại nhà bằng cách nào?

Ho có đờm là tình trạng khi các dịch tiết trong đường hô hấp làm cản trở quá trình hô hấp khiến cơ thể phản xạ và tống chúng ra ngoài. Ho có đờm gây cảm giác khó chịu cho người bệnh và khiến bệnh nhân cảm thấy bất tiện trong cuộc sống.

Ngoài việc đến cơ sở y tế để thăm khám và uống thuốc kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể dùng một số biện pháp dân gian để chữa ho có đờm tại nhà như:

– Ngậm chanh, quất mật ong, lá húng chanh, gừng mật ong…

– Một số loại siro bổ phế bán tại các quầy thuốc

– Những trường hợp ho có đờm có thể súc họng bằng nước muối ấm. Người bệnh có thể tự pha, tuy nhiên để đạt được nồng độ chuẩn nhất nên mua nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc để sử dụng.

Trong trường hợp bệnh nhân sử dụng các biện pháp dân gian và các loại thuốc thông thường không đỡ cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám tìm nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị.

Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp chữa ho có đờm tại nhà như ngậm chanh/quất mật ong, súc miệng bằng nước muối ấm….

Bị ho có cần kiêng thịt gà không?

Ho có đờm kiêng ăn gì? Nhiều người bệnh cho rằng, khi ho cần kiêng một số loại thực phẩm như thịt/da gà, thịt vịt, xôi, tôm… với lý do gây ngứa. Tuy nhiên, hiện tại chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh ăn thịt gà, tôm… gây ho. Việc ăn các thực phẩm này gây ho trong trường hợp không xử lý thực phẩm kỹ như vẫn còn sót vỏ tôm, râu tôm, lông gà… khi ăn vào gây kích ứng đường họng. Khi cho người già hoặc trẻ nhỏ ăn cần xử lý kỹ để không bị kích ứng họng. Đây là những thực phẩm bổ dưỡng và không có lý do gì để người bị ho có đờm phải kiêng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *