MỸ – Các sản phẩm chăm sóc móng tay chân chứa rất nhiều chất độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe, nhất là với các thợ nail.
Ảnh minh họa
Nghiên cứu công bố trên The Conversation ngày 22/11, các nhà khoa học từ Đại học Colorado khảo sát tỷ lệ phơi nhiễm hóa chất trong 6 tiệm nail (làm móng) ở bang Colorado. Theo đó, các thợ nail trong khảo sát, có người thâm niên 19 năm, cho biết đã chịu đựng bệnh đau đầu, kích ứng da hoặc tổn thương mắt.
Nhóm nghiên cứu tìm thấy 10 hợp chất VOC (hợp chất hữu cơ dễ bay hơi) phổ biến trong các tiệm nail với nồng độ đều vượt quá mức cho phép của Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp Mỹ (OSHA). Trong đó, các hợp chất benzene, toluene, ethylbenzene và xylenes ở các tiệm nail cũng được tìm thấy trong nhà máy lọc dầu hay xưởng sửa chữa ôtô.
Họ xác định “bộ ba” hóa chất độc hại gồm toluene, formaldehyde và dibutyl phthalate (DBP) là những hóa chất gây lo ngại lớn nhất cho sức khỏe của thợ nail. Cụ thể, toluene là dung môi phổ biến giúp giữ màu và tạo độ bóng cho bề mặt móng nhưng có thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương và khả năng sinh sản. Formaldehyde, chất gây ung thư được biết đến rộng rãi, thường được dùng để làm cứng móng và khử trùng các dụng cụ chăm sóc móng. Trong khi đó BDP chất hóa học được thêm vào trong sơn móng tay để tạo độ kết dính, cũng gây các vấn đề về sinh sản.
Bên cạnh đó, các tiệm nail thường không có hệ thống thông gió đủ tiêu chuẩn khiến cho các hợp chất VOC mắc kẹt bên trong mà không thể thoát ra ngoài. Điều này có nghĩa là các thợ nail sẽ hứng trọn bầu không khí chứa hóa chất độc hại trong cả ngày làm việc.
Minh Ngân
Theo Conversation/VNE
Hãy giặt chăn thường xuyên nếu không muốn mắc những bệnh này
Trên thực tế, giường ngủ là nơi tích tụ vô số bụi bẩn, mồ hôi, vi khuẩn và mạt bụi. Do đó, việc giặt chăn cũng như giường ngủ thường xuyên đóng vai trò cực quan trọng.
Theo một khảo sát gần đây của hãng Mattress Advisor, thói quen làm sạch, giặt chăn và khăn trải giường thường xuyên dường như đang bị lãng quên. Hơn nữa, rất nhiều người thậm chí còn không nhớ nổi lần gần đây nhất vệ sinh giường ngủ diễn ra khi nào. Theo ước tính, khoảng cách giữa các thời điểm làm sạch chăn trung bình là 24 ngày đối với người Mỹ. Tuy nhiên, con số này có xu hướng lên tới một tháng vì rất nhiều nguyên do khác nhau.
Laura Goodman, chuyên gia y khoa kiêm nhà khoa học tại Tổ chức P&G Fabric Care cho biết, chúng ta quá quen với mùi cơ thể của chính mình nên không có xu hướng chú ý tới việc vệ sinh giường ngủ. Dù có mùi hay không, chăn không được vệ sinh thường xuyên có khả năng dẫn tới một số vấn đề sức khỏe như kích ứng da, mọc mụn trứng cá và dị ứng.
Nếu vẫn còn băn khoăn về vấn đề này, mọi người có thể tham khảo một vài thông tin dưới đây về cách giặt chăn cũng như khu vực giường ngủ:
Lúc nào nên làm sạch chăn?
Theo chuyên gia Goodman, bạn nên giặt khăn trải giường sau khoảng 1-2 tuần sử dụng. Rất nhiều nguyên nhân có thể khiến vật dụng này không còn sạch sẽ như đổ mồ hôi, quan hệ “chăn gối” hay ngủ chung giường với thú cưng. Mọi người nên nhận thức về không gian ngủ nhiều hơn nhằm phòng tránh tác động của bụi bẩn và vi khuẩn đến sức khỏe. Một số thậm chí còn đặt mục tiêu giặt khăn trải giường và vệ sinh phòng ngủ mỗi tuần một lần.
Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), nếu dễ bị nổi mụn, kích ứng da, bạn có thể làm sạch vỏ gối thường xuyên, từ hai đến ba lần một tuần. Những người có xu hướng ngủ không tẩy trang, chỉ gội đầu vài lần một tuần hoặc thoa nhiều kem dưỡng ẩm trước khi chợp mắt cũng nên thực hiện việc làm này.
Không giặt chăn thường xuyên có gây hại không?
Theo ước tính, mỗi giờ cơ thể con người loại bỏ khoảng 200 triệu tế bào c.hết trên da. Do đó, con số này lên tới 1,4 tỷ mỗi đêm và thậm chí gấp hai lần nếu bạn ngủ chung với người khác. Giường là nơi tích tụ những con ve bụi tám chân nhỏ và các tế bào da c.hết của bạn.
Ngoài bụi bẩn, bạn cũng sẽ tiếp xúc với những thứ có thể bám trên da trong suốt cả ngày, bao gồm phấn trang điểm, kem dưỡng da và các chất ô nhiễm trên chăn.
Theo Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng Hoa Kỳ (AAFA), mặc dù những sinh vật này không mang mầm bệnh, các bộ phận cơ thể, kể cả chất thải của chúng là một trong những tác nhân phổ biến nhất gây dị ứng lâu dài. Nến không thường xuyên lau chùi khăn trải giường, bạn có thể bị hắt hơi, sổ mũi hoặc trong trường hợp nghiêm trọng, gây thở khò khè hoặc khó thở.
Ngoài bụi bẩn, bạn cũng sẽ tiếp xúc với những thứ có thể bám trên da trong suốt cả ngày, bao gồm phấn trang điểm, kem dưỡng da và các chất ô nhiễm. Joshua Zeichner, chuyên gia y khoa kiêm trưởng khoa nghiên cứu mỹ phẩm và da liễu tại Trung tâm y tế Mount Sinai, New York, cho biết, mồ hôi, da nhờn cộng với lông thú cưng cũng góp phần làm bẩn chăn.
Khi tất cả các tác nhân này tiếp xúc với làn da khi bạn ngủ, một loạt vấn đề có thể xảy ra, từ kích ứng đến mụn trứng cá hoặc thậm chí n.hiễm t.rùng trong trường hợp nghiêm trọng. Chuyên gia Zeichner cho biết, vệ sinh giường ngủ thường xuyên là việc làm đặc biệt cần thiết đối với những người sở hữu làn da khô, nhạy cảm, mắc bệnh eczema do hàng rào bảo vệ da hay lớp trên cùng của da đã bị suy yếu.
Ngoài ra, các vi sinh vật như vi khuẩn và nấm cũng có xu hướng phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt như vỏ gối.
Các vi sinh vật như vi khuẩn và nấm cũng có xu hướng phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt như vỏ gối.
Phải làm gì nếu không có thời gian giặt chăn mỗi tuần?
Cuộc sống rất bận rộn và không phải ai cũng có thời gian vệ sinh giường ngủ thường xuyên. Giải pháp đơn giản nhất là dự trữ ba bộ khăn trải giường kèm với chăn để phòng ngừa những thời điểm bạn không có điều kiện giặt. Chuyên gia Goodman gợi ý, luôn luôn làm theo hướng dẫn ghi trên nhãn sản phẩm nhằm đảm bảo quá trình làm sạch không ảnh hưởng tới chăn.
Nếu bạn có thời gian vệ sinh khăn trải giường, hãy tránh lạm dụng chất rửa tẩy. Sử dụng quá nhiều cũng ảnh hưởng tới chăn, làm hóa chất tích tụ, dính lại có thể gây kích ứng thêm cho làn da.
Theo Helino