Mỹ thiếu insulin khi các ‘đại gia’ dược phẩm chạy theo thuốc giảm cân

Các công ty dược phẩm đang cắt giảm sản xuất insulin để tập trung vào các loại thuốc giảm cân sinh lợi hơn.


Hơn 38,4 triệu người ở Mỹ mắc bệnh tiểu đường và sống phụ thuộc vào insulin. Ảnh: Al Jazeera

Skye Murphy, 22 t.uổi, đã sống chung với bệnh tiểu đường tuýp 1 từ năm 14 t.uổi. Trong tháng 4 vừa qua, cô được biết rằng việc nhận thuốc Humalog, một loại thuốc insulin của hãng Eli Lilly, sẽ bị trì hoãn từ 30 đến 60 ngày.

Trong thông báo về tình trạng thiếu hụt vào tháng 3, Eli Lilly cho biết một số loại thuốc insulin chính sẽ hết hàng trong vài tuần, do “sự chậm trễ trong sản xuất”. Kể từ đó, công ty đã loại bỏ thông tin chi tiết về tình trạng sự thiếu hụt trong thông cáo báo chí.

Eli Lilly có trụ sở tại Indianapolis là một trong ba công ty dược phẩm kiểm soát thị trường insulin toàn cầu. Họ cạnh tranh với Sanofi của Pháp và Novo Nordisk của Đan Mạch. Nhưng Novo Nordisk và Eli Lilly được đặc biệt lưu ý. Hai công ty này kiểm soát 75% thị trường toàn cầu – và cả hai đều rơi vào tình trạng thiếu insulin, gây ảnh hưởng đến những người phụ thuộc vào thuốc này.

Trong số đó có Murphy. Cô đã dùng đến lọ thuốc cuối cùng và phải phân chia liều lượng để phòng trường hợp không mua được thuốc bổ sung. Murphy mất gần một ngày để gọi đến các hiệu thuốc trên khắp khu vực Chicago nơi cô sống để tìm một liều thuốc nhưng vẫn chưa thể mua được.

“Tôi đã sử dụng loại insulin này 8 năm rồi. Nếu không nhận được thuốc, tôi có thể bị hạ đường huyết, lượng đường huyết thấp hoặc cao, hoặc một số phản ứng bất lợi nghiêm trọng khác”, Murphy nói với Al Jazeera.

Khi thuốc insulin bị giới hạn giá

Novo Nordisk nắm giữ 54,8% thị trường toàn cầu và một trong những động thái gần đây của họ – cắt giảm lượng sản phẩm cung cấp – càng làm tăng thêm sự thiếu hụt.

Vào tháng 11/2023, người khổng lồ dược phẩm Đan Mạch nàytuyên bố sẽ ngừng sản xuất thuốc tiêm insulin tác dụng kéo dài có tên Levemir. Loại thuốc này sẽ bị ngừng sử dụng hoàn toàn vào cuối năm 2024. Vào thời điểm đó, công ty cho biết do động thái này nên tình trạng thiếu hụt trong chuỗi cung ứng đã bắt đầu từ năm ngoái.

Năm 2023, Nhà Trắng đã công bố kế hoạch giới hạn chi phí insulin tự trả cho các bệnh nhân ở mức 35 USD/tháng. Tổng thống Joe Biden đã thể hiện những nỗ lực này trong Thông điệp Liên bang gần đây của ông. Nhờ hợp tác với một số người khổng lồ dược phẩm bao gồm Eli Lilly, Sanofi và Novo Nordisk, giá insulin ở Mỹ đã giảm: 70% đối với Eli Lilly, 75% đối với Novo Nordisk và 78% đối với Sanofi.

Nhưng ngay cả khi giá giảm bắt đầu có hiệu lực, một nghiên cứu mới của Đại học Yale được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA) cho thấy các gã khổng lồ dược phẩm đã tính giá cao hơn đáng kể so với chi phí sản xuất thuốc. Eli Lilly đã tính phí tới 274,70 USD cho một lọ Humalog U-100 10ml – một trong những loại thuốc insulin phổ biến nhất.

Chuyển hướng mạnh sang thuốc giảm cân

Mặc dù lên tiếng ủng hộ kế hoạch giới hạn giá của chính quyền Tổng thống Biden, hãng Novo Nordisk đã âm thầm giảm danh mục thuốc insulin của mình.

Novo Nordisk hiện đang tập trung vào một nhóm thuốc khác gọi là thụ thể GLP-1, giúp điều chỉnh hormone đường ruột ảnh hưởng đến cơn đói. Thị trường cho những thứ này sinh lợi hơn. Thụ thể GLP-1 cũng dành cho bệnh tiểu đường, nhưng hiện được sử dụng rộng rãi hơn như một loại thuốc giảm cân – semaglutide, thường được gọi là Wegovy hoặc Ozempic.


Thuốc tiêm Wegovy được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc giảm cân. Ảnh: Al Jazeera

Các công ty dược phẩm khác cũng đang tìm cách kiếm lợi từ thụ thể GLP-1 của Novo Nordisk, bao gồm cả Eli Lilly, công ty cũng đang để thiếu hụt insulin trong khi tăng cường sản xuất Zepbound và Mounjaro, đối thủ cạnh tranh với GLP-1 của Novo.

Tuần trước, Eli Lilly đã điều chỉnh lại dự báo doanh thu hàng năm của mình, tăng thêm 2 tỷ USD và cho biết họ dự kiến sẽ thu về từ 42,4 tỷ USD đến 43,6 tỷ USD vào cuối năm nay. Đó là nhờ nhu cầu ngày càng tăng đối với các lựa chọn thay thế cho Ozempic và Wegovy. Theo Reuters, tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay, trung bình các bác sĩ đã kê đơn thuốc giảm cân Zepbound tổng cộng 63.000 lần mỗi tuần. Báo cáo tương tự chỉ ra rằng trung bình các bác sĩ kê tổng cộng 110.000 đơn thuốc của Wegovy mỗi tuần.

Bất chấp nỗ lực của Novo Nordisk nhằm tăng cường sản xuất thuốc, thị trường GLP-1 ngày càng trở nên căng thẳng hơn. Đặc biệt, Wegovy đã trở thành tâm điểm chú ý trong những tuần gần đây. Đó là bởi vì Medicare, một chương trình bảo hiểm y tế của chính phủ dành cho những người từ 65 t.uổi trở lên, hiện cho phép chi trả cho loại thuốc có tác dụng giảm cân này.

Các loại thuốc Wegovy và Ozempic đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây vì thành phần hoạt chất semaglutide của nó đã cho thấy có tác dụng giảm cân đáng kể.

Cho đến nay, trừ khi bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường, semaglutide chỉ có thể tiếp cận được nếu người bệnh sẵn sàng bỏ t.iền.

Nguồn cung khan hiếm, giá ‘cắt cổ’

Tình hình trở nên căng thẳng hơn khi một số loại thuốc tiêm semaglutide đang bị thiếu hụt kể từ tháng 3/2022. Một phần là do nhu cầu tăng đột biến – 300% trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2022. Điều đó càng trở nên phức tạp sau khi Novo Nordisk tuyên bố tạm dừng hợp đồng với một nhà sản xuất đã cung cấp ống tiêm Wegovy sau khi nhà sản xuất này không vượt qua đợt kiểm tra của FDA vào tháng 12/2021.

Do nhu cầu tăng cao nên Novo Nordisk vẫn chưa thể đáp ứng. Đó là do các căng thẳng trong chuỗi cung ứng khác đang tấn công ngành dược phẩm. Ấn Độ và Trung Quốc cung cấp 61% hoạt chất dùng trong thuốc. Đại dịch COVID-19 đã gây ra tình trạng thiếu hụt chuỗi cung ứng, sau đó các cuộc khủng hoảng địa chính trị và nhân đạo lớn – đặc biệt là xung đột Nga-Ukraine và cuộc chiến Israel-Hamas gần đây ở Gaza – đã làm chậm hoạt động thương mại.

Trong những tuần gần đây, Novo Nordisk đã bị giám sát chặt chẽ hơn về mức giá quá cao của thuốc giảm cân. Nghiên cứu tương tự của Đại học Yale chỉ ra việc tăng chi phí insulin cũng cho thấy vấn đề tương tự với thuốc semaglutide của gã khổng lồ dược phẩm Đan Mạch. Nghiên cứu kết luận rằng chi phí sản xuất loại thuốc này ước tính khoảng chỉ 0,89 USD đến 4,73 USD/liều.


Thị trường thuốc giảm cân sinh lợi lớn khi ngày càng nhiều người mắc bệnh béo phì. Ảnh: Al Jazeera

Mặc dù khả năng tiếp cận thuốc còn hạn chế là vấn đề của tất cả mọi người nhưng gánh nặng lớn nhất thuộc về các cộng đồng da màu. Chi phí cao ảnh hưởng lớn đến những cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn về mặt kinh tế xã hội. Tỷ lệ béo phì cao nhất trong cộng đồng người da đen. Theo Viện Y tế Quốc gia, gần 57% phụ nữ da đen bị thừa cân.

Bất chấp những thách thức trong chuỗi cung ứng, quy mô tài chính của Novo Nordisk ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn. Năm ngoái, Novo Nordisk đã trở thành công ty có giá trị nhất châu Âu – đ.ánh bại LVMH – công ty mẹ của các thương hiệu cao cấp như thời trang Louis Vuitton và rượu sâm panh Dom Perignon. Vào tháng 3 năm nay, nó đã trở thành thương hiệu có giá trị thứ 12 trên thế giới.

Vốn hóa thị trường của gã khổng lồ dược phẩm Đan Mạch hiện là hơn 440 tỷ USD.

Thị trường dự kiến sẽ còn mở rộng hơn đối với các loại thuốc giảm cân như Ozempic và Wegovy. JP Morgan Healthcare kỳ vọng thị trường thuốc giảm cân có thể đạt giá trị đáng kinh ngạc 100 tỷ USD vào cuối thập kỷ này.

Giảm cân cấp tốc, giảm sức khỏe tức thời

Nhiều chị em vì muốn giảm béo, nhưng không muốn tập luyện, ăn uống khoa học, nên đã lựa chọn phương pháp giảm cân bằng các loại thực phẩm chức năng mà không lường trước được hậu quả.

Tràn lan thuốc giảm cân có chất cấm

Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, mới đây, Bệnh viện tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc do sử dụng sản phẩm Detox cơ thể có chứa chất cấm Sibutramine.

Ảnh minh họa.

Bệnh nhân là P.T.H (nữ, 26 t.uổi) có t.iền sử giảm tiểu cầu vô căn 11 năm, đã điều trị tại Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương 2 năm.

Theo bệnh nhân H, vì có nhu cầu giảm cân, chị H. mua sản phẩm có tên gọi Detox Táo về sử dụng. Trong 1 lọ sản phẩm có 2 loại viên giống thuốc màu vàng và xanh, chị uống sản phẩm trong 10 ngày có hiện tượng bị đau dây chằng, sau 2 tuần sử dụng, mắt đột ngột không nhìn thấy gì theo cơn.

Ngày 28/3 chị H. xuất hiện 2 cơn giảm thị lực, được chuyển vào Trung tâm Thần kinh của Bệnh viện Bạch Mai điều trị. Tại đây, kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy, hình ảnh tổn thương lồi thể chai, chị H. được theo dõi do ngộ độc.

Khai thác t.iền sử bệnh nhân, các bác sĩ được biết chị H. có uống thuốc giảm cân có tên Detox Táo. Xét nghiệm loại thuốc này phát hiện có chứa chất cấm Sibutramine. Chị H. sau đó được chuyển sang Trung tâm Chống độc của bệnh viện để tiếp tục điều trị.

Theo TS.Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân H. mới sử dụng sản phẩm giảm cân khoảng 10 ngày đã có các biểu hiện về thần kinh, mắt, tổn thương não rất rõ ràng, nếu dùng kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Bệnh nhân H. mua sản phẩm này trên mạng được quảng cáo là để giảm cân và trong sản phẩm này có chất cấm Sibutramine. Sibutramine là một loại chất đã bị cấm sử dụng trên người, vì chất này có thể gây những tổn thương ở người, gây nguy cơ đột quỵ não, đau thắt, nhồi m.áu cơ tim.

Cũng theo TS.Nguyễn Trung Nguyên, thực tế đã ghi nhận nhiều sản phẩm là thực phẩm chức năng trộn những loại chất độc hại bị cấm sử dụng, hoặc trộn những chất được phép sử dụng nhưng với liều lượng không đảm bảo.

Riêng tại Trung tâm Chống độc của Bệnh viện Bạch Mai, trước đây đã tiếp nhận những trường hợp ngộ độc những loại thực phẩm chức năng có chứa chất cấm.

Đã có trường hợp bệnh nhân hôn mê, co giật, tổn thương não và đã phải cấp cứu điều trị. Xét nghiệm những loại sản phẩm này thì có chứa chất cấm, ảnh hưởng đến sức khỏe như Sibutramine, Phenolphtalein…

Thậm chí có những chất chỉ được phép có trong thuốc nhưng lại được cho vào trong thực phẩm chức năng, uống phải những chất này rất ảnh hưởng đến sức khỏe vì hoàn toàn không thể kiểm soát chất lượng và liều lượng.

Tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Hà Nội) cũng từng tiếp nhận bệnh nhân 19 t.uổi được đưa đến cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, suy gan, suy thận.

Trước đó, bị bạn bè chê bai về ngoại hình, cô gái đã mua trà giảm cân trên mạng để uống. Chỉ trong 2 tuần, cô gái đã giảm đến 5 kg nhưng cơ thể luôn mệt mỏi, khát nước, đầy bụng, người lả đi.

Xét nghiệm cho thấy bệnh nhân có lượng đường huyết trong m.áu tăng, men gan tăng gấp 30 lần bình thường gây tổn thương, hủy hoại tế bào gan, có dấu hiệu của suy gan, suy thận

Cũng về ngộ độc thuốc giảm cân chứa chất cấm, trước đó không lâu, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế phát đi cảnh báo về sản phẩm được quảng cáo là hỗ trợ giảm cân có tên gọi Feo dứa và viên uống thảo mộc Mộc slim chứa chất cấm Sibutramine.

Sibutramine có khả năng làm giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ quá trình giảm cân, nhưng lại có tác dụng phụ nguy hại như gây mất ngủ, tăng huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Vì vậy, từ tháng 10/2010, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã ban hành quyết định cấm lưu hành tất cả sản phẩm có chứa Sibutramine.

Hiện tại, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã ngưng cấp phép nhập khẩu nguyên liệu Sibutramine và thu hồi các sản phẩm chứa hoạt chất này.

Không đốt cháy giai đoạn

Thực tế cho thấy, đang có tình trạng rao bán các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm cân tràn lan trên mạng. Bằng những lời quảng cáo, mời chào hấp dẫn, người bán đã đ.ánh trúng vào tâm lý của người đang có nhu cầu giảm cân như thực phẩm chức năng/trà giảm cân có tác dụng giảm cân nhanh chóng mà không cần tập luyện hay ăn kiêng.

Chuyên gia khuyến cáo việc sử dụng các loại sản phẩm hỗ trợ giảm cân không đúng cách, quá liều có thể gây ra những tác dụng phụ, như chóng mặt, buồn nôn, chán ăn, chân tay bủn rủn, mệt mỏi.

Nguyên nhân là do các sản phẩm này có chứa thành phần làm ức chế thần kinh trung ương gây chán ăn, giảm hấp thụ chất béo. Tác dụng phụ của sản phẩm này có nguy cơ làm suy giảm trí nhớ, gây cường giáp, căng thẳng, khó ngủ, lâu ngày sẽ có nguy cơ về tim mạch, đột quỵ.

Dạng tác dụng phụ nữa là làm tim đ.ập nhanh, khó thở, hồi hộp, lo âu. TS.Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho rằng, vì lợi nhuận, nhà sản xuất đã sử dụng cả chất cấm trong thành phần thuốc giảm cân hay các loại thực phẩm chức năng giảm cân. Những chất này khi vào cơ thể tác động lên não hoặc gây đầy bụng để tạo cảm giác chán ăn, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, những người thừa cân, đặc biệt là chị em phụ nữ, không nên vì bất kỳ lý do gì mà làm liều, mua những thực phẩm chức năng, trà giảm cân bán trôi nổi trên mạng để sử dụng.

Khi quyết định sử dụng bất kỳ một loại sản phẩm hỗ trợ giảm cân nào, người dân cần tìm hiểu thật kỹ các thông tin quan trọng của sản phẩm như thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng, lưu ý trong sử dụng, nhà sản xuất – phân phối, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, số công bố sản phẩm và khuyên dùng của các chuyên gia, bác sĩ uy tín để tránh tác hại cho sức khỏe.

Ý kiến của PGS-TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho rằng, mong muốn giảm cân mãnh liệt gặp ở rất nhiều chị em phụ nữ, thậm chí cả nam giới bị thừa cân, béo phì.

Tuy nhiên, để giảm cân an toàn thì không thể quá nôn nóng, đốt cháy giai đoạn, vội vàng áp dụng các biện pháp loại bỏ mỡ thừa chưa được kiểm chứng, nhất là nghe những lời quảng cáo “có cánh” trên mạng xã hội.

Việc giảm cân cấp tốc có thể gây t.ử v.ong, trong khi không giải quyết tận gốc thủ phạm mỡ trắng mà chỉ tác động vào cơ thể gây mất nước, giảm cơ, rối loạn điện giải nên rất dễ khiến cân nặng tăng trở lại.

Các chuyên gia khuyên rằng tập thể dục hằng ngày là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì cân nặng khỏe mạnh, ngăn ngừa tăng cân và cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần.

Mỗi người nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để vận động, tập thể dục. Nếu thực hiện giảm cân từ chế độ ăn thì nên giảm 10% cân nặng hiện tại trong vòng 6 tháng và giảm cân từ chế độ tập luyện nên giảm 10% cân nặng trong vòng 6 tháng, không nên tạo áp lực cho bản thân phải gắng sức tập luyện hay nhịn ăn giảm cân.

Theo nguyên tắc năng lượng nạp vào ít hơn năng lượng tiêu hao sẽ giảm được cân nặng. Bên cạnh đó, ngủ đủ giấc, thay đổi lối sống như từ bỏ thói quen vừa ăn vừa nhìn màn hình điện thoại, tivi, giảm căng thẳng, mệt mỏi… cũng là những biện pháp giúp giảm cân an toàn, bền vững.

Để có kết quả như mong muốn, bên cạnh việc sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm cân, các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng khuyến cáo người dùng phải kết hợp chế độ tập luyện và ăn uống phù hợp.

Để an toàn sức khỏe cho người sử dụng, trong thời gian các cơ quan chức năng đang xử lý vụ việc, Cục An toàn thực phẩm cảnh báo và đề nghị người tiêu dùng không mua, không sử dụng các sản phẩm trên, trường hợp phát hiện sản phẩm này lưu hành trên thị trường, đề nghị thông báo cho cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngoài việc lạm dụng giảm cân cấp tốc thì theo bác sĩ chuyên khoa I Đặng Thị Oanh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, có nhiều cách điều trị béo phì, giảm cân khác nhau, tùy vào tình trạng sức khỏe, cân nặng mà áp dụng.

The đó, có phương pháp tại nhà như: Thay đổi khẩu phần ăn; thay đổi thói quen sinh hoạt (không bỏ bữa sáng, ăn uống điều độ, ăn nhiều trái cây, rau củ, yến mạch, bánh mì nguyên hạt, gạo lứt, mì ống, các loại đậu, uống nhiều nước…

Đồng thời tập thể dục đều đặn (một người cần đốt cháy 3.500 calo để giảm gần nửa ký chất béo, những cách tốt là đi bộ, bơi lội, đi thang bộ, làm vườn, làm việc nhà hoặc dắt thú cưng đi dạo…).

Phương pháp dùng thuốc: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giúp một người giảm cân, kết hợp thay đổi chế độ ăn uống ít calo, tập thể dục để giảm cân không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phương pháp phẫu thuật: Thay đổi một phần dạ dày hoặc ruột non để người bệnh không tiêu thụ nhiều thức ăn hoặc hấp thụ nhiều calo như trước, tùy vào nhu cầu, tình trạng sức khỏe…

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hiện trên thế giới có 6,5 triệu người béo phì cần điều trị, số t.iền điều trị cho béo phì rất lớn. Tỷ lệ t.ử v.ong liên quan tới béo phì gấp 2 lần tỷ lệ t.ử v.ong của ung thư vú và đại trực tràng cộng lại.

Tại Việt Nam, tỷ lệ thừa cân, béo phì có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt là ở khu vực thành phố. Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019 – 2020 của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ t.rẻ e.m thừa cân, béo phì tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% (năm 2010), lên 19% (năm 2020).

Thống kê của Bộ Y tế, riêng năm 2020, tỷ lệ thừa cân béo phì khu vực thành thị đã chạm ngưỡng 26,8%, nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%. Trước đó, Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng đã công bố tỷ lệ béo phì ở t.rẻ e.m nội thành tại TP.HCM đã vượt 50%, tại Hà Nội vượt 41%.

Để hạn chế hệ lụy do béo phì gây ra các bác sĩ khuyến cáo, do đây là bệnh lý mãn tính nên cần được điều trị sớm. Bệnh béo phì không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, thẩm mỹ, mà còn gây ra nhiều nguy cơ như mắc các bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, xơ gan, các bệnh lý cơ xương khớp, vô sinh…

Béo phì và thừa cân cũng làm tăng nguy cơ t.ử v.ong hơn so với những bệnh nhân có cân nặng bình thường. Nguyên tắc để điều trị thừa cân, béo phì là tăng cường tiêu hao năng lượng và giảm nguồn thức ăn vào cơ thể.

Nguyên nhân chính gây béo phì tại Việt Nam, theo các bác sĩ là do đời sống của người dân Việt tăng lên hơn trước. Mức sống của người Việt Nam bắt đầu tiếp cận với các nước phát triển. Các thực phẩm giàu năng lượng, đồ ăn nhanh đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên bàn ăn người Việt.

Trong khi đó, thức ăn có lợi cho sức khỏe như rau xanh, hoa quả lại bị thiếu, được thay bằng gà rán, các loại thức ăn nhanh, nước ngọt… những thức ăn này là nguyên nhân gây thừa cân, béo phì.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, béo phì là căn bệnh thời hiện đại ngày càng tăng với tốc độ báo động, là mối đe dọa làm giảm t.uổi thọ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, kéo theo một loạt hệ lụy về các bệnh lý khác như cao huyết áp, nhồi m.áu cơ tim, suy tim, đái tháo đường, vô sinh, ung thư…

Điều trị các bệnh lý thừa cân, béo phì là một điều trị đa chuyên khoa: Dinh dưỡng, hoạt động thể lực, điều trị thuốc giảm cân, phẫu thuật, tư vấn điều trị tâm lý. Với những bệnh nhân trẻ t.uổi cần điều trị sớm để không ảnh hưởng đến chế độ vận động và sức khỏe sinh sản sau này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *