Tăng huyết áp vào buổi sáng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như đột quỵ, đau tim hay suy tim.
Người Việt dễ mắc bệnh tim, đặc biệt là đột quỵ vì không kiểm soát được huyết áp, Tiến sĩ Nguyễn Sinh Hiền, Phó giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, cho biết tại lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Y tế giao nhiệm vụ tuyến cuối chuyên môn kỹ thuật tim mạch cho bệnh viện này, chiều 29/11.
Theo Bộ Y tế, trong hơn 20 triệu người Việt trưởng thành bị tăng huyết áp, có gần 40% không biết bệnh, 69% không được kiểm soát. Bệnh rất dễ phát hiện bằng cách đo huyết áp đơn giản nhưng thường bị bỏ sót, do tăng huyết áp thường không có triệu chứng. Hơn 50% số người bị tăng huyết áp, khi được đo huyết áp lần đầu, không biết là mình bị tăng huyết áp từ bao giờ.
Theo tiến sĩ Vũ Quỳnh Nga, Bệnh viện Tim Hà Nội, huyết áp dao động trong khoảng thời gian 24h và có thể thay đổi theo từng ngày để đáp ứng với các tác động môi trường, ví dụ như căng thẳng hoặc hoạt động. Nhịp sinh học của huyết áp đặc trưng bởi sự giảm huyết áp trong khi ngủ và tăng dần khi thức do một hệ thống điều tiết tự động sinh lý phứctạp.
Với nhiều người, huyết áp thường tăng cao vào buổi sáng sớm, còn được gọi là tăng huyết áp buổi sáng. Tăng huyết áp buổi sáng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như đột quỵ. Ngay cả những bệnh nhân kiểm soát tốt huyết áp vẫn có đến 50% có huyết áp buổi sáng cao hơn bình thường.
Bệnh nhân tăng huyết áp đặc biệt bị tăng huyết áp buổi sáng có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với các bệnh nhân tăng huyết áp thời điểm khác. Huyết áp cao có thể gây đột quỵ, mất chức năng não đột ngột do thiếu m.áu cung cấp cho não. Tăng huyết áp buổi sáng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim và mạch m.áu khác. Thậm chí nó dẫn đến đau tim hoặc suy tim với các triệu chứng như đau đầu dữ dội, đau ngực và tê hoặc ngứa ran ở mặt hoặc cánh tay.
Một số nguyên nhân làm tăng huyết áp vào buổi sáng như do nhịp sinh học bình thường của cơ thể vào buổi sáng giải phóng nhiều hormone; do sử dụng thuốc chứa steroid hoặc uống quá nhiều rượu bia cũng có thể gây tăng huyết áp vào sáng sớm.
Bác sĩ phẫu thuật tim cho bệnh nhân tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Ảnh: Thu Trang.
Tiến sĩ Hiền cho biết, bệnh nhân đến khám tim mạch tại Bệnh viện Tim Hà Nội tăng nhanh mỗi năm. 10 năm trước chỉ có khoảng 50.000 bệnh nhân đến khám tại viện này thì hiện con số này tăng gấp 7 lần vào năm ngoái. 9 tháng đầu năm nay, đã có gần 300.000 người đến khám và can thiệp là gần 7000 ca.
Đề phòng bệnh tim mạch, đột quỵ bằng cách kiểm soát huyết áp là rất quan trọng. Huyết áp nên được kiểm tra vào buổi sáng, khoảng một giờ sau khi thức dậy và vào buổi tối khoảng một giờ trước khi đi ngủ. Ăn uống lành mạnh, tránh t.huốc l.á và rượu và hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp khiểm soát được huyết áp.
Người bị huyết áp cao, tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2, người già trên 65 t.uổi, người sử dụng rượu bia, t.huốc l.á, người thừa cân, béo phì, người có chỉ số cholesterol m.áu cao, cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Nếu dùng thuốc huyết áp, hãy dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và theo dõi nhật ký huyết áp tại nhà. Những bước này có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về tim hoặc mạch m.áu như đột quỵ.
Bệnh viện Tim Hà Nội vừa được Bộ Y tế giao nhiệm vụ tuyến cuối chuyên môn kỹ thuật tim mạch. Thời gian qua bệnh viện đã triển khai nhiều kỹ thuật hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới, hoàn chỉnh trong lĩnh vực tim mạch với 5 mũi nhọn: Phẫu thuật, can thiệp, nội khoa, nhi khoa và tim mạch chuyển hóa. Mỗi năm bệnh viện thực hiện chuyển giao nhiều gói kỹ thuật cho 16 bệnh viện vệ tinh, giúp bệnh nhân tại các địa phương thêm cơ hội tiếp cận điều trị.
Theo VNE
Ăn mì gói nhiều có hại?
Mì ăn liền lâu nay vẫn là món ăn “khoái khẩu” của nhiều người. Thế nhưng giá trị dinh dưỡng của một gói mì ra sao, ăn như thế nào cho đúng cách và cần lưu ý gì khi sử dụng mì ăn liền để tốt cho sức khỏe, thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giải đáp thắc mắc cho những người hay sử dụng mì ăn liền thay thế bữa ăn.
Mì ăn liền hay còn gọi là mì gói là một món mì, bao gồm từng vắt mì đã được sơ chế và sấy khô, với súp và/hoặc dầu gia vị, rau sấy. Những loại mì này có thể được nấu chín, ngâm nước sôi hoặc ăn trực tiếp từ gói hay ly.
Giá trị dinh dưỡng
Thành phần chính trong vắt mì chủ yếu là bột mì, dầu được sử dụng là dầu cọ có hàm lượng acid béo no (béo không có lợi) chiếm đến 49,3g/100g; acid béo không no (chất béo có lợi) chiếm 50,7g/100g và gói gia vị. Thành phần chủ yếu trong gói gia vị là muối, bột ngọt, đường. Vắt mì khô được tạo ra bằng phương pháp chiên (mì chiên), sử dụng dầu để chiên là loại không có lợi cho sức khỏe vì mì chiên có độ oxy hóa cao, loại mì này ngấm 15-20% lượng chất béo trong tổng trọng lượng mì. Trong khi đó mì không chiên được tạo ra từ việc sấy khô bằng không khí, mì không chiên ngấm 3% chất béo xấu.
Mì ăn liền có giá trị năng lượng cao, một gói mì ăn liền loại thông dụng (75g) chứa 45g chất bột đường (Carbohydrate); 14,3g chất béo (Lipid); 8,9g đạm (Protein). Có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 320kcal, chiếm 15% nhu cầu năng lượng mỗi ngày. Mì ăn liền chỉ cung cấp nhiều calo chứ không cung cấp đủ protein và các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể.
Lượng muối trung bình trong mỗi gói sản phẩm mì ăn liền khoảng 3-5g/gói (nhu cầu khuyến nghị cho 1 người bình thường 5g/ngày). Lượng muối trung bình trong gói chứa khoảng 4,3g, bao gồm muối trong gói gia vị 2,5g và trong sợi mì 1,8g.
Ăn mì thế nào là đúng cách
Luộc mì trong nồi nước sôi, khi mì đã chín đủ, lấy hết mì ra và đổ bỏ nước sôi; nấu nồi nước sôi mới, bỏ mì vào trở lại, tắt lửa. Sau khi tắt lửa, nước còn đang nóng, bỏ bột nêm vào. Còn nếu bạn muốn ăn mì khô thì lấy mì ra và trộn với bột nêm. Lượng nước cho vào khi nấu mỗi gói mì khoảng 400ml và nấu trong 3-5 phút để sợi mì vừa ăn. Bữa ăn mì gói nên chế biến cùng thực phẩm giàu đạm như thịt bò, thịt lợn, tôm, trứng, đậu hũ… có thể kèm thêm các loại rau củ như cải xanh, giá đỗ, cà chua, cà rốt, hành lá giúp bổ sung lượng vitamin và khoáng chất.
Chất xơ có trong rau củ cũng góp phần khiến cho tinh bột được hấp thu chậm hơn và tránh táo bón. Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, mỗi 1.000kcal thức ăn hấp thụ vào thì cần 14g chất xơ. (Thí dụ: nhu cầu chất xơ 20g/ngày tương đương với 300g rau và 100g quả chín).
Những lưu ý
Đối với bệnh nhân cao t.uổi (nữ:>60, nam:>65) cần hạn chế muối, không vượt quá 1.500mg Na/ngày (tương đương 3/4 muỗng cà phê muối loại 5ml). Đối với bệnh nhân có tăng huyết áp, bệnh tim mạch và đột quỵ khuyến cáo không nên thêm gói gia vị, gói dầu kèm theo. Hạn chế dùng thức ăn nhanh (thực phẩm chế biến sẵn) như mì ăn liền, chỉ nên ăn tối đa mỗi tuần 1-2 gói/người.
Khi lựa chọn mì ăn liền cho gia đình, trước hết cần kiểm tra hạn sử dụng, quy cách đóng gói và cấp phép của cơ quan thẩm quyền nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và nên chọn các thương hiệu mì nổi tiếng có dây chuyền sản xuất hiện đại sẽ góp phần đảm bảo an toàn cho bữa ăn.
Nhằm hạn chế lượng muối trong các gói sản phẩm ăn liền cũng như trong khẩu phần ăn hàng ngày, chúng ta nên: Nên chọn các sản phẩm mì có ghi rõ hàm lượng muối trên nhãn của sản phẩm. Tự nấu ăn, để kiểm soát lượng gia vị trong gói gia vị kèm theo. Chỉ cho một lượng nhỏ gói gia vị khi nấu.
Hạn chế chấm hay bổ sung gia vị khi ăn. Thêm trứng hoặc thịt (gà, heo, bò…) và rau xanh để cân đối dinh dưỡng, sử dụng các gia vị không mặn khác (tiêu, ớt, chanh…) để ăn ngon hơn mà không cần dùng nhiều muối. Không nên cố uống hết nước súp.
Không thể xem mì gói là 1 bữa ăn thay thế cho bữa ăn thông thường, lại càng không thể xem là 1 bữa ăn phụ, vì quá cao năng lượng sẽ dẫn đến béo phì không tốt cho sức khỏe.
Thông điệp khi sử dụng mì ăn liền:
-Mì gói là món ăn cao năng lượng, nhiều tinh bột đặc biệt là gluten, rất nhiều béo xấy, nhiều muối (3-5g/gói). Mì gói lại là sản phẩm ít đạm, ít xơ, vitamin và khoáng chất.
-Nên chọn mì không chiên.
-Khi ăn mì ăn liền cần bổ sung thêm rau củ, trứng, tàu hũ, thịt, cá.
-Khuyến cáo sử dụng 1/3 -1/2 gói gia vị, có thể thêm hoặc không thêm các gói kèm theo.
-Hạn chế húp hết nước súp.
Nguyễn Thị Hoàng Na, Viện Y dược học cổ truyền TPHCM
Theo SGGP