Những bài tập thể thao cho người bệnh tự kỷ

Tự kỷ là một rối loạn về sự phát triển gây ra bởi sự bất thường trong não. Người bệnh tự kỷ thường gặp phải những vấn đề trong giao tiếp, tương tác xã hội, có những hành vi lặp lại hoặc có những sở thích hạn chế…

1. Vai trò của vận động đối với người bệnh tự kỷ

Việc điều trị tự kỷ có nhiều biện pháp trong đó tham gia các môn thể thao có rất nhiều lợi ích cho người bệnh tự kỷ. Thể thao giúp tăng sự phối kết hợp trong vận động, giúp người bệnh có thể vận động được những động tác tinh tế, sử dụng nhiều cơ và khớp.

Với người tự kỷ, những hoạt động thể lực giúp cải thiện sự tập trung chú ý, giảm stress, lo âu, tốt cho sức khỏe thể chất, tinh thần. Tham gia các hoạt động thể thao giúp người tự kỷ tự tin, hòa nhập với cộng đồng, tạo ra cho mình các kỹ năng mới và có khả năng độc lập hơn.

2. Một số bài tập tốt cho người bệnh tự kỷ

2.1. Bơi lội

Bơi lội tốt cho sức khỏe hầu hết mọi người, kể cả người bệnh tự kỷ. Đây được coi là một hoạt động trị liệu, dạy cho bệnh nhân các chuyển động liên tục với những động tác bơi cơ bản, cách nổi trong nước. Bơi lội có thể cải thiện khả năng phối hợp, kỹ năng xã hội, sự tự tin, nhận thức của người bệnh tự kỷ. Hơn nữa, môn thể thao này cho phép họ tập luyện, tiến bộ theo tốc độ của riêng mình.

Bơi lội có thể cải thiện khả năng phối hợp, kỹ năng xã hội, sự tự tin, nhận thức của người bệnh tự kỷ.

2.2. Chạy

Chạy là một trong những bài tập toàn thân tốt nhất, hữu ích trong việc chống lại đái tháo đường và béo phì. Đây là nguy cơ tiềm ẩn đối với người được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ. Một số lợi ích lâu dài mà môn điền kinh này mang lại cho người bệnh tự kỷ là giảm hành vi tự kích thích, tính hung hăng, căng thẳng, “đốt cháy” năng lượng tích tụ.

2.3. Bowling

Mức độ tiếng ồn, ánh sáng ở sân bowling có thể là thách thức với bệnh nhân tự kỷ nhưng dường như đây cũng là một môn thể thao phù hợp với nhiều người mắc chứng bệnh này. Hành động lặp đi lặp lại của việc lăn bóng xuống làn đường, quan sát những chiếc ki gỗ đổ xuống thường có tác động bổ ích. Bowling có thể cải thiện các kỹ năng xã hội, phối hợp, hành vi của người tự kỷ.

2.4. Cưỡi ngựa

Thực tế, nhiều người tự kỷ tham gia môn thể thao cưỡi ngựa như một hoạt động trị liệu, được gọi là liệu pháp hippotherapy. Nguyên nhân có thể do họ cảm thấy giao tiếp với động vật dễ dàng hơn so với người. Cưỡi ngựa khuyến khích họ tập trung vào từng chuyển động, chấp nhận quá trình huấn luyện, học cách chăm sóc ngựa, phát triển mối liên hệ với các loài động vật.

2.5. Đi bộ đường dài và câu cá

Đối với người bệnh tự kỷ, sự yên tĩnh của thế giới tự nhiên là liều thuốc giảm căng thẳng hiệu quả. Đi bộ đường dài có thể là một hoạt động cá nhân hoặc nhóm, giúp rèn luyện sức khỏe, tận hưởng thiên nhiên mà không bị áp lực bởi xã hội. Tương tự, câu cá cũng là một môn thể thao phù hợp với người bệnh tự kỷ.

2.6. Đạp xe

Đạp xe có thể khó khăn đối với người bệnh tự kỷ vì họ có xu hướng khó giữ thăng bằng. Tuy nhiên, khi thành thạo các kỹ năng cơ bản, đạp xe có thể là một môn thể thao giúp họ tận hưởng không gian ngoài trời. Sự chuyển động liên tục giúp tăng cường sức mạnh cơ chân, tinh chỉnh các kỹ năng vận động và tăng khả năng cân bằng.

Sự chuyển động liên tục khi đạp xe giúp tăng cường sức mạnh cơ chân, tinh chỉnh các kỹ năng vận động và tăng khả năng cân bằng.

2.7. Võ thuật

Các môn võ thuật như karate, judo, taekwondo, aikido… kết hợp các yếu tố về tư duy, kỹ thuật tương tác vật lý là một trong những môn thể thao được khuyến khích cho người bệnh tự kỷ. Sự lặp đi lặp lại các kỹ thuật cơ bản và chuyển động cần thiết giúp họ tăng cường sức khỏe thể chất, tinh thần.

3. Lưu ý trong vận động đối với người bệnh tự kỷ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đa phần người bệnh tự kỷ có khó khăn trong phối hợp vận động như ném bắt, sử dụng đôi bàn tay khéo léo. Họ có thể gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cử động cơ thể và khả năng thăng bằng, do đó một số môn thể thao có thể là thách thức đối với người bệnh tự kỷ.

Thế nhưng, điều đó không có nghĩa người bệnh tự kỷ nên tránh xa các hoạt động thể chất. Thay vào đó, nên lựa chọn bộ môn phù hợp với thể chất cũng như sở thích của mỗi người.

Các môn thể thao đồng đội như bóng đá, bóng rồ, bóng chuyền… có thể làm khó đối với người bệnh tự kỷ vì đòi hỏi sức mạnh, khả năng phối hợp cao. Mặt khác, các môn thể thao đồng đội thường diễn ra trong môi trường ồn ào, rất nóng và sáng. Hầu hết người bệnh tự kỷ nhạy cảm với tiếng ồn lớn, ánh sáng rực rỡ, nhiệt độ khắc nghiệt. Kết quả, họ có thể không vui, thậm chí bất hợp tác.

Tuy nhiên, có nhiều hoạt động được tổ chức tạo cơ hội cho người bệnh tự kỷ tham gia các môn thể thao đồng đội giống như những người khác. Nếu quan tâm, người nhà có thể tìm các câu lạc bộ thể thao dành cho người bệnh tự kỷ và giúp đỡ họ tham gia.

Nhiều trẻ bị rối loạn học tập nhưng cha mẹ không biết

Trẻ có rối loạn học tập được chẩn đoán ít, bởi nhiều cha mẹ quan niệm khi lớn sẽ khỏi khiến nhiều trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thế dẫn đến việc trẻ thậm chí bỏ học vì kết quả học tập không tốt, hoặc có thêm vấn đề về tâm lý hệ lụy từ rối loạn học tập.

Nhiều trẻ được phát hiện muộn

Chiều 20/11, tại hội thảo về Rối loạn học tập do Viện Sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai tổ chức, BS Cao Thị Ánh Tuyết chia sẻ, cách đây ít lâu, bệnh viện tiếp nhận nam thiếu niên 14 t.uổi với chẩn đoán rối loạn học tập và rối loạn cảm xúc, hành vi vào điều trị.

Khi sinh ra, n.am s.inh có sức khoẻ hoàn toàn bình thường, tuy nhiên đến năm 4 t.uổi vẫn chỉ nói được các câu ngắn, khó khăn trong việc mô tả một bức tranh hoặc kể câu chuyện một cách liền mạch, không thuộc lời được những bài hát hoặc bài thơ đơn giản như bạn cùng lứa t.uổi.

Khi đi học tiểu học, trong quá trình học tập cháu bé tiếp thu được các kiến thức, có thể ghi nhớ các kiến thức được dạy và áp dụng các công thức toán học bình thường. Tuy nhiên, lại có khó khăn trong học môn tiếng Việt như khó chép chính tả, chép sai từ trong sách in ra vở.


Các bác sĩ Viện Sức khoẻ tâm thần chia sẻ thông tin tại hội thảo

“Bệnh nhân học giỏi Toán từ lớp 1 đến lớp 5 nhưng lại nói chuyện không rành mạch, thường không nghĩ ra từ, phải sử dụng ngôn ngữ cơ thể để mô tả lời nói. Khi lên THCS, cháu học kém môn Văn, có thể đọc hiểu tuy nhiên vốn từ ít, khó viết được một đoạn văn liền mạch; đồng thời kém trong các môn học yêu cầu sự khéo léo như thủ công cắt tỉa giấy, lắp ráp mô hình. Bệnh nhân vận động chậm, ít giao tiếp với các bạn và các kỹ năng tương tác xã hội bị kém”, BS Tuyết cho biết thêm.

Theo chia sẻ của vị bác sĩ, 6 tháng nay khi bắt đầu lên lớp 9, n.am s.inh chuyển đến học ở trường mới và bị các bạn cùng lớp trêu chọc, lại càng khiến cậu bé khiến ít giao tiếp với mọi người xung quanh hơn. N.am s.inh xuất hiện biểu hiện buồn chán, mệt mỏi, kém tập trung, dễ nổi nóng, cáu gắt, cãi lại lời bố mẹ, cảm giác căng thẳng khi phải tập trung, học lực giảm sút nhiều… Lúc này cha mẹ mới đưa con tới Viện Sức khỏe tâm thần khám.

“Với chẩn đoán rối loạn cảm xúc và hành vi khởi phát t.uổi thanh thiếu niên, rối loạn học tập, trẻ được điều trị nội trú bằng liệu pháp can thiệp tâm lý và dùng thuốc. Sau 10 ngày các triệu chứng căng thẳng, cáu gắt buồn chán thuyên giảm. Bệnh nhân được xuất viện và tư vấn tiếp tục điều trị can thiệp tâm lý, cần hỗ trợ của các nhà giáo dục”, BS Tuyến cho biết.

Theo các bác sĩ, Viện Sức khoẻ tâm thần tiếp nhận khá nhiều trường hợp rối loạn học tập vào thăm khám, nhưng hầu như không được phát hiện sớm, nhiều trường hợp đến viện trong tình trạng muộn.


Trẻ có dấu hiệu rối loạn học tập cần phải được phát hiện sớm để can thiệp kịp thời. (Ảnh minh hoạ)

Dấu hiệu nào để nhận biết rối loạn học tập ở trẻ?

BS Nguyễn Hoàng Yến, Phòng Tâm thần Nhi, Viện Sức khỏe tâm thần cho biết, cần nhìn nhận với trẻ rối loạn học tập khác với trẻ mang hội chứng tự kỷ hay khuyết tật trí tuệ.

Rối loạn học tập là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thành tích học tập kém với thể hiện ở rối loạn đọc, viết hoặc tính toán. Theo BS Yến, dấu hiệu nghi ngờ có thể rối loạn học tập như, khi đi học mầm non trẻ sẽ có các dấu hiệu như nói muộn, khó nói, chậm học màu sắc và chữ cái. Tới độ t.uổi tiểu học trẻ sẽ có những vấn đề kiến thức kém về chữ cái, kỹ năng ghép vần hoặc âm vị kém.

Ở độ t.uổi trung học trẻ sẽ gặp các vấn đề khó khăn về ngôn ngữ diễn đạt; từ vựng về hình ảnh ít; diễn đạt kém… hoặc trẻ chậm tính toán, khó nắm bắt quy tắc Toán học, khả năng Toán học thấp dưới mức kỳ vọng với lứa t.uổi…

“Nếu các dấu hiệu này duy trì hơn 6 tháng, dù đã được điều chỉnh, nhắc nhở, cha mẹ cần nghi ngờ khả năng trẻ bị rối loạn học tập. Cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa để được đ.ánh giá sớm xác chẩn đoán. Việc phát hiện, can thiệp càng sớm càng tốt, tránh ảnh hưởng đến chất lượng sống sau này của trẻ”, BS Yến chia sẻ.

Còn theo BS Lê Công Thiện, Trưởng Phòng Tâm thần Nhi, Viện Sức khoẻ tâm thần, một t.rẻ e.m có thể có nhiều rối loạn tâm thần, có thể rối loạn tính toán và kỹ năng đọc viết. Tuy nhiên, rối loạn học tập (rối loạn kỹ năng đọc và viết) không phải là bệnh tự kỷ.

Trẻ có rối loạn học tập vẫn được chẩn đoán ít, bởi nhiều cha mẹ quan niệm rồi khi lớn trẻ sẽ hết…. khiến nhiều trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến việc trẻ thậm chí bỏ học vì kết quả học tập không tốt, hoặc có thêm vấn đề về tâm lý hệ lụy từ rối loạn học tập.

Nhiều cha mẹ chưa hiểu và biết đến triệu chứng rối loạn học tập nên nhận biết về căn bệnh này còn rất ít. Tiến triển của rối loạn học tập có thể kéo dài, ngoài lứa t.uổi trẻ em có thể kéo dài đến t.uổi vị thành niên, có người đến t.uổi trưởng thành. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm bệnh sẽ nặng hơn và có thêm các rối loạn khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *