Nhiều ca bệnh giun sán do lây nhiễm từ thú cưng

Bệnh nhân bị nhiễm giun đũa chó mèo tăng đột biến, là người nuôi thú cưng. Ấu trùng này di chuyển đến các bộ phận cơ thể, gây bệnh ở não, phổi.

Có nhiều bệnh lây từ ký sinh trùng, côn trùng do ăn thức ăn tái, gỏi, tiết canh, rau thủy canh chưa nấu chín. Đặc biệt, một số bệnh mới nổi, ghi nhận ca bệnh tăng cao như nhiễm sán, ấu trùng, ấu trùng giun đũa chó, méo do nuôi thú cưng.

TS. Hoàng Đình Cảnh.

Các ca bệnh nhiễm giun đũa chó mèo đang tăng cao, đặc biệt là có nguyên nhân do nuôi thú cưng, thường xuyên ôm ấp thú cưng. Khi ôm, ngủ cùng thú cưng, người nuôi dễ nuốt phải trứng giun đũa chó mèo.

Trong người, trứng giun đũa chó mèo không thể phát triển thành giun mà ở dạng ấu trùng. Các ấu trùng này đi đến phổi, não, gan…, đặc biệt gây ngứa ở da.

Riêng tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (thuộc NIMPE), là bệnh viện chuyên khoa điều trị về bệnh ký sinh trùng côn trùng, trong năm 2023 đã điều trị 15.527 bệnh nhân bị nhiễm giun đũa chó mèo. Ước tính cả nước có 30.000 người bị bệnh do nhiễm giun đũa chó, mèo tại các cơ sở y tế trên cả nước.

Giun đũa chó, mèo (toxocara canis) khi trên vật chủ (sống trong ruột chó, mèo) sẽ đẻ trứng. Trứng giun theo phân ra ngoài môi trường, người nuốt phải trứng này, do quá trình ăn uống vệ sinh cá nhân không đảm bảo, do ôm ấp thú cưng.

Sau khi nuốt trứng vào cơ thể, các ấu trùng giun sẽ đi xuyên qua thành ruột và theo đường m.áu di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh.

TS.Hoàng Đình Cảnh, Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, Giám đốc Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, Việt Nam có nhiều người nhiễm sán lá gan nhỏ, có nơi 65% dân số nhiễm sán lá gan nhỏ, đặc biệt những địa phương có thói quen ăn tái, gỏi.

Ước tính mỗi năm có 1 triệu người nhiễm sán này. Hiện, sán lá gan đã ghi nhận tại 32 tỉnh, thành. Tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, nhiều người từng được chẩn đoán u, ung thư não, gan, phổi nhưng nguyên nhân chính xác là ổ ấu trùng giun, sán.

Trước đó, nói về ca bệnh do nhiễm giun sán, theo TS.Trần Huy Thọ, Phó Giám đốc thường trực Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, thời gian vừa qua, Bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp nhiễm các bệnh ký sinh trùng, điển hình là những bệnh ấu trùng sán dây lợn và một số bệnh ký sinh trùng khác.

Nhiều bệnh nhân bị nhiễm sán não vào nhập viện trong tình trạng đau đầu, hoa mắt, nhìn mờ và liệt nửa người, khiến gia đình tưởng bị đột quỵ. Bệnh nhân này cho biết, ông hay ăn rau sống, nem thính và thỉnh thoảng ăn tiết canh, thịt lợn tái.

Theo TS.Trần Huy Thọ, các biểu hiện nhiễm ấu trùng sán lợn sẽ khiến nhiều người lầm tưởng sang trường hợp tai biến, đột quỵ.

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị liệt nửa người và những di chứng khác kèm theo. Nhiều người dân đến viện luôn khẳng định ăn tiết canh lợn nhà nuôi, tiết canh vịt nhà tự làm nên không thể bị nhiễm sán. Nhưng suy nghĩ này là chưa đúng.

Tất cả các loại tiết canh dù là tiết canh lợn, dê, vịt… tự làm hay ăn ngoài hàng thực chất đều là m.áu sống và đều tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm, từ tiêu chảy, tả, lị, liên cầu khuẩn, giun sán…

Nhiều người tưởng ăn tiết canh vịt nhà tự làm sẽ không bị nhiễm giun sán hay liên cầu khuẩn lợn. Nhưng trong quá trình cắt tiết, chế biến không đảm bảo dẫn tới vi khuẩn ở da, lông con vật dễ dàng xâm nhập vào m.áu.

Bên cạnh đó, tiết canh vịt dù không có liên cầu khuẩn nhưng để hấp dẫn, người chế biến lại lấy những bộ phận của lợn chế biến làm nguyên liệu đ.ánh tiết canh thì cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh cao.

Ngoài ra, còn nhiều người chủ quan, khi mắc sán não điều trị thấy đỡ đã bỏ giữa chừng, hoặc khi xuất viện về nhà, vẫn ăn đồ tái, sống.

Người mắc sán não ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, như suy giảm trí nhớ, bệnh nhân tới nhập viện trong trạng nhớ nhớ, quên quên như bệnh nhân tâm thần. Nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng một ngày có 5, 6 cơn co giật toàn thân. Đặc biệt trường hợp nặng còn để lại di chứng là những nốt vôi hóa không mất đi, khiến người bệnh thỉnh thoảng đau đầu, giật cơ nhẹ.

Vì vậy, theo khuyến cáo của bác sĩ, bệnh nhân phải điều trị triệt để và còn tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh, sự đáp ứng thuốc của từng bệnh nhân.

Đồng thời, cần bỏ các món ăn như tiết canh, thực phẩm tái, sống để không mắc bệnh ký sinh trùng tấn công vào cơ thể và lên não, chịu nhiều di chứng kéo dài suốt cuộc đời sau này.

Theo TS.Trần Huy Thọ, Phó Giám đốc thường trực Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, thời gian vừa qua, Bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp nhiễm các bệnh ký sinh trùng, điển hình là những bệnh ấu trùng sán dây lợn và một số bệnh ký sinh trùng khác.

Nhiều bệnh nhân bị nhiễm sán não vào nhập viện trong tình trạng đau đầu, hoa mắt, nhìn mờ và liệt nửa người, khiến gia đình tưởng bị đột quỵ. Bệnh nhân này cho biết, ông hay ăn rau sống, nem thính và thỉnh thoảng ăn tiết canh, thịt lợn tái.

Theo TS.BS Trần Huy Thọ, các biểu hiện nhiễm ấu trùng sán lợn sẽ khiến nhiều người lầm tưởng sang trường hợp tai biến, đột quỵ.

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị liệt nửa người và những di chứng khác kèm theo. Nhiều người dân đến viện luôn khẳng định ăn tiết canh lợn nhà nuôi, tiết canh vịt nhà tự làm nên không thể bị nhiễm sán. Nhưng suy nghĩ này là chưa đúng.

Tất cả các loại tiết canh dù là tiết canh lợn, dê, vịt… tự làm hay ăn ngoài hàng thực chất đều là m.áu sống và đều tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm, từ tiêu chảy, tả, lị, liên cầu khuẩn, giun sán…

Nhiều người tưởng ăn tiết canh vịt nhà tự làm sẽ không bị nhiễm giun sán hay liên cầu khuẩn lợn. Nhưng trong quá trình cắt tiết, chế biến không đảm bảo dẫn tới vi khuẩn ở da, lông con vật dễ dàng xâm nhập vào m.áu.

Bên cạnh đó, tiết canh vịt dù không có liên cầu khuẩn nhưng để hấp dẫn, người chế biến lại lấy những bộ phận của lợn chế biến làm nguyên liệu đ.ánh tiết canh thì cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh cao.

Ngoài ra, còn nhiều người chủ quan, khi mắc sán não điều trị thấy đỡ đã bỏ giữa chừng, hoặc khi xuất viện về nhà, vẫn ăn đồ tái, sống.

Người mắc sán não ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, như suy giảm trí nhớ, bệnh nhân tới nhập viện trong trạng nhớ nhớ, quên quên như bệnh nhân tâm thần. Nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng một ngày có 5, 6 cơn co giật toàn thân. Đặc biệt trường hợp nặng còn để lại di chứng là những nốt vôi hóa không mất đi, khiến người bệnh thỉnh thoảng đau đầu, giật cơ nhẹ.

Để phòng chống các bệnh do thú cưng theo các bác sĩ người dân cần bỏ các món ăn như tiết canh, thực phẩm tái, sống để không mắc bệnh ký sinh trùng tấn công vào cơ thể và lên não, chịu nhiều di chứng kéo dài suốt cuộc đời sau này.

Cảnh giác với bệnh lây nhiễm từ thú cưng

Đối với nhiều người, những vật nuôi như chó, mèo được xem như một thành viên trong gia đình và cùng ăn, cùng ngủ… Tưởng chừng vô hại, thế nhưng không ít trường hợp đã gặp các vấn đề về sức khỏe do nhiễm các loại ký sinh trùng từ thú cưng.


Điều trị cho bệnh nhân nhiễm giun đũa chó mèo. Ảnh: BVCC.

Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cho biết, các bác sĩ của bệnh viện vừa gắp con ve chó còn sống trong tai cho b.é g.ái 2 t.uổi. Trước đó, bệnh nhi xuất hiện tình trạng đau, nhức và chảy dịch ở tai. Qua thăm khám và nội soi tai mũi họng, các bác sĩ đã phát hiện ở vị trí rìa màng nhĩ (tai phải) của bệnh nhi có một loại ký sinh trùng – ve chó. Sau đó, bệnh nhi đã được gắp bỏ dị vật ra ngoài.

Ve chó hay còn được gọi là bọ chét, rận chó là loài côn trùng nhỏ kí sinh trên da chó, mèo. Nếu ve chó chui vào tai, mũi, ngoài việc hút m.áu nó sẽ không ngừng phát triển lớn sẽ gây ra cảm giác khó chịu, đau, nhức. Hoặc có trường hợp ve chó bị c.hết nhưng không được lấy bỏ, để lâu ngày gây viêm tai, chảy mủ…

Theo Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (trực thuộc Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng trung ương), hiện nay việc nuôi thú cưng phổ biến, nhiều người có thói quen chơi cùng, ngủ cùng chó, mèo, xem động vật nuôi như người bạn thân thiết. Tuy nhiên, đây là nguy cơ tiềm ẩn nhiễm giun đũa chó, mèo, khiến số lượng bệnh nhân mắc ký sinh trùng đến viện thăm khám ngày càng gia tăng.

Một trường hợp cụ thể, mới đây bệnh nhân N.V.H (32 t.uổi, ở Hà Nội) tới Bệnh viện Đặng Văn Ngữ khám trong tình trạng người nhiều mảng da trầy xước, n.hiễm t.rùng kèm nhiều vết ngoằn nghèo như giun bò. Trước đó, anh H. thường xuyên bị ngứa ngáy h.ành h.ạ. Bệnh nhân đi khám tại các bệnh viện da liễu và dùng thuốc dị ứng hơn chục năm nhưng không khỏi.

Qua thăm khám và thực hiện xét nghiệm, các bác sĩ xác định bệnh nhân có chỉ số Elisa dương tính với giun đũa chó mèo, bạch cầu ái toan tăng kèm theo các triệu chứng dị ứng trên da. Bệnh nhân được dùng thuốc điều trị bệnh đặc hiệu để giảm sự phát triển của ấu trùng và các triệu chứng ngứa. Sau một thời gian điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân đã giảm hẳn ngứa nhưng vẫn phải tái khám cũng như đ.ánh giá mức độ đáp ứng điều trị bệnh.

TS.BS Trần Huy Thọ – Phó Giám đốc thường trực Bệnh viện Đặng Văn Ngữ thông tin: Khai thác t.iền sử cho thấy, bệnh nhân có nuôi thú cưng, thường xuyên tiếp xúc âu yếm với chó mèo. Đây là nguồn chính lây bệnh giun đũa chó, mèo cho người bệnh.

Biểu hiện thường thấy của giun đũa chó, mèo là ngứa – đây là dấu hiệu điển hình. Người bệnh ngứa rất nhiều đến mất ăn mất ngủ, gãi trầy xước da, toàn thân thâm tím… Người bệnh n.hiễm t.rùng trên da nhiều năm, điều trị về da liễu nhưng bệnh không thuyên giảm.

Để không bị nhiễm ấu trùng giun đũa từ chó mèo, chuyên gia khuyến cáo, người dân không nên ăn ngủ chung, ôm hôn chó mèo. Cần vệ sinh môi trường, đặc biệt là khu vực có chất thải của chó mèo, khu vực trong nhà và khu vui chơi của t.rẻ e.m. Xây dựng nếp sống vệ sinh cá nhân tốt: Rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, không ăn rau sống khi chưa rửa sạch…

Đồng thời nên tắm rửa thường xuyên cho chó mèo bằng các loại dầu tắm dành riêng cho thú nuôi để loại bỏ trứng giun, sán và các loài ngoại ký sinh ra khỏi lông.

Tẩy giun định kì cho chó mèo. Với chó mèo con, cần tẩy giun ngay từ 3 tuần t.uổi, tẩy giun nhắc lại 3 lần cách nhau 2 tuần và sau đó cứ 6 tháng tẩy 1 lần. Không nuôi những vật nuôi hoang dã, không rõ nguồn gốc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *