Bông cải xanh được cho là có tác dụng giảm viêm, tăng cường sức khỏe tim mạch, sức khỏe xương, hệ tiêu hóa…
Bông cải xanh là loại rau củ phổ biến và dễ tìm mua. Trong bông cải xanh có chứa chất béo, carbohydrate, chất đạm, canxi, sắt, phốt pho, kali, vitamin A, B6, E, K, folate,…
Dưới đây là một số lợi ích của bông cải xanh đối với sức khỏe, theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health.
Các hợp chất trong bông cải xanh có thể làm giảm nguy cơ ung thư miệng. Ảnh Pexels
Giảm viêm
Bông cải xanh chứa chất chống oxy hóa, giúp trung hòa các tổn thương tế bào trong cơ thể. Điều này giúp giảm viêm và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh mãn tính. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa có trong bông cải xanh cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Chất xơ và kali trong bông cải xanh đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, bằng cách giảm cholesterol và cải thiện chức năng tim mạch. Chế độ ăn nhiều rau họ cải như bông cải xanh có thể làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, vốn có thể dẫn đến tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ, theo Verywell Health.
Một nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên bổ sung bông cải xanh cũng giảm mức chất béo trung tính.
Tăng cường sức khỏe xương
Bông cải xanh rất giàu canxi, chất cần thiết cho xương chắc khỏe. Loại rau củ này cũng giàu vitamin K, cần thiết để giúp xương hấp thụ và sử dụng canxi. Theo đó, chế độ ăn giàu canxi và vitamin K có thể giúp giảm nguy cơ loãng xương.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Bông cải xanh là nguồn chất xơ tuyệt vời. Chế độ ăn giàu chất xơ đã được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt và ngăn ngừa táo bón. Chất xơ không hòa tan trong bông cải xanh cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
Điều hòa lượng đường trong m.áu
Chế độ ăn giàu chất xơ có thể làm giảm lượng đường trong m.áu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Cải thiện sức khỏe răng miệng
Bông cải xanh rất giàu canxi và vitamin C. Những chất dinh dưỡng này cần thiết để duy trì sức khỏe răng miệng và có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh nha chu. Các hợp chất hoạt tính sinh học trong bông cải xanh cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư miệng.
Bông cải xanh được chứng minh là có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, những người bị hội chứng ruột kích thích, bệnh thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn thường xuyên dùng loại thực phẩm này, theo chuyên trang sức khỏe WebMD.
Dọc mùng có tác dụng ‘hút mỡ’ nhưng tối kỵ với một số người
Dọc mùng là thực phẩm quen thuộc trồng ở một số địa phương, chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
Theo lương y Vũ Quốc Trung – Hội Đông y huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, dọc mùng còn gọi là bạc hà, mon thơm, được trồng nhiều ở các địa phương trong cả nước. Cây dọc mùng dễ phát triển ở nhiều loại đất khác nhau nhưng hay mọc ở nơi ẩm ướt.
Theo y học hiện đại, trong khoảng 100g dọc mùng chứa 95g nước, 0,25g protein và lương bột đường là 3,8g. Dọc mùng chứa lượng lớn phốt pho, kali, canxi, magie, sắt, vitamin C.
Theo Đông y, dọc mùng có vị nhạt, tính mát, không có độc, tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Vì vậy, ngoài dùng làm thực phẩm nấu canh cá, canh sườn, dọc mùng còn có tác dụng chữa bệnh. Thân và lá dọc mùng tiêu ứ, trừ giun. Củ dọc mùng phơi khô tán bột để chữa bệnh ngoài da.
Trong đời sống hằng ngày, dọc mùng được chế biến làm các món ăn như canh, bún, nộm, luộc thậm chí muối như dưa chua. Dọc mùng hợp với các món giàu chất đạm. Ngày hè, dọc mùng được nhiều người ưa thích vừa thanh mát, giải độc, ngon miệng.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng dọc mùng tốt cho những người bị mỡ m.áu, cholesterol m.áu cao, được coi như “máy quét”mỡ ra khỏi cơ thể. Đây cũng là thực phẩm đầu bảng tốt cho giảm cân, hệ tim mạch.
Dọc mùng có thể dùng tươi hoặc phơi khô làm thuốc. Để điều trị bệnh sởi, người ta lấy bẹ dọc mùng rửa sạch, phơi khô và đem nấu với nước cho tới khi cô đặc lại, uống 2-3 lần/ngày, kiên trì trong 4-5 ngày. Dọc mùng còn sử dụng trong trị cảm cúm bằng cách phơi khô, sắc cô đặc, uống khi còn ấm nóng.
Tuy nhiên, chế biến dọc mùng không cẩn thận dễ gây ngứa họng khi ăn nên nhiều người không thích. Sơ chế dọc mùng cần làm thật kỹ. Thân dọc mùng tước sạch vỏ, bỏ phần màng trắng, sau đó ngâm với nước muối khoảng 15 phút. Vắt sạch nước trong dọc mùng rồi mang đi nấu canh.
Lương y Trung khuyến cáo người tăng axit uric hạn chế ăn dọc mùng. Người có cơ địa dị ứng dọc mùng có thể bị ngứa, nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, cây dọc mùng thường hay bị nhầm với cây ráy. Trái ngược với hương vị giòn ngọt, tươi mát của dọc mùng sau khi chế biến cẩn thận, ăn phải lá hoặc thân ráy thường dẫn tới các triệu chứng tê môi lưỡi, cứng hàm, méo miệng. Triệu chứng này xuất phát từ hàm lượng sapotoxin có trong cây ráy.
Để phân biệt cây ráy và cây dọc mùng, bạn lưu ý, cuống lá của dọc mùng có màu xanh nhạt và phủ một lớp phấn trắng bên ngoài. Cuống lá của cây ráy to và cứng cáp, khi tiếp xúc trực tiếp với da thường gây phản ứng ngứa rát.