Người phụ nữ thất vọng khi nhận thông báo không bị ung thư

Chứng mất trí nhớ khiến người phụ nữ Anh cảm thấy tồi tệ tới mức coi ung thư có thể là lối thoát cho mình.

Từng làm việc trong ngành y ở Anh suốt 20 năm, Wendy Mitchell cũng là tác giả cuốn Điều cuối cùng chia sẻ về những bất ổn sức khỏe của bà. Cuốn sách sẽ xuất bản vào ngày 29/2 tới. Dưới đây là tâm sự của bà trên Daily Mail:

Cách đây vài năm, tôi bắt đầu sụt cân rất nhanh mà không rõ lý do. Quần áo của tôi không còn vừa vặn nữa. Tôi nghĩ: “Thế là xong, mình không chỉ có một căn bệnh xâm chiếm não mà giờ cả cơ thể nữa”.

Tôi tin chắc mình bị ung thư. Tôi hình dung phải báo tin này cho hai cô con gái và tìm hiểu về các lựa chọn chăm sóc giảm nhẹ. Kết quả xét nghiệm đều bình thường, bác sĩ cảm thấy vui mừng. Tôi cảm thấy thế nào? Thất vọng.

Tôi biết hầu hết mọi người đều sợ hãi ung thư, nhưng trong khoảng thời gian ngắn ngủi hạnh phúc giữa thời điểm kiểm tra và nhận kết quả, tôi đã tưởng tượng mình đưa ra những lựa chọn về tương lai. Tôi sẽ trở thành bệnh nhân ung thư. Tôi sẽ không còn là người mắc chứng mất trí nhớ nữa.


Bà Wendy Mitchell từng làm trong ngành y 20 năm. Ảnh: Daily Mail

10 năm trước, tôi được chẩn đoán mắc chứng mất trí nhớ do mạch m.áu và bệnh Alzheimer khi 58 t.uổi. Tôi đã làm mọi thứ có thể để giữ thái độ tích cực và chứng minh rằng mình vẫn có một cuộc sống tốt đẹp khi sống chung với căn bệnh ngày càng tiến triển này.

Tôi là người lạc quan. Tôi đưa ra lời khuyên thiết thực cho hàng chục nghìn (có thể là hàng trăm nghìn) người trên khắp thế giới, bất cứ nơi nào sách của tôi được bán và vận động để nâng cao nhận thức về căn bệnh.

Tôi chia sẻ những lời khuyên của mình về cách sống chung với chứng mất trí nhớ như một người bạn đồng hành (dù không được chào đón) chứ không phải kẻ thù. Tôi thích tìm ra giải pháp cho một số thách thức mà chứng mất trí nhớ đặt ra cho tôi. Ví dụ, khi đi khám bác sĩ, tôi cầm theo cuốn sổ màu đỏ ghi “sụt cân” để nhắc bản thân tại sao mình ở đó.

Tôi mang đến cho mọi người niềm hy vọng nhưng tôi lại không có cây đũa thần.

Chứng sa sút trí tuệ là một căn bệnh tiến triển; sẽ có lúc nó di chuyển trên bàn cờ cuộc đời nhanh hơn tôi. Thật lòng, tôi có thể cảm thấy điều đó đang diễn ra lúc này.

Tôi coi ung thư là lối thoát khỏi chứng mất trí nhớ. Tôi cảm thấy tội lỗi vì cảm giác này, nhưng đây là sự thật. Khi nhận thông báo tôi không bị ung thư, tôi không cảm thấy nhẹ nhõm, tôi cảm thấy buồn. Buồn vì tôi phải tiếp tục sống với chứng mất trí nhớ không lối thoát.

Tôi không muốn chứng mất trí nhớ đưa tôi đến mức phải phụ thuộc vào người khác cho nhu cầu hằng ngày của mình, người khác sẽ quyết định thay tôi khi nào tôi tắm.

Tôi không muốn người khác nói cho tôi biết tôi ăn gì và khi nào hoặc dựa vào vẻ mặt mà đoán xem tôi vui hay buồn. Đó không phải là cuộc sống đối với tôi. Và tôi không muốn các con gái của mình nhìn thấy bộ dạng của tôi sau này.

Từ năm 2026, sẽ có vaccine tiêm phòng ung thư cổ tử cung miễn phí cho t.rẻ e.m gái

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết liên quan đến việc bổ sung tiêm chủng mở rộng và xác định từ năm 2026 sẽ có vaccine tiêm phòng ung thư cổ tử cung miễn phí cho t.rẻ e.m gái.

Tại Phiên đối thoại Phụ nữ và các vấn đề an sinh xã hội, bình đẳng giới trong Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với phụ nữ Việt Nam ngày 15-10, tại đầu cầu tỉnh Hưng Yên, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Trung Nghĩa Trần Thị Huyền Thương đưa ra vấn đề về các bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ.

Theo đó, các bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ có mối liên quan với chức năng sinh sản, duy trì nòi giống của người phụ nữ nhưng khả năng chi trả điều trị của các gia đình và phụ nữ mắc ung thư còn gặp rất nhiều khó khăn.

Nếu như được khám, tầm soát sớm, có thể sẽ giúp quá trình điều trị cũng như giảm thiểu các chi phí cho bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, các chi phí sàng lọc sớm một số bệnh ung thư liên quan đến phụ nữ như ung thư vú, ung thư cổ tử cung… không thuộc phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế.

Vì vậy, bà Trần Thị Huyền Thương đề nghị Chính phủ đưa chi phí tầm soát một số bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ vào danh mục chi trả của bảo hiểm y tế, góp phần bảo đảm mục tiêu về công tác y tế dự phòng.

Quyền Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan. Ảnh: VGP

Trả lời về vấn đề này, Quyền Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan khẳng định “sức khỏe là vốn quý nhất của con người”, nếu có sức khỏe tốt thì mới đạt được các mục tiêu phát triển về phụ nữ.

Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ rất quan tâm tới vấn đề chăm sóc sức khỏe cho nhân dân với nhiều chính sách được ban hành tập trung cho mục tiêu này. Trong đó có nhiều chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và t.rẻ e.m gái.

Quyền Bộ trưởng cũng khẳng định rằng: Khi chúng ta thực hiện công tác phòng bệnh tốt thì những chi phí liên quan đến khám, chữa bệnh điều trị sẽ rẻ hơn rất nhiều, đồng thời có giải pháp ngay từ đầu.

Bà cũng cho biết cách đây hai tháng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 104/NQ-CP liên quan đến việc bổ sung tiêm chủng mở rộng và xác định từ năm 2026 sẽ có vaccine tiêm phòng ung thư cổ tử cung miễn phí cho t.rẻ e.m gái.

Nguồn ngân sách để thực hiện việc này rất lớn, thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ của Chính phủ dành cho việc chăm sóc phụ nữ và t.rẻ e.m gái.

Triển khai Nghị quyết của Quốc hội, các bộ, ngành, địa phương đã dành nguồn lực đầu tư nhiều hơn cho y tế dự phòng. Thời gian qua, chi hội phụ nữ các cấp cũng tập trung trong việc khám, sàng lọc ung thư cho phụ nữ.

Cạnh đó, BHYT sẽ chi trả cho khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, chăm sóc thai sản định kỳ và sinh con. Để mở rộng hơn nữa phạm vi của BHYT, hiện nay Chính phủ đang giao cho Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi Luật BHYT để mở rộng hơn phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT, trong đó hướng tới sàng lọc bệnh, tăng cường đối tượng, mở rộng phạm vi, hướng tới mục tiêu như chị Trần Thị Huyền Thương đề nghị.

Bà Đào Hồng Lan cũng thông tin, ngành Y tế đang xây dựng nội dung Luật Phòng bệnh. Khi các luật được ban hành sẽ tạo hành lang pháp lý để quan tâm tốt hơn việc nâng cao chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *