Lợi ích sức khỏe ít người biết của cây bằng lăng

Không chỉ khiến cho những con đường thêm mộng mơ, bằng lăng được đ.ánh giá cao vì có nhiều tác dụng trị liệu, có thể sử dụng hầu hết các thành phần của cây để bào chế dược liệu.

Bằng lăng được đ.ánh giá cao vì có nhiều tác dụng trị liệu, có thể sử dụng hầu hết các thành phần của cây để bào chế dược liệu. (Nguồn: Vietnam )

Trong cái nắng tháng Năm, nhiều góc phố, con đường ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành trên cả nước ngập tràn sắc tím hoa bằng lăng.

Sự có mặt của loài hoa xinh đẹp, dịu dàng, lãng mạn này khiến cho những con đường thêm yêu, thêm thơ, thêm mộng mơ.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bằng lăng còn có tác dụng làm thuốc, giúp cầm m.áu, giảm đau, thúc đẩy tuần hoàn m.áu, hạ đường huyết.

Cây hoa bằng lăng, có tên khoa học là Lagerstroemia speciosa, là loài cây được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á.

Cây hoa này là loài cây thân gỗ, dáng thẳng và phân nhánh nhiều.

Bằng lăng được đ.ánh giá cao vì có nhiều tác dụng trị liệu, có thể sử dụng hầu hết các thành phần của cây để bào chế dược liệu.

Ví dụ, từ xa xưa, vỏ cây được sử dụng để điều trị các tình trạng như tiêu chảy, trong khi chiết xuất từ quả và rễ được cho là có tác dụng giảm đau. Đặc biệt, lá cây bằng lăng là nơi chứa hơn 40 hợp chất có lợi, trong đó đáng chú ý nhất là axit ellagic và corosolic ( hoạt tính chống ôxy hóa mạnh).

Dưới đây là một số lợi ích chính của chiết xuất lá cây bằng lăng:

Quản lý lượng đường trong m.áu

Ưu điểm đặc biệt nhất của chiết xuất lá bằng lăng là khả năng kiểm soát lượng đường trong m.áu.

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng thành phần hoạt tính sinh học của lá bằng lăng, axit corosolic, có tác dụng làm giảm lượng đường trong m.áu một cách hiệu quả.

Lá cây bằng lăng là nơi chứa hơn 40 hợp chất có lợi, trong đó đáng chú ý nhất là axit ellagic và corosolic (hoạt tính chống ôxy hóa mạnh). (Nguồn: Vietnam )

Các nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Thực phẩm Thuốc (Journal of Medicinal Food) đã chứng minh rằng việc bổ sung chiết xuất này cho những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ làm giảm đáng kể lượng đường trong m.áu lúc đói của họ.

Chiết xuất lá bằng lăng cũng cung cấp một phương pháp kiểm soát đường huyết tự nhiên bằng cách tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin và khuyến khích hấp thụ glucose. Ngoài ra, nó có thể hỗ trợ kiểm soát t.iền tiểu đường và tăng cường kiểm soát lượng đường trong m.áu.

Sức mạnh chống ôxy hóa

Chiết xuất lá bằng lăng có nhiều chất chống ôxy hóa như axit ellagic, quercetin và axit corosolic.

Chất chống ôxy hóa là những hoạt chất có tác dụng bảo vệ hoặc làm chậm tổn thương tế bào gây ra bởi các gốc tự do. Đây là các phân tử không ổn định do cơ thể tạo ra trong quá trình hoạt động hoặc ảnh hưởng từ yếu tố bên ngoài.

Cơ thể cần chất chống ôxy hóa để tự bảo vệ, chống lại căng thằng ôxy hóa (hay còn gọi stress ôxy hóa) do các gốc tự do gây ra. Căng thẳng ôxy hóa có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe mạn tính và có thể gây tổn thương tế bào.

Axit ellagic trong bằng lăng là chất chống ôxy hóa mạnh có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe nói chung bằng cách giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.

Các chất chống ôxy hóa có trong bằng lăng hỗ trợ loại bỏ các gốc tự do và giảm bớt tác hại của chúng. Đặc biệt, axit ellagic trong bằng lăng là chất chống ôxy hóa mạnh có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe nói chung bằng cách giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.

Quản lý cân nặng

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng axit corosolic trong chiết xuất lá bằng lăng có thể giúp kiểm soát cân nặng.

Theo nghiên cứu, những người mắc bệnh tiểu đường sử dụng thực phẩm bổ sung có chứa chiết xuất của bằng lăng đã giảm được chu vi vòng eo, trọng lượng cơ thể và tỷ lệ mỡ trong cơ thể. (Nguồn: Vietnam )

Bằng lăng có liên quan đến việc cải thiện chuyển hóa lipid và giảm cân trong một số thử nghiệm.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí về khoa học dinh dưỡng Journal of Nutritional Science and Vitaminology, những người mắc bệnh tiểu đường sử dụng thực phẩm bổ sung có chứa chiết xuất của bằng lăng đã giảm được chu vi vòng eo, trọng lượng cơ thể và tỷ lệ mỡ trong cơ thể.

Dùng hà thủ ô mà tóc không đen, đâu là nguyên nhân?

Hà thủ ô nổi tiếng với tác dụng giúp xanh tóc đỏ da, nhưng có nhiều người dùng hà thủ ô trong thời gian dài mà tình trạng bạc tóc không được cải thiện.

Nguyên nhân do đâu?

Theo Đông y, hà thủ ô có vị ngọt, đắng, tính ấm có tác dụng kiện Thận, bổ Can, có vị chát nên có thể thu liễm tinh khí, thiêm tinh ích tủy, dưỡng huyết khư phong, cường cân cốt, đen râu tóc.

Nguyên nhân gây bạc tóc

Bạc tóc là tình trạng do nhiều nguyên nhân gây ra. Theo y học hiện đại, bạc tóc có thể do các nguyên nhân như gen di truyền, thiếu dinh dưỡng, cơ thể thiếu hụt vitamin B12, hút t.huốc l.á, căng thẳng kéo dài… Theo Đông y, bạc tóc cũng là hệ quả của một số nguyên nhân như can thận khuy tổn, doanh huyết hư nhiệt, can uất khí trệ…

Tóc bạc có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Vì sao dùng hà thủ mà tóc không đen?

Nhiều người bạc tóc uống hà thủ ô mà kết quả chưa được như mong muốn, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Có thể kể đến một số nguyên nhân như:

– Chất lượng hà thủ ô: Dưới góc nhìn Đông y, chất lượng hà thủ ô phải xét đến cả chất lượng của bản thân dược liệu hà thủ ô và phương pháp bào chế. Ngày nay hà thủ ô được trồng ở nhiều nơi, một số vùng do khí hậu, thổ nhưỡng hoặc phương pháp canh tác làm ảnh hưởng đến dược tính của hà thủ ô.

Vấn đề sử dụng các thuốc kích thích sinh trưởng cũng ảnh hưởng đến chất lượng nhiều loại dược liệu, trong đó có hà thủ ô. Hà thủ ô ngày nay thường có củ rất to nhưng dược lực lại kém, đương nhiên nếu dùng phải loại hà thủ ô này rất khó để thấy tác dụng.

Bên cạnh đó còn có vấn đề về bào chế. Theo Đông y, hà thủ ô là một vị thuốc cần bào chế kỹ mới có thể sử dụng. Đông y truyền thống thường bào chế hà thủ ô bằng cách chưng và phơi hà thủ ô với đỗ đen 9 lần, gọi là cửu chưng cửu sái.

Hà thủ ô chưng sái không đúng cách sẽ có chất lượng kém, làm cho điều trị không hiệu quả mà còn có thể mang đến những tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Chất lượng dược liệu hà thủ ô có vai trò quan trọng trong việc làm đen tóc.

– Dùng không đúng nguyên nhân: Theo cả Đông y và Tây y, bạc tóc là tình trạng do nhiều nguyên nhân gây ra. Hà thủ ô là một vị thuốc chỉ có thể phù hợp với một vài nguyên nhân trong các nguyên nhân gây bệnh.

Vì vậy, trên thực tế chúng ta có thể thấy những người có nguyên nhân gây bệnh phù hợp với hà thủ ô như can thận khuy tổn dùng hà thủ ô sẽ thấy hiệu quả rất tốt, nhưng với những nguyên nhân khác thì sẽ có hiệu quả kém hơn thậm chí không thấy hiệu quả.

Theo Tây y, những người bạc tóc với nguyên nhân do di truyền cũng đáp ứng rất chậm hoặc không đáp ứng với hà thủ ô, nhưng người bạc tóc do căng thẳng kéo dài chỉ có thể cải thiện tình trạng bạc tóc nếu cải thiện được trạng thái căng thẳng.

Bên cạnh đó, Đông y khi dùng thuốc cũng cần phối hợp các vị thuốc. Hà thủ ô tuy có tác dụng đen tóc nhưng muốn có hiệu quả cao phải kết hợp với các vị thuốc khác.

Hà thủ ô chỉ có tác dụng làm đen tóc khi xác định đúng nguyên nhân gây bạc tóc.

– Thời gian điều trị: Bất kể điều trị chứng bệnh nào cũng cần có thời gian, đặc biệt là khi điều trị các tình trạng bệnh mạn tính, đã xuất hiện nhiều năm. Thời gian thấy hiệu quả của hà thủ ô đối với vấn đề bạc tóc là không giống nhau ở những đối tượng khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân bạc tóc, t.uổi tác, công việc, đáp ứng với thuốc…

Thông thường bạn sẽ phải kiên trì sử dụng ít nhất 6 tháng mới có thể thấy công hiệu của hà thủ ô. Nếu dùng hà thủ ô đúng nguyên nhân mà chưa thấy hiệu quả, rất có thể là do thời gian sử dụng chưa đủ dài.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *