Học theo bè bạn và “1.001″ cách hướng dẫn làm thuốc pháo tự chế trên mạng, nhiều trẻ phải nhập viện điều trị trong tình trạng bỏng nặng nề, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng…
Bệnh nhân P.T.L. bị tổn thương vùng mặt, hai tay chân do đi xem bạn làm thuốc pháo tự chế
Cả nhóm nhập viện vì tự chế thuốc pháo
Nằm điều trị tại Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác, cháu P.T.L. (sinh năm 2007, ngụ tỉnh Ninh Bình) phải băng kín toàn bộ khuôn mặt và khắp thân mình. Đôi môi đã cháy sạm, đen thâm, L. mấp máy cho hay, mình là nạn nhân của trò nghịch dại – tự chế thuốc pháo. Trước đó, L. được bạn cùng xóm rủ đi xem cách làm thuốc pháo chơi tết, học theo các công thức được lan truyền trên mạng.
Nhóm bạn gồm sáu người, sau khi kiếm được diêm, than và lưu huỳnh liền chọn một bãi đất trống để pha chế. “Một bạn dùng cối gang để giã, trộn các hỗn hợp với nhau nên bị đ.ánh thành tia lửa. Sau đó, lửa bùng lên dữ dội. Do em ngồi gần, ngó mặt xuống cối để xem nên bị nặng nhất”, L. kể lại.
Bố của L. chia sẻ thêm, sau khi xảy ra tai nạn có năm học sinh bị bỏng. May mắn, một người hàng xóm phát hiện sớm nên đưa các em đi cấp cứu. Trong đó, trường hợp của L. là nặng nhất nên được chuyển lên Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác để điều trị.
Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Thị Hương, Khoa Chữa bỏng t.rẻ e.m của bệnh viện, cho hay bệnh nhân L. nhập viện trong tình trạng thay băng, tỉnh táo, mặt phù nề và cháy sém hết lông mày, da mặt. Bệnh nhân đau rát vùng bị bỏng và được chẩn đoán bỏng lửa 8%, bỏng khuôn mặt, hai tay, hai chân. Sau khi nhập viện, trẻ được điều trị thay băng, uống kháng sinh và bù dịch. “Với mức độ bỏng này, bệnh nhân có thể sẽ để lại sẹo, tuy nhiên, mức độ cũng không quá nghiêm trọng”, bác sĩ Hương nhận định tình hình sức khỏe của bệnh nhân.
Cũng giống như L., K.X.B. (sinh năm 2007, ngụ tỉnh Bắc Giang) cũng là nạn nhân của việc tự chế thuốc pháo. B. nhập viện trong tình trạng tỉnh táo nhưng vùng mặt đau rát do bị lửa b.ắn vào, mắt sưng húp và tổn thương bỏng cả ở thân mình, chân tay. Bệnh nhân được chẩn đoán bỏng lửa 11%, độ 2, 3.
Chia sẻ với chúng tôi, B. cho biết, em tìm kiếm công thức trên internet và tìm mua than, lưu huỳnh, KClO3 để trộn làm thuốc pháo. Tuy nhiên, do khu vực pha chế gần bếp lửa nên chẳng may, lửa b.ắn vào khiến bột hóa chất bùng lửa, bám vào mặt, tay chân của B. khiến em bị bỏng nặng.
B. cũng cho hay, đây là lần đầu tiên em thử làm thuốc pháo mà không biết rằng, trò chơi này nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng. “Các bạn ở xóm em rất nhiều người chơi trò này nên em nghĩ cũng bình thường và thử làm theo, ai ngờ…”, B. ân hận khi phải nằm điều trị nhiều ngày tại bệnh viện sau trò nghịch dại của mình. Hiện tại, khuôn mặt của B. đang dần hồi phục, phần da bị tổn thương đã bắt đầu liền. Tuy nhiên, hai tay và hai chân em vẫn tiếp tục phải điều trị, chưa tháo băng.
Đến hẹn lại lên
Cứ tới dịp lễ tết, tình trạng trẻ bị bỏng do tự chế thuốc pháo lại gia tăng. B. và L. chỉ là hai trong số nhiều trường hợp đã phải nhập viện điều trị trong tháng 11 và tháng 12 vừa qua. “Trẻ nhập viện do tai nạn này đều có điểm chung là học sinh cấp II, cấp III, bị tổn thương vùng mặt và hai tay, chân, do tiếp xúc gần với chất gây bỏng”, bác sĩ Hương thông tin.
Không chỉ tại Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác, mới đây, phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Mạnh Khánh, Phó viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện Việt Đức), cũng cho biết vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân 15 t.uổi (ngụ tỉnh Hải Dương) bị đa chấn thương, dập nát nhiều đốt ngón tay, tổn thương nặng ở vùng mu chân cùng các dị vật bám nham nhở…
Các bác sĩ phải tiến hành cắt lọc tổ chức dập nát, cắt lọc phần mềm phức tạp ở bàn chân phải. Hiện, sức khỏe của bệnh nhân này đã ổn định song vẫn chưa hết “hoảng hồn” vì những gì đã xảy ra và cảm giác vẫn lơ mơ khi nhắc về tai nạn đáng tiếc này.
Đáng nói, hầu hết trẻ đều có thể học theo trò tự chế thuốc pháo do các video hướng dẫn xuất hiện tràn lan trên internet và các vật liệu có thể đặt mua dễ dàng trên các trang thương mại điện tử. Bác sĩ Nguyễn Thị Hương cảnh báo, trường hợp của hai bệnh nhân B. và L. còn may mắn do trẻ thực hiện pha chế ở khu vực ngoài trời, thoáng khí, nếu chơi ở khu vực phòng kín, trẻ có thể bị bỏng hô hấp, gây t.ử v.ong.
Từ những trường hợp tai nạn trên, các bác sĩ cảnh báo, dịp lễ, tết là thời điểm xảy ra nhiều vụ tai nạn, chấn thương nghiêm trọng do nổ pháo tự chế. Nhiều trường hợp để lại hậu quả đáng tiếc nên người dân cần tuân thủ chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng pháo nổ, không tự ý chế tạo thuốc nổ, pháo nổ, gây nguy hại cho bản thân và xã hội.
Đặc biệt, t.rẻ e.m là đối tượng tò mò, dễ học theo bạn bè và các thông tin trên mạng nên gia đình, nhà trường cần giáo dục, tuyên truyền để các em nhận thức được mối nguy hiểm của việc pha trộn các loại hóa chất, trong đó có việc làm thuốc pháo.
B.é t.rai 4 t.uổi bị bỏng, viêm loét thực quản do nuốt phải pin
Các bác sĩ Bệnh viện quận Thủ Đức, TP.HCM vừa gắp dị vật là cục pin ở thực quản b.é t.rai 4 t.uổi.
Bệnh nhi bị bỏng thực quản do nuốt pin – Ảnh: BV quận Thủ Đức
Bệnh nhi là bé N.H.P. được gia đình đưa đến phòng khám Nhi – Bệnh viện quận Thủ Đức với triệu chứng mệt mỏi, đau ở cổ họng, ăn vào nôn ói và ho sặc sụa.
Qua kiểm tra lâm sàng, nghi ngờ bé P. đã nuốt phải dị vật, bác sĩ nhanh chóng cho bé chụp X-Quang để xác định nguyên nhân. Hình ảnh chụp cho thấy chỗ 1/3 thực quản trên của bé có dị vật kim loại hình tròn. Bé được đưa vào phòng mổ để gây mê, nội soi gắp dị vật khẩn.
BS Huỳnh Tấn Đạt, Khoa Ngoại Tổng hợp cho biết, khi nội soi phát hiện một vật hình tròn, dẹt như đồng xu chỗ thực quản trên. Dị vật được gặp ra và đó là một cục pin đang bị gỉ sét khiến hóa chất trong pin rò rỉ ra ngoài gây bỏng, viêm loét chỗ cuống họng và thực quản của bé.
Sau khi gắp dị vật ra, bác sĩ tiến hành hút rửa dung dịch hoá chất, đặt ống thông mũi dạ dày và chuyển bé đến khoa Hồi sức Nhi để theo dõi.
Khi tình trạng ổn định hơn, bệnh nhi tiếp tục được chuyển qua khoa Nhi để theo dõi và điều trị viêm loét do bỏng thực quản và viêm phổi.
Hiện tại tình trạng bệnh nhi đã ổn định
Bác sĩ Lê Công Thanh Quang, khoa Nhi cho biết: “Hiện tại bệnh nhi P. đã ổn định, thở đều, không còn ho sặc sụa nhưng vẫn ho đàm do viêm phổi, không phát hiện dịch nâu ở sonde dạ dày chảy ra thêm, chứng tỏ chỗ vết loét nơi dị vật có khả năng đã ngưng ra m.áu. Chúng tôi tiếp tục duy trì truyền dịch, cho bé nhịn ăn, theo dõi dịch qua sonde dạ dày nhằm đ.ánh giá diễn tiến viêm loét thực quản và điều trị kháng sinh cho bé do có tình trạng viêm phổi đi kèm.”
Các bác sĩ nhận định các loại pin cúc, pin điện thoại, pin đồng hồ… thường chứa các nguyên tố độc hại như cadimi, thủy ngân… Khi bị hoen gỉ hoặc thủng, rò rỉ, các chất này dễ đi ra ngoài, gây ngộ độc cấp tính, bỏng niêm mạc thực quản, dạ dày… Cơ quan bị tổn thương sẽ khó phục hồi về hình thái và chức năng.
Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên kiểm tra đồ chơi và thiết bị của trẻ, để các pin dài, pin đồng xu, vật nhỏ, dễ nuốt cách xa trẻ nhỏ.