Người thợ mộc hơn 500 ngày chăm con trai ung thư xương: ‘Tôi lún nợ rồi’

Nếu như còn đến trường, Nguyễn Tiến Anh đã là học sinh lớp 11 nhưng căn bệnh ung thư xương phát hiện gần 2 năm trước đã thay đổi hoàn toàn số phận của chàng trai.

Chúng tôi đến Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2 vào một ngày nắng như đổ lửa. Lọt thỏm trong dòng người tay xách nách mang trước cổng bệnh viện là hình ảnh đầy khắc khoải của người cha dìu con trai mất 1 chân đang lê từng bước mệt nhọc trên chiếc nạng sắt. Đó ông Nguyễn Văn Lăng (44 t.uổi) và con trai Nguyễn Tiến Anh (17 t.uổi) mắc bệnh ung thư xương.

“Vậy mà ba cũng giấu”

Mắt sâu hóm, thâm quầng, đượm buồn miên man, ông Lăng kể về hành trình khi một mình đưa con trai từ H.Gia Nghĩa (Đắk Nông) lên TP.HCM chữa bệnh ung thư xương.

Tháng 9.2022, sau khi Anh đi đá bóng về, thấy chân con sưng tấy và đau nhức kinh khủng ở phần đầu gối, ông Lăng đưa con vào bệnh viện ở tỉnh Đắk Nông thăm khám.

Bác sĩ chẩn đoán bị bong gân và cấp thuốc cho uống. Sau 1 tháng uống thuốc nhưng cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm, ông Lăng đưa con lên điều trị ở Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM. Sau khi xét nghiệm mẫu sinh thiết, bác sĩ kết luận ung thư xương giai đoạn 3 và chuyển sang Bệnh viện Ung bướu TP.HCM để tiếp tục hóa trị.

Từ ngày con trai mắc bệnh ung thư xương, ông Lăng dành trọn thời gian chăm sóc con. Ảnh UYỂN NHI

Ngày nhận được hung tin, ông Lăng như ngã quỵ. Ông không ngờ căn bệnh quái ác khiến ai cũng khiếp sợ lại ập xuống con trai của mình. Gạt hết nước mắt, ông lấy hết những đồng t.iền tích cóp bấy lâu nay để chữa trị cho con. “Lúc đó tôi tá hỏa, không tin đó là sự thật vì ung thư là bệnh nặng, coi như “xong”, ông Lăng nghẹn ngào.

Sợ con buồn, buộc lòng ông phải giấu con. Vào điều trị ở Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, khi vô toa thuốc đầu tiên, Anh đã biết mình mắc ung thư, nhưng chỉ nói với ba một câu: “Vậy mà ba cũng giấu”. Cậu nói với ba nhẹ tênh như cách mà Anh đối diện với những cơn đau dày vò thể xác gần 2 năm qua.

Những ngày đầu tiên chiến đấu với ung thư xương, những cơn đau khiến Anh mệt lả, thậm chí không còn sức để kêu. Rồi những cơn đau thắt dữ dội khiến Anh phải quỳ rạp xuống nền nhà, nằm mãi không thể nhấc người lên. Dù vậy cậu vẫn phải cố gắng ăn kể cả khi buồn nôn.

Anh phải cắt bỏ một bên chân do bệnh ung thư xương. Ảnh UYỂN NHI

Đã có lúc, Anh ngồi thất thần bên cửa sổ phòng bệnh, mồ hôi toát ra nhễ nhại sau một ngày vật lộn với bệnh tật và chỉ ước mình không chịu nhiều đau đớn như thế.

Tối đến, Anh trằn trọc thức hoài đến khuya mới ngủ được một lát. Vì thế mà khuôn mặt Anh trở nên gầy gò, hốc hác, tóc rụng từng mảng nên em phải cạo đầu. Nhìn con như vậy nhưng ông Lăng không biết làm cách nào cho con đỡ bệnh.

“Tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc”

Tháng 7.2023, sau 2 cuộc phẫu thuật, Anh bị cắt bỏ đoạn chân phải. Theo phác đồ điều trị, Anh đã truyền 11 đợt hóa chất, mỗi đợt kéo dài 1 tháng. Giữa những đợt truyền thuốc, Anh được nghỉ 15 – 20 ngày. Đến nay sức khỏe của Anh dần ổn định và chuyển qua giai đoạn duy trì.

Tôi lún nợ rồi, các khoản vay cũng gần 500 triệu đồng, bây giờ không thể vay được nữa. Nhưng tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc, phải ráng làm, xoay xở để điều trị cho con. Ông Nguyễn Văn Lăng

Anh là con út trong gia đình có 2 anh em. Ông Lăng và vợ ly hôn khi Anh được 6 t.uổi. Ông và con từ Hà Nội chuyển vào Đắk Nông sinh sống. Ông làm thợ mộc nhưng công việc không ổn định vì tùy vào đơn đặt hàng, trung bình kiếm được 400.000 – 500.000 đồng/ngày. Nhưng từ ngày Anh mắc bệnh ung thư xương, ông bỏ hết việc lên TP.HCM chăm con. Để có t.iền chữa trị cho con, ông vay mượn khắp nơi, mỗi ngày sống nương nhờ vào bếp cơm từ thiện và nhà trọ miễn phí.

Tính ra cũng hơn 500 ngày bám trụ tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, giờ sức cùng lực kiệt nên ông Lăng không còn biết bấu víu vào đâu, muốn đi vay cũng không có nơi nào dám cho vay vì chẳng còn tài sản gì để thể chấp.

“Tôi lún nợ rồi, các khoản vay cũng gần 500 triệu đồng, bây giờ không thể vay được nữa. Nhưng tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc, phải ráng làm, xoay xở để điều trị cho con”, ông Lăng chia sẻ.

Chúng tôi được sự đồng ý của ông Lăng trong việc sử dụng hình ảnh cho bài viết, như là một sự chia sẻ và cổ vũ tinh thần cho cha con ông vượt qua những tháng ngày gian nan chống chọi bệnh tật nan y.

Khi thực hiện bài viết này, chúng tôi mong bạn đọc có lòng chia sẻ với nhân vật, có thể liên hệ ông Nguyễn Văn Lăng (ba của Nguyễn Tiến Anh) qua số điện thoại 0975877419.

Số tài khoản Nguyễn Văn Lăng 8800064908 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Mong có chân giả

1 năm sau khi chân phải của Anh bị cắt đến trên đầu gối do ung thư xương, ba phải cõng Anh mỗi khi di chuyển. Sau khi vết thương lành hẳn, Anh mới tập chống nạng đi được. Tâm sự với chúng tôi, Anh nói ở t.uổi đẹp nhất đời người, mất đi chân phải, Anh không tránh khỏi những mặc cảm, tự ti.

Nhưng Anh nhanh chóng lấy lại thăng bằng trong suy nghĩ, an ủi bản thân cố gắng vượt qua. “Em nghĩ đến ba ngày đêm lo chạy chữa cho em. Nên em cần phải sống lạc quan, tích cực. Cánh cửa này khép lại thì một cánh cửa mới sẽ mở ra, mất đi một chân nhưng em được sống lâu hơn thì em sẵn sàng đón nhận”, Anh nói.

Dù vậy, khi bắt đầu cuộc sống mới chỉ còn 1 chân thật không dễ dàng. Anh tìm cách tập đi chân giả 5 ngày/tuần. Khó khăn nhưng Anh nói mình không bao giờ bỏ cuộc, không ngừng vươn lên, mong làm chỗ dựa tinh thần vững chắc cho ba.

Dù phải đối mặt với căn bệnh quái ác nhưng Anh luôn lạc quan. Ảnh UYỂN NHI

Khi tôi hỏi mong muốn của Anh là gì? Anh nở nụ cười vui sướng: “Em đang thực hiện mong muốn của mình là tập chân giả để được trở lại trường học. Bác sĩ nói nếu tập tốt em sẽ được gắn chân giả và xuất viện sớm”.

Hỏi về ước mơ của mình, gương mặt Anh buồn bã rồi im bặt. Mãi Anh mới cho hay: “Em ước mơ làm bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người, đặc biệt là những người mắc bệnh hiểm nghèo như em. Nhưng từ ngày bị bệnh ung thư xương và mất 1 chân, em không dám nghĩ đến ước mơ của mình nữa”.

Theo ông Lăng, chi phí để lắp chân giả cho Anh gần 50 triệu đồng, hiện tại ông chưa biết xoay đâu ra t.iền để lắp chân giả cho con.

Còn rất nhiều phận đời đáng thương khi phải đối mặt với căn bệnh ung thư quái ác. Chỉ khi đặt chân vào bệnh viện, mới thấu hiểu được cảnh những người bệnh hằng ngày phải chịu đựng nỗi đau thể xác, những gia đình khánh kiệt vì bệnh tật vẫn nỗ lực “bám víu” để điều trị cho con cái của mình.

Ung thư xương là gì?

Theo bác sĩ nội trú Hoàng Lê Minh, Bệnh viện K Trung ương, ung thư xương là bệnh hiếm gặp trong các loại ung thư. Tỷ lệ chưa tới 1% trong toàn bộ bệnh ung thư, phụ thuộc vào lứa t.uổi. Ung thư xương hay gặp ở người trẻ 12 – 20 t.uổi, chiều cao phát triển nhanh hơn trẻ cùng lứa. Trẻ nam gặp nhiều hơn nữ.

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), các khối u thường bắt đầu ở phần cuối của xương dài, nơi mô mới hình thành khi xương phát triển. Các vị trí phổ biến nhất để khối u phát triển là ở cánh tay và chân, đặc biệt là quanh khớp gối và khớp vai.

Mặc dù ban đầu cơn đau tại vị trí khối u có thể đến rồi đi, nhưng NHS cho biết cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng và liên tục hơn, đặc biệt là vào ban đêm.

Theo Sarcoma UK – tổ chức về ung thư xương của Anh, bệnh tiến triển từ từ, triệu chứng không rõ ràng và có thể bị nhầm lẫn với chấn thương thể thao.

Ung thư xương có thể được điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Đôi khi cần phải cắt cụt chi, nếu ung thư đã lan ra ngoài xương đến các mạch m.áu, dây thần kinh hoặc nếu không thể cắt bỏ phần ung thư, theo Daily Mail.

Món đồ dùng tiện lợi nhưng có thể ‘kích hoạt’ tế bào ung thư

Sử dụng đồ nhựa dùng một lần tiện lợi nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe, đặc biệt là có nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư.

Ngày Tết, gia đình tôi rất đông khách và tôi thường mua bát đĩa, hộp nhựa dùng một lần. Dùng xong chỉ cần dọn bỏ thùng rác, không cần rửa nên rất tiện lợi. Việc dùng chén, bát, dĩa ăn một lần có hại gì không. Xin cảm ơn bác sĩ! (Huỳnh Thu Thảo – T.iền Giang)

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Đức, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, tư vấn:

Trong các dịp lễ Tết, tiệc ở gia đình, cơ quan nhiều người chọn bát, đĩa, ly, chai, muỗng, ống hút dùng một lần. Tuy nhiên, chúng ta phải biết rằng sau khi sản xuất từ máy, đồ nhựa này được đóng gói và đưa ngay ra thị trường tiêu thụ. Trên bề mặt của những chén, đĩa, ly, chai, muỗng, ống hút bám đầy các vi hạt nhựa (microplastic). Những vi hạt này sẽ vào cơ thể qua đường ăn uống và là tác nhân của rất nhiều loại ung thư nguy hiểm như đại tràng, phổi, gan.

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy trên bề mặt chén đĩa nhựa hoặc chai nước nhựa có chứa đến hàng triệu vi hạt nhựa và dễ dàng bám vào đồ ăn hoặc lơ lửng trong nước. Về cơ chế, những vi hạt nhựa này có kích thước bé hơn cả hồng cầu nên chúng dễ dàng xâm nhập vào thành đại tràng, thành mạch m.áu, thành phế quản và kích hoạt phản ứng viêm nhiễm mạn tính, oxy hóa, tổn thương chuỗi ADN nếu chúng ta tiếp xúc với chúng nhiều lần và trong khoảng thời gian dài nhiều năm.

Các loại đồ dùng này trong môi trường tự nhiên biến hoại và phóng thích các hạt vi nhựa vào không khí làm bầu không khí ô nhiễm. Từ đó cũng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi.


Trên bề mặt của những chén, đĩa, ly, chai, muỗng, ống hút bám đầy các vi hạt nhựa (microplastic). Ảnh: Bing AI

Cách tốt nhất là chúng ta không nên sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Nếu phải sử dụng bạn cần lưu ý một số thói quen tốt như sau:

Trước khi bày thức ăn lên chén, đĩa nhựa dùng 1 lần, bạn nên rửa lại bằng nước hoặc có thể dùng khăn ướt, khăn giấy ướt, hoặc khăn giấy khô để lau chùi bề mặt.

Đối với muỗng hoặc ống hút nhựa, bạn nên xả nước trước khi sử dụng. Bạn nên thay thế dần các loại đồ nhựa dùng một lần bằng đồ thủy tinh, đồ sứ trắng không có nhuộm màu lòe loẹt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *