Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và tình trạng thiếu một số loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng kéo dài, năm 2023, nhiều trẻ không được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm đủ mũi vắc xin theo quy định.
Đây cũng là nguyên nhân khiến một số dịch bệnh như sởi, ho gà… có nguy cơ quay trở lại.
Bịt “lỗ hổng” miễn dịch, triển khai tiêm bù, tiêm vét cho trẻ là vấn đề được ngành Y tế hướng đến nhằm tránh bùng phát dịch bệnh.
Tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông.
Lo ngại sởi, ho gà bùng phát
Xuất phát từ những cơn ho tím tái, b.é g.ái 11 t.uổi (ở huyện Gia Lâm) đã phải điều trị bệnh ho gà tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới ( Bệnh viện Nhi trung ương). Gia đình bệnh nhi này không nhớ đã tiêm đủ mũi vắc xin phòng bệnh cho con hay chưa. Ở giường bên cạnh, một bệnh nhi chưa đủ 2 tháng t.uổi (ở quận Bắc Từ Liêm) bị ho gà bội nhiễm viêm phổi đang được mẹ chăm sóc. Mẹ bệnh nhi chia sẻ: “Thấy con ho kéo dài, đỏ mặt, có tiếng thở rít, tôi đưa con đi khám. Khi bác sĩ thông báo con bị ho gà, tôi rất bất ngờ, trong khi bé chưa đến t.uổi tiêm vắc xin phòng bệnh”.
Từ đầu năm 2024 đến nay, Bệnh viện Nhi trung ương tiếp nhận khoảng 40 bệnh nhi mắc ho gà, chủ yếu là trẻ dưới 3 tháng t.uổi, ở lứa t.uổi chưa tiêm phòng hoặc vừa tiêm mà chưa tạo được miễn dịch. Trong số này có 5% biến chứng nặng phải điều trị hồi sức tích cực. Còn lại, đa số bệnh nhi nhập viện với các triệu chứng cơn ho kéo dài, tím tái, thở rít, biến chứng điển hình là viêm phổi.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, trong gần 3 tháng đầu năm 2024, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia ghi nhận rải rác gần 70 trường hợp mắc ho gà, chủ yếu tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc. Riêng tại Hà Nội, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong những tuần gần đây, trên địa bàn thành phố ghi nhận trung bình từ 2 đến 8 ca ho gà/tuần. Đáng chú ý, từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội đã có 25 ca mắc ho gà, trong khi cả năm 2023 chỉ có 1 ca và năm 2022 không có ca bệnh. Phần lớn bệnh nhân là t.rẻ e.m dưới 3 tháng t.uổi, chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ (chiếm 72%).
Cùng với ho gà, sởi cũng đang có nguy cơ bùng phát thành dịch. Báo cáo của hệ thống bệnh truyền nhiễm cho thấy, từ đầu năm 2024 đến nay, ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.
Lý giải về nguyên nhân gia tăng số ca mắc sởi và ho gà thời gian qua, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên một số trẻ không được tiêm chủng đầy đủ. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu vắc xin “5 trong 1″ (ho gà – bạch hầu – uốn ván – bại liệt – Hib) và vắc xin sởi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng trong năm 2023 khiến tỷ lệ tiêm vắc xin không đạt được như mong muốn. Điều này đã tạo ra “lỗ hổng” miễn dịch khiến bệnh lây lan.
Tránh bỏ sót đối tượng tiêm chủng
Dịch sởi mang tính chu kỳ, 4-5 năm sẽ bùng phát 1 lần. Nước ta đã ghi nhận 2 đợt dịch sởi trên quy mô lớn vào năm 2014 và 2019. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, năm nay rơi đúng vào chu kỳ 5 năm nên nguy cơ dịch bệnh xảy ra rất lớn nếu không có biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt. Còn với bệnh ho gà, có nhiều bệnh nhân mắc bệnh khi chưa đến t.uổi tiêm chủng. Bình thường t.rẻ e.m trước độ t.uổi tiêm chủng thường có miễn dịch phòng bệnh ho gà từ mẹ. Tuy nhiên, do miễn dịch cộng đồng giảm, người mẹ cũng không được tiêm đủ mũi nên làm giảm khả năng chống chọi bệnh ở trẻ.
Đồng quan điểm trên, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi trung ương) cho rằng, với những trẻ nhỏ mắc ho gà điều trị tại đây, phần lớn người mẹ chưa có kháng thể để bảo vệ trẻ. Nếu được tiêm đầy đủ thì cả mẹ cũng có kháng thể, như thế sẽ bảo vệ được con khi chưa đến t.uổi tiêm phòng. Ngoài ra, tại bệnh viện cũng ghi nhận một vài ca bệnh lớn t.uổi tuy đã tiêm phòng đủ các mũi cơ bản nhưng vẫn bị ho gà do chưa được tiêm mũi nhắc lại. Sau 3 mũi tiêm cơ bản, trẻ cần được tiêm nhắc lại khi 16-18 tháng và từ 4 đến 5 t.uổi.
Bắt đầu từ tháng 1 năm nay, vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng đã bắt đầu được cung ứng trở lại để tiêm chủng bù mũi cho trẻ chưa được tiêm trong năm 2023 và các trẻ đến lịch tiêm trong 6 tháng đầu năm 2024. Hiện các điểm tiêm chủng đang nỗ lực để tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ. Bác sĩ Lưu Thị Dung, phụ trách Trạm Y tế xã Tam Hiệp (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) cho biết, số trẻ sinh ra từ đầu năm 2024 đến nay trên địa bàn xã là 30 trẻ. Hiện, trạm y tế xã đã tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà cho 20 trẻ. Còn lại 10 trẻ chuẩn bị đến độ t.uổi tiêm. Khi trẻ đủ 2 tháng t.uổi, người dân nên đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.
Bên cạnh việc tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc sởi, ho gà, thực hiện tốt công tác thu dung, điều trị bệnh nhân, Bộ Y tế đề nghị, các địa phương thúc đẩy tiêm chủng thường xuyên cho trẻ thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng, đặc biệt triển khai tiêm bù, tiêm vét cho trẻ chưa được tiêm, chưa tiêm đủ mũi, tránh bỏ lọt đối tượng. Đồng thời khuyến cáo thai phụ tiêm phòng vắc xin đầy đủ theo hướng dẫn để tạo “lá chắn” miễn dịch cho t.rẻ e.m và cộng đồng.
Nguy cơ bệnh dại bùng phát
Bệnh dại là một trong những bệnh nguy hiểm và có thể lây từ chó, mèo sang người. Bệnh dại chưa có thuốc đặc trị, người bị bệnh dại gần như 100% t.ử v.ong.
Do đó, tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo là cách phòng chống dịch bệnh tốt nhất. Tuy nhiên, do ý thức người nuôi chưa cao, tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo đạt thấp nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh là rất cao.
Năm nay, bệnh dại được ghi nhận “vào mùa sớm” hơn so với các năm trước, do thời tiết nắng nóng kéo dài như hiện nay. Theo báo cáo từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, từ đầu năm đến nay, trong tỉnh đã xảy ra 2 ổ dịch bệnh dại trên chó, ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau và xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển. Hiện nay, ổ dịch tại xã Lý Văn Lâm chưa qua 21 ngày. áng quan tâm, gần đây trên địa bàn xã Tân Phú, huyện Thới Bình, đã có trường hợp t.ử v.ong do bệnh dại. Theo người nhà nạn nhân, người này bị chó cắn trước đây khoảng 1 tháng nhưng không tiêm phòng vắc xin kháng dại.
Theo thống kê của ngành chức năng, trong năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 26 ổ dịch tại 16 xã, phường của 8/9 huyện và TP Cà Mau. Trước nguy cơ tái bùng phát bệnh dại, Sở Y tế tỉnh vừa chỉ đạo các địa phương triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại.
Trước nguy cơ bùng phát bệnh dại trên chó, mèo, UBND Phường 8, TP Cà Mau, ra quân bắt chó thả rông.
Bà Tô Nguyệt Tiên, Trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y TP Cà Mau, cho biết, thời tiết giao mùa nắng nóng như hiện nay là một trong những điều kiện thuận lợi để phát sinh các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi, trong đó có bệnh dại trên chó, mèo. ể chủ động phòng, chống bệnh dại, Trạm phối hợp cán bộ thú y các xã, phường thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi.
Bà Tiên khuyến cáo, người bị chó, mèo cắn, cào hoặc đã tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh phải xử lý vết thương và tiêm phòng bệnh dại, tuyệt đối không tự ý điều trị bằng thuốc nam.
Ông Trần Quyết Toán, Phó chủ tịch UBND xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, cho biết, đối với ổ dịch tại ấp Chánh, đã tiêu hủy 4 con chó mắc bệnh, trọng lượng 35 kg; cán bộ thú y địa phương cũng tiến hành phun, xịt thuốc sát trùng để bao vây ổ dịch, tránh tình trạng lây lan. “Tổng đàn chó, mèo trên địa bàn xã hiện tại trên 1.400 con. Tuy nhiên, công tác tiêm phòng những năm qua đạt thấp, mới trên 50%”, ông Toán lo lắng.
Hiện nay, nhiều hộ gia đình vẫn có thói quen thả rông chó ra đường mà không đeo rọ mõm, không tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh dại. Tình trạng này làm mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nguy hiểm cho người đi đường.
Bà Tô Nguyệt Tiên cho biết, năm 2023, tỷ lệ tiêm phòng trong tổng đàn chó trên địa bàn toàn thành phố đạt khá thấp, chỉ tiêm được 1.410 liều vắc xin trên tổng số gần 9 ngàn con chó. Những tháng đầu năm 2024, địa phương mới tiêm bổ sung thêm 200 con. Như vậy, tính từ năm 2023 đến nay, toàn thành phố chỉ tiêm được 1.610 con trên tổng số 8.976 con.
“Việc tiêm phòng đạt thấp là do tình trạng khan hiếm vắc xin trong năm 2023. Một thực tế khác, khi tiến hành tiêm phòng miễn phí thì tỷ lệ tiêm đạt cao, nhưng khi tiêm thu phí thì đạt thấp, vì nhiều lý do. Trong đó, lý do lớn nhất vẫn là sự hợp tác của người dân chưa cao, đã làm cho bệnh dại trên địa bàn đang có nguy cơ bùng phát”, bà Tô Nguyệt Tiên cho biết thêm.
Trong khi đó, theo nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tỷ lệ đàn chó được tiêm vắc xin bệnh dại phải đạt từ 70% trở lên thì mới có thể loại trừ nguy cơ lây lan bệnh dại trong cộng đồng.
Tiêm vắc xin phòng, chống bệnh dại cho đàn chó, mèo là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống bệnh dại lây truyền từ động vật sang người. Do vậy, người nuôi cần thực hiện tốt công tác tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe cho đàn vật nuôi, cũng chính là bảo vệ tính mạng cho bản thân và cộng đồng.