Nguy cơ mắc viêm não Nhật Bản ở trẻ do không tiêm vaccine

T.rẻ e.m có thể mắc bệnh viêm não Nhật Bản và chịu những di chứng nặng nề về thần kinh nếu không được tiêm đủ 3 mũi vaccine phòng ngừa.

Tháng 7 đến tháng 10 hằng năm là thời kỳ đỉnh dịch viêm não Nhật Bản. Không chỉ nguy hại đến sức khỏe nói chung, virus viêm não Nhật Bản đặc biệt nguy hiểm khi tấn công vào hệ thần kinh trung ương và để lại những di chứng nặng nề như nguy cơ phải sống thực vật, chậm phát triển trí tuệ…

Dù đã có vaccine phòng ngừa viêm não Nhật Bản từ rất lâu, nhiều phụ huynh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc tiêm chủng hoặc tiêm phòng không đúng lịch, khiến cho số ca mắc và t.ử v.ong ở trẻ do căn bệnh này tăng vọt trong thời gian gần đây.

Di chứng thần kinh nặng nề do viêm não Nhật Bản

Muỗi là vật trung gian lây truyền bệnh viêm não Nhật Bản. Muỗi hút m.áu động vật bị nhiễm virus (đa phần từ lợn và chim), sau đó đốt và truyền bệnh sang cho người. Uớc tính khoảng 20-30% trẻ t.ử v.ong do mắc viêm não Nhật Bản và lên đến 50% bệnh nhân có di chứng thần kinh, tâm thần nặng nề.

Bệnh viêm não Nhật Bản có bệnh cảnh rất nặng. Nếu qua khỏi, trẻ vẫn có nguy cơ cao phải chịu những hệ lụy khá nặng nề khi có quá nhiều di chứng thần kinh và vận động như: sống đời sống thực vật, chậm phát triển trí tuệ, động kinh, Parkinson, khó hòa nhập với xã hội, yếu chi…

50% trẻ bị viêm não Nhật Bản chậm phát triển trí tuệ. Ảnh: VNVC

Triệu chứng viêm não Nhật Bản ở trẻ

Thông thường, bệnh khởi phát đột ngột với các triệu chứng dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác như:

– Sốt cao 39-40 độ C

– Đau đầu

– Buồn nôn và nôn

– Co giật, co cứng cơ và rối loạn tri giác

Triệu chứng nổi bật trong giai đoạn toàn phát là dấu hiệu ở não và rối loạn thần kinh thực vật. Rối loạn vận động thể hiện trên khuôn mặt có thể gặp như: co cứng cơ mặt, cơn quay mắt quay đầu, co giật, run giật, liệt nửa người, mất khả năng ngôn ngữ.

Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, các triệu chứng của bệnh viêm não Nhật Bản không điển hình và dễ bị nhầm với triệu chứng của nhiều bệnh lý thông thường khác. Vì thế, ba mẹ cần đưa trẻ đến viện ngay lập tức nếu thấy sốt cao quá 12 giờ liên tục hoặc có các dấu hiệu nguy hiểm như nôn, cứng gáy, rối loạn ý thức…

Việc nhập viện để được điều trị kịp thời đóng vai trò rất lớn trong hạn chế tỷ lệ t.ử v.ong và tỷ lệ di chứng khi mắc viêm não virus.

Tiêm phòng đầy đủ để phòng viêm não Nhật Bản

Hiện nay cách phòng bệnh duy nhất là tiêm phòng vaccine. Trẻ cần tiêm vaccine đủ 3 liều:

– Mũi 1: lúc 1 t.uổi

– Mũi 2: cách mũi 1 từ 7-14 ngày.

– Mũi 3: cách mũi 2 một năm

Đối với bệnh viêm não Nhật Bản, nếu chỉ tiêm 1 mũi thì không có hiệu lực bảo vệ. Tiêm đủ 2 mũi hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%. Tiêm đủ 3 mũi thì đạt 90-95% trong khoảng 3 năm. Do đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 t.uổi.

Rất nhiều phụ huynh không biết rằng trẻ vẫn có thể mắc bệnh nếu chỉ được tiêm 1 mũi viêm não Nhật Bản mà bỏ quên mũi 2 và mũi chích/tiêm nhắc lại. 80% ca mắc viêm não Nhật Bản là do không tuân thủ lịch tiêm vaccine.

Bác sĩ đang khám cho bé trước khi tiêm chủng tại Trung tâm tiêm chủng VNVC. Ảnh: VNVC

Giống như hầu hết các loại vaccine, tiêm vaccine viêm não Nhật Bản cũng có một tỷ lệ trẻ gặp tác dụng phụ tại chỗ tiêm như: đau, sưng, đỏ (chiếm 5 – 10%). Một số có thể có phản ứng toàn thân: sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi. Các phản ứng phụ nêu trên xuất hiện khoảng vài giờ sau khi tiêm và thường tự hết sau 1-2 ngày. Chỉ có một tỷ lệ cực nhỏ (1 trường hợp trên 1 triệu mũi tiêm) có thể gặp choáng (sốc) sau khi tiêm trong vòng vài giờ, cần được đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để xử trí cấp cứu.

Phản ứng phụ sẽ được hạn chế nếu thực hiện các mũi tiêm đúng thời gian, liều lượng, đường tiêm và việc khám sàng lọc cho trẻ trước khi tiêm thực hiện tốt, theo dõi trẻ sau khi tiêm trong vòng 30 phút theo quy định về an toàn tiêm chủng. Phụ huynh nên chọn tiêm phòng cho bé tại các cơ sở đảm bảo nguồn vaccine để tránh sai lịch, trễ lịch tiêm, có bác sĩ chuyên môn thăm khám trước tiêm và thực hiện đúng quy trình 4 bước: phòng chờ, khám và tư vấn, tiêm, theo dõi sau tiêm.

Vì vậy, theo khuyến cáo của Bộ y tế và các chuyên gia, phụ huynh không nên quá lo lắng về những tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine mà bỏ qua phương tiện bảo vệ trẻ tối ưu nhất trước rất nhiều dịch bệnh, trong đó có bệnh viêm não Nhật Bản.

Hàng chục trẻ nhập viện Nhi Trung ương do viêm não Nhật Bản: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách nhận biết bệnh

Viêm não Nhật Bản là bệnh viêm cấp tính tổ chức não do virus viêm não Nhật Bản gây nên, số ca mắc cao điểm từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm.

Từ đầu tháng 5 đến nay, Trung tâm bệnh Nhiệt đới t.rẻ e.m – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho gần 20 trường hợp trẻ bị viêm não Nhật Bản, trong số các bệnh nhi đã và đang điều trị có khoảng 70% số trẻ phải gánh chịu di chứng nặng nề của bệnh.

B.é t.rai N.M.H (6 t.uổi, ở Hải Dương) được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương ngày 17/6. Các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực – Trung tâm Bệnh nhiệt đới cho biết, trước đó 6 ngày, trẻ ở nhà xuất hiện đau đầu, kèm theo sốt cao (38-42 độ C), nôn và giảm ý thức, li bì, ngủ nhiều. Trẻ được đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương khi đã rơi vào tình trạng hôn mê.

Sau khi tiến hành thăm khám, chọc dịch não tủy, làm các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị viêm não Nhật Bản, được điều trị tăng áp lực nội sọ, thở máy. Sau 4 ngày điều trị, hiện bệnh nhân đang thở oxy qua mask, chưa tỉnh hẳn và có biểu hiện tăng lực cơ toàn thân. Gia đình cho biết biết, trẻ đã được tiêm phòng vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng nhưng không rõ đã được tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản hay chưa.

Một trường hợp khác là bé Trần Thanh Tùng (5 t.uổi, ở Hải Phòng), đã nằm điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Trung tâm Bệnh nhiệt đới 3 tuần nay. Tuy nhiên, trẻ vẫn phải phụ thuộc vào máy thở, liệt tứ chi, tiên lượng nặng.

Được biết, trước đó trẻ xuất hiện triệu chứng sốt cao, sốt từng cơn, kèm theo đau đầu, nôn nên được gia đình đưa vào viện Bệnh viện T.rẻ e.m Hải Phòng và được chẩn đoán mắc viêm não Nhật Bản. Sau đó bệnh nhi xuất hiện tình trạng giảm ý thức, suy hô hấp, các bác sĩ đã tiến hành đặt ống nội khí quản và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Khai thác bệnh sử, mẹ bệnh nhi cho hay, trẻ được tiêm phòng 3 mũi viêm não Nhật Bản khi trẻ 2 t.uổi nhưng từ đó đến nay chưa tiêm nhắc lại.

TS. BS Nguyễn Văn Lâm – Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Viêm não Nhật Bản là bệnh viêm cấp tính tổ chức não do virus viêm não Nhật Bản gây nên, đây là virus gây viêm não hàng đầu Châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có thể diễn ra quanh năm nhưng cao điểm từ tháng 5 đến tháng 8, bệnh có thể gặp ở mọi lứa t.uổi nhưng thường gặp nhất ở t.rẻ e.m độ t.uổi từ 2 đến 8 t.uổi.

Viêm não Nhật Bản được xem là một trong những bệnh nguy hiểm, có tỉ lệ di chứng cao ở trẻ nhỏ (từ 25-35%). Những di chứng này khiến người bệnh giảm khả năng giao tiếp, giảm hoặc mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

“Hiện nay, tuy đa số các trẻ đã được tiêm phòng đầy đủ nhưng vẫn còn nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh do sức đề kháng kém, chưa tiêm vắc-xin phòng bệnh hoặc tiêm không đủ số mũi. Các bà mẹ có con lớn t.uổi mắc viêm não Nhật Bản hầu hết đều cho rằng con đã được tiêm phòng tiêm phòng 3 mũi đầy đủ đến 2 t.uổi. Nhưng đây là quan niệm sai lầm khiến gia tăng trẻ lớn mắc bệnh. Các bậc cha mẹ nên tiêm phòng cho con mình đầy đủ và tiêm nhắc lại 3-5 năm một lần đến năm 15 tuổi” – TS. BS Nguyễn Văn Lâm nhấn mạnh.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm não Nhật Bản

Triệu chứng đầu tiên của bệnh thường bao gồm sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn. Ngoài ra có thể có các biểu hiện của nhiễm virus nói chung như mệt mỏi, ớn lạnh. Những trường hợp bệnh nặng có thể có các biểu hiện: Co giật, giảm khả năng nhận thức: trẻ thay đổi tính nết, la hét, kích động hoặc sững sờ, không nhận ra bố mẹ, nói nhảm, hôn mê. Rối loạn vận động: liệt tay, chân hoặc nửa người, co cứng, xoắn vặn.

Nguyên nhân và con đường lây truyền bệnh

Viêm não Nhật Bản lây truyền qua đường m.áu do virus viêm não Nhật Bản gây nên. Trẻ mắc viêm não Nhật Bản do bị nhiễm virus viêm não Nhật Bản. Virus viêm não Nhật Bản có trong các loài gia súc (như lợn, ngựa và chim) đây gọi là những vật chủ trung gian.

Khi muỗi đốt các loài động vật có mang virus (vật chủ trung gian) sau đó đ.ốt n.gười sẽ truyền virus viêm não Nhật Bản sang người. Muỗi truyền viêm não Nhật Bản là muỗi Culex có thói quen hoạt động mạnh vào lúc chập tối. Loại muỗi này có mật độ cao ở vùng đồng bằng và trung du và là trung gian chủ yếu truyền bệnh viêm não Nhật Bản ở nước ta.

Cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản

Cách phòng tránh bệnh viêm não Nhật Bản hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh. Vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản hiện nay đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước.

Tiêm mũi 1 khi trẻ đủ 12 tháng; Mũi 2: 1-2 tuần sau mũi 1; Mũi 3: 1 năm sau mũi 2. Sau đó nhắc lại 3 – 5 năm một lần đến khi trẻ đủ 15 t.uổi.

Ngoài ra, cần cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, nâng cao thể trạng, nằm màn tránh muỗi đốt, giữ vệ sinh môi trường nơi ở thông thoáng, sạch sẽ.

“Viêm não Nhật bản là bệnh nặng, có thể diễn biến rất nhanh, tỷ lệ di chứng cao do đó nếu trẻ có các biểu hiện nghi ngờ như sốt, đau đầu, buồn nôn, đặc biệt với trẻ có biểu hiện co giật, rối loạn ý thức cần cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, để giảm thiểu di chứng về sau – TS. BS Nguyễn Văn Lâm khuyến cáo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *