Khi cân nặng đạt mốc 230kg, Nhân quyết tâm thay đổi lối sống, giảm cân. Hiện tại, anh nặng 170kg và vẫn tiếp tục quá trình tập luyện để cải thiện vóc dáng.
Mắc bệnh đái tháo đường từ nhỏ dẫn đến rối loạn chuyển hoá và thường xuyên sử dụng thực phẩm công nghiệp, uống gần 2 lít nước ngọt mỗi ngày, cơ thể tích mỡ khiến Nhân (27 t.uổi, trú tại TP.HCM) vận động khó khăn, gai đen kín cổ, thoát vị cột sống, thoái hoá.
Khi cân nặng đạt mốc 230kg, người đàn ông quyết tâm giảm cân bằng cách thay đổi lối sống, tập luyện. Hiện tại, anh giảm còn 170kg nhưng cơ thể vẫn còn mỡ thừa, da thừa.
Tư vấn cho bệnh nhân, Tiến sĩ, bác sĩ Tống Hải, Chủ nhiệm khoa Vi phẫu và Tái tạo, Trung tâm Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Tái tạo, Bệnh viện Bỏng quốc gia (Hà Nội), cho biết Nhân cần được phẫu thuật cắt da thừa. Tuy nhiên, chỉ số BMI của bệnh nhân là gần 60, chưa thể tiến hành phẫu thuật. Khi cân nặng giảm xuống còn khoảng 100-115kg, BMI từ 35 đến 40, bệnh nhân mới đủ điều kiện phẫu thuật.
Theo bác sĩ Tống Hải, bệnh nhân cần tiếp tục giảm cân trước khi muốn phẫu thuật cắt da thừa. Ảnh: BSCC.
Theo vị bác sĩ này, phẫu thuật cắt da thừa không phải là kỹ thuật khó. Hầu hết phần da thừa trên cơ thể đều có thể loại bỏ, trừ một số vị trí như phần các khớp vận động. Tuy nhiên, bác sĩ cần cân nhắc đường mổ và lượng da cắt phải vừa đủ để tránh gây ra sẹo co kéo, khiến bệnh nhân hạn chế vận động khớp.
Bác sĩ này cũng cho biết các trường hợp không có chỉ định phẫu thuật là người không đảm bảo những tiêu chí về vô cảm gây mê trong phẫu thuật và mắc bệnh mãn tính. Nguy cơ tiềm ẩn chủ yếu là vết thương chậm liền và không lành, có thể để lại sẹo xấu sau phẫu thuật. Ông từng phải xử lý hậu quả cho một trường hợp cắt bỏ da thừa tại cơ sở không uy tín, vết thương của bệnh nhân b.ị h.oại t.ử bờ mép và lâu lành.
Vì thế, khi có nhu cầu phẫu thuật cắt da thừa, người dân cần được bác sĩ chuyên ngành phẫu thuật tạo hình tư vấn. Trước khi làm can thiệp, bệnh nhân sẽ được thăm khám để đảm bảo an toàn trong quá trình gây mê.
Để hạn chế da thừa, bác sĩ Hải khuyến cáo người béo phì nên giảm cân từ từ, kết hợp tập luyện liên tục để đốt cháy mỡ. Đồng thời, mặc áo, tất định hình ngay sau quá trình tập luyện để hiện tượng co giãn của da đều đặn.
Đột nhiên đau chân, đi khám ra bệnh hiểm
Chiều 22-4, Bệnh viện Bình Dân (TP HCM) cho hay vừa thực hiện hai cuộc phẫu thuật phức tạp thay mới tĩnh mạch chủ dưới, cứu sống hai bệnh nhân có chồi bướu xuyên thành chít hẹp tĩnh mạch chủ cản trở m.áu về tim.
Cả hai trường hợp người bệnh đều được phát hiện bệnh khi khối ung thư xâm lấn và viêm dính phức tạp trong ổ bụng mà trước đó họ không hề hay biết.
Các bác sĩ phẫu thuật cứu bệnh nhân
Ông P.V.Đ (60 t.uổi, ở TP HCM) đi khám vì chân phải đột nhiên đau nhiều không rõ nguyên nhân gần một tuần, kèm sốt. Bệnh viện địa phương phát hiện ông có bướu thận nên chuyển lên tuyến chuyên sâu về ngoại khoa.
Tại Bệnh viện Bình Dân, các bác sĩ phát hiện bướu thận phải kích thước lớn 80 mm x 40 mm và chồi bướu đã ăn lan, xuyên vào thành tĩnh mạch chủ dưới gây chít hẹp khiến m.áu từ chân phải không chảy về tim được. Đây chính là lý do làm cho người bệnh đau chân dữ dội. Ông được cắt bỏ thận phải có bướu xâm lấn, thay tĩnh mạch chủ dưới.
Trường hợp thứ 2 là ông P.T.N (37 t.uổi), nhập viện vì đau hông lưng âm ỉ bên phải từ 2 tháng trước kèm ăn uống kém, sụt cân. Cách đây 5 năm, người bệnh từng được phẫu thuật do ung thư vỏ tuyến thượng thận bên phải, nhưng do dịch COVID-19 đến nay không tái khám.
Các bác sĩ phát hiện bướu vỏ tuyến thượng thận đã tái phát và có kích thước 64x43x34mm (khoảng bằng trái banh tennis) và phẫu thuật gỡ dính, tách bướu an toàn ra khỏi đại tràng phải, tá tàng và cuống gan, tạo hình đoạn tĩnh mạch chủ dưới dài 6 cm bằng mảnh ghép sinh học từ màng ngoài tim bò…
Theo TS-BS Phạm Phú Phát, Trưởng Khoa Niệu A Bệnh viện Bình Dân, hiện nay có thể phát hiện bướu thận giai đoạn sớm, khi bướu chỉ mới có kích thước khoảng 1-3 cm bằng siêu âm ổ bụng. Việc cắt bướu bảo tồn thận sẽ rất thuận lợi và tiên lượng rất tốt cho người bệnh thay vì phát hiện muộn đến khi bướu đã xâm lấn hoặc di căn xa.