Mẹo trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Sức đề kháng yếu nên trẻ sơ sinh thường dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp, nhất là nghẹt mũi. Dưới đây là những mẹo vặt giúp trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh không cần dùng thuốc.

Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi

Cách trị nghẹt mũi chotrẻ sơ sinh phổ biến nhất hiện nay là dùng nước muối sinh lý. Vì có tính kháng khuẩn tốt nên nước muối sẽ giúp đường thở của trẻ trở nên thông thoáng và dễ chịu hơn. Không chỉ nhanh chóng loại bỏ những dịch mũi, nước muối còn giúp làm sạch và tiêu các loại vi khuẩn gây hại trên niêm mạc mũi.

Khi nhỏ dung dịch nước muối vào lỗ mũi của bé cần lưu ý, chỉ giọt nhỏ cho mỗi lỗ mũi là đủ. Sau đó, xoa bóp mũi của bé nhẹ nhàng từ cả hai phía. Sau khi nhỏ xong một bên mũi, nên lau sạch đầu ống thuốc nhỏ mũi trước khi tiếp tục nhỏ thuốc vào mũi còn lại vì vòi ống thuốc có thể đã bị nhiễm khuẩn.

Lưu ý, bạn có thể áp dụng phương pháp này từ 3 đến 5 lần cho con cưng tùy thuộc vào mức độ nghẹt mũi của mỗi bé.

Ảnh minh họa

Xông hơi

Tương tự như làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý, xông hơi cũng là cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả và đơn giản ngay tại nhà. Xông hơi vừa giúp làm thông mũi, giảm ho và giảm tức ngực, vừa mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị bệnh viêm thanh quản ở trẻ. Hơn nữa, mũi bé khi được tiếp xúc với hơi nước sẽ giúp làm loãng dịch nhờn đã hình thành trong mũi.

Dùng hơi nước trong phòng tắm cũng là biện pháp tốt để khắc phục nghẹt mũi cho bé. Có thể xông hơi cho bé bằng cách xả nước nóng vào cái chậu và bế bé cẩn thận để bé hít được hơi nước nóng bốc lên. Có thể thêm ít muối trắng để bé hít được hơi nước muối cũng có tác dụng tốt.

Lưu ý, vì sức chịu đựng của trẻ sơ sinh còn khá yếu nên mẹ không nên để hơi nước quá nóng hay sử dụng thêm các dược thảo đậm mùi sẽ làm trẻ khó thở. Áp dụng phương pháp này vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.

Dụng cụ hút mũi

Khi bé bị sổ mũi hay nghẹt mũi, mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi (dạng ống cao su hoặc dạng 2 vòi thông nhau) để loại bỏ dịch mũi cho con. Hút mũi sạch giúp bé dễ thở, ăn và ngủ ngon hơn.

Bên cạnh ống hút mũi, mẹ nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý trước để làm mềm chất dịch nhầy trong mũi của con trước khi hút. Nước mũi muối sinh lý dễ dàng được mua tại các nhà thuốc hoặc mẹ tự pha ở nhà theo tỷ lệ 1/4 thìa muối với 200ml nước ấm. Nếu tự pha nước muối nhỏ mũi, nên bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp kín, để ở nơi khô ráo.

Trên đây là cácmẹo vặt hay giúp các mẹ trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh nhanh chóng và hiệu quả.

Theo Thành Luân/Vietnamnet

Thóp của trẻ sơ sinh: Khi nào là bất thường và cha mẹ cần lo lắng

Tuy chỉ là một phần nhỏ trên đầu nhưng phần thóp của trẻ sơ sinh lại khiến các mẹ hết sức lưu tâm, thậm chí lo lắng.

Thóp đầu là một phần mềm trên đầu trẻ sơ sinh có thể nhìn thấy được từ lúc bé ra đời cho đến khi được một vài tháng t.uổi. Nếu nhìn kỹ thì nó thường ở dạng vòng tròn hơi lõm xuống hoặc không được bao phủ bởi hộp sọ như những phần khác trên đầu. Bạn cũng có thể thấy rằng nó phập phồng lên xuống theo nhịp tim của bé.

Thóp đầu là gì?

Khi trẻ chào đời, não của bé chưa lập tức hoàn thiện mà ban đầu nó được tạo nên từ rất nhiều mảnh khác nhau. Xương chính được kết nối với nhau bằng các đường khớp hoặc các chất dạng sợi có chức năng giữ các phần kết nối với nhau. Khoảng trống giữa những phần xương này được gọi là thóp đầu.

Nhiều người nghĩ thóp của trẻ sơ sinh chỉ có một phần duy nhất nhưng thực ra nó có đến 2 phần. Phần thóp trước có hình thoi, là khe hở giữa xương trán và xương đỉnh đầu. Phần thóp sau lại có hình tam giác, là khe hở giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm. Trong khi thóp sau gần như khép lại sau khi đ.ứa t.rẻ chào đời (nếu còn lại chỉ rất nhỏ như đầu móng tay và sau 4 tháng chào đời gần như đã khép hẳn) thì thóp trước lại trải qua một quá trình thay đổi liên tục.Thóp trước phải mất đến từ 1,5 – 2 năm mới hoàn toàn khép hẳn. Điều đặc biệt là với trẻ sinh non hay trẻ đủ tháng, thóp đầu đều tương tự nhau.

Chức năng của thóp đầu:

Thóp đầu có ba chức năng chính:

1. Giúp trẻ chui ra an toàn hơn

Thóp đầu đặc biệt hữu ích khi bé được sinh qua đường â.m đ.ạo. Khi bé qua â.m đ.ạo, đầu bé bị ép chặt lại. Do đó, như một sắp đặt của tạo hóa, các thóp đầu lúc này đóng vai trò như một khoảng hở để não được đàn hồi, giúp trẻ thoát ra ngoài mà không bị đau hoặc xuất huyết trong não, vùng mắt và màng xương.

2. Bảo vệ trẻ khỏi những chấn thương não

Khi trẻ lớn dần lên, chuyện bị gặp các chấn thương ở phần đầu, dù nặng hay nhẹ, đặc biệt là trong những tháng đầu đời khi đang tìm cách kiểm soát và đỡ phần đầu, không phải là chuyện hiếm gặp. Lúc này, thóp đóng vai trò như một cái đệm bảo vệ não bé khỏi chấn động từ bên ngoài hay khi bé ngã.

3. Tạo đủ không gian cho não phát triển

Não của bé phát triển và lớn dần theo bé. Thóp đầu còn đóng vai trò như những khoảng không gian để não phát triển bởi các khớp nối cũng sẽ được tùy chỉnh theo.

Những dấu hiệu thóp đầu bất thường cần lưu ý:

Thóp của trẻ sơ sinhlà một trong những yếu tố để đ.ánh giá tình trạng sức khỏe của bé. Có 2 điều liên quan đến thóp đầu mà các mẹ cần phải lưu ý:

Thóp đầu bị lõm có thể là dấu hiệu của những vấn đề sau:

– Thiếu nước: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Tình trạng thiếu nước ở trẻ sơ sinh có thể rất nguy hiểm nên hãy đưa trẻ đi khám gay lập tức.

– Đái tháo nhạt: Đây không phải là một dạng bệnh tiểu đường, nhưng là một tình trạng hiếm gặp khi thận không thể giữ nước.

– Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor): Điều này có nghĩa là bé đang bị thiếu protein và suy dinh dưỡng nghiêm trọng.

Thóp đầu bị phồng có thể là dấu hiệu của những vấn đề sau:

– Hiện tượng tích tụ dịch xung quanh não.

– Não chịu nhiều áp lực (có thể là dấu hiệu của chấn thương).

– N.hiễm t.rùng ảnh hưởng đến não. Mẹ phải đưa bé đi gặp bác sĩ nhi hoặc cấp cứu ngay lập tức.

Nguồn: Parenting

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *