Vào mùa đông, tay, chân của chúng ta thường rơi vào trạng thái bị ê buốt, tê cóng dù đã đi tất dày và găng tay hoặc được ủ cả tiếng trong chăn ấm.
Cảm giác đó thực sự rất khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc hàng ngày. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng chân, tay tê buốt khi nhiệt độ thấp là gì và làm thế nào để khắc phục?
Theo các chuyên gia, khí huyết không lưu thông như thế nào sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến việc tay, chân bị lạnh
Cụ thể, khi nhiệt độ ngoài trời hạ thấp, các thành mạch co lại, khí huyết không được lưu thông dễ dàng có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch, do đó, không đủ nuôi dưỡng tế bào, đặc biệt ở phần chân và tay
Một khả năng khác là hệ tuần hoàn bị trục trặc, quá trình lưu thông m.áu trong cơ thể không được duy trì ổn định, lượng m.áu đưa về bàn chân, bàn tay không được cung cấp đầy đủ
Tuy nhiên, chân tay lạnh cóng còn có thể do các nguyên nhân khác, trong đó những người mắc bệnh thiếu m.áu cũng mắc chứng tay chân lạnh do lượng hồng cầu trong m.áu hạ thấp
Biểu hiện rõ nhất là gan bàn chân, tay luôn ở trong trạng thái lạnh ngắt cho dù là trời nóng hay lạnh
Nếu tứ chi thường xuyên trong tình trạng lạnh run, tóc rụng nhiều đi cùng với chứng hay quên, bạn hãy nghĩ đến khả năng bị suy giảm hoạt động tuyến giáp
Nếu chân tay lạnh và các đầu ngón tay có màu trắng nhợt nhạt, có thể bạn đã bị viêm tĩnh mạch hoặc tắc nghẽn mạch m.áu
Những người có t.iền sử mắc các bệnh như: viêm tĩnh mạch, tắc mạch m.áu thường bị chân tay lạnh. Ngoài ra, căng thẳng, mệt mỏi cũng có thể làm chứng bệnh này thêm nặng
Theo các chuyên gia, để giảm tình trạng bị lạnh ta, chân thì mọi người nên giữ ấm cơ thể, đeo các loại tất và găng tay thấm hút mồ hôi để giúp khí huyết lưu thông được dễ dàng
Đặc biệt, tuyệt đối không được để chân không tiếp xúc với nền nhà hoặc nước lạnh
Buổi tối trước khi đi ngủ nên ngâm chân tay trong chậu nước muối hoặc nước gừng ấm từ 15 – 30 phút, có thể hòa thêm chút tinh dầu giúp lưu thông m.áu dễ dàng hơn
Cần lưu ý là nên lau khô chân tay ngay sau khi ngâm xong và có thể xoa thêm chút kem dưỡng da và đeo luôn tất để đảm bảo giữ ấm cho đôi bàn tay, bàn chân khi ngủ
Bên cạnh việc giữ ấm cơ thể thì việc có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học với nhiều chất béo và calo sẽ giúp sinh nhiệt lượng giữ ấm cho cơ thể
Việc bổ sung nhiều loại thức ăn có chứa các loại vitamin nhóm B, vitamin C, E và các axít amin, vitamin và khoáng chất như ớt, cà chua, súp-lơ… sẽ giúp tăng cường lượng hồng cầu trong m.áu và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bạn
Mặt khác, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể có đủ nước, khiến quá trình lưu thông m.áu thuận lợi
Bên cạnh đó, thường xuyên chà sát lòng bàn tay và lòng bàn chân có thể cải thiện tuần hoàn của mạch m.áu
Bạn nên xoa lòng bàn chân bằng lòng bàn tay thật nhanh, chà đến khi ấm nóng thì thôi. Việc này sẽ có tác dụng lưu thông m.áu huyết, làm ấm nóng bàn tay, bàn chân
Chăm chỉ tập luyện thể dục và vận động cơ thể bằng các bài tập nhẹ. Tránh tình trạng để cơ thể ngủ đông quá lâu khiến các khớp, cơ và xương không được thư giãn
Sông Hương (Tổng hợp)
Theo anninhthudo
1001 thắc mắc: Bí ẩn sao nước đá có viên trắng đục, số khác lại trong veo?
Khi cho một số viên nước đá vào đồ uống, bạn có thể thấy chúng chủ yếu có màu trắng đục như mây. Tuy nhiên, bạn cũng nhìn thấy có những viên đá khác lại trong veo.
Có thể tạo ra nước đá có độ trong cao với nước sôi và làm lạnh từ từ.
Có thể bạn nghĩ hiện tượng này liên quan đến chất lượng nước được dùng để đông đá nhưng điều này không hẳn là đúng.
Bởi lẽ nhiệt độ được sử dụng mới là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến những viên đá trong suốt hay có màu trắng đục.
Ở nhiệt độ phòng, các tạp chất hòa tan trong nước không nhìn thấy được, nhưng khi nước được làm lạnh nhanh chúng tụ lại tạo ra các viên đá đục.
Kết luận: Bạn có thể tạo ra nước đá có độ trong cao ở nhà chỉ cần bạn sử dụng nước đun sôi và sau đó làm lạnh từ từ.
Vì sao đá viên không chìm khi thả vào cốc nước?
Mỗi lần uống nước đá, chắc hẳn ai đều thấy hiện tượng khá quen thuộc là những viên đá thường sẽ nổi lên trên mặt nước. Điều này hơi khó hiểu vì cục đá nặng như vậy sao lại không thể chìm xuống được?.
“Trong nước đá, các liên kết ở trạng thái bền nhất, tức lực liên kết là mạnh nhất, vì thế các phân tử nước trong nước đá phải liên kết với nhau theo một cấu trúc mạng nhất định, khác với nước lỏng các phân tử nước liên kết tự do. Do đó, ở thể lỏng, số phân tử nước trong một đơn vị thể tích là nhiều hơn so với ở thể rắn. Điều này khiến cho nước đá có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước lỏng. Vậy nên nước đá sẽ nổi trên nước lỏng.”
Nước đá có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước lỏng nên nước đá sẽ nổi trên nước lỏng.
Điều này là cơ sở cho việc giải thích tại sao băng giá lại có thể nổi trên mặt hồ nước ở những vùng có khí hậu lạnh. Băng giá nổi trên mặt nước, lớp nước ấm hơn sẽ ở phía dưới lớp băng này, vì vậy các loài động vật như cá hay thực vật thủy sinh có thể sống qua mùa đông khắc nghiệt.
Ngoài ra, khi nước lỏng chuyển sang dạng đá, thể thích tăng lên, thế nên ta không được đổ đầy nước vào bình hay chai thủy tinh rồi cho vào tủ lạnh. Bởi khi hình thành nước đá thể tích nước đá giãn nở làm vỡ chai hay bình đựng, rất nguy hiểm!
Vì sao uống nước đá cảm thấy nóng thêm?
Trời nắng nóng, ai cũng thích uống nước đá để giải nhiệt. Thế nhưng nước đá thường không đem lại công dụng làm mát như bạn mong muốn.
Cơ thể chúng ta sử dụng rất nhiều năng lượng để điều hòa thân nhiệt. Năng lượng tiêu hao này còn lớn hơn cả khi tiêu hóa thức ăn và dưỡng chất. Do đó việc uống nước đá sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến các mạch m.áu co lại và giảm tốc độ cung cấp nước cho cơ thể. Nên dù bạn có uống nước đá thì cơ thể vẫn rất khát.
Nhiệt độ quá thấp của nước đá khi tiếp xúc với vùng miệng hầu họng sẽ làm mát tức thời vùng này, khiến hệ thần kinh trung ương phản ứng ngược lại. Khi đó hệ thần kinh của chúng ta tưởng thân nhiệt giảm nên truyền tín hiệu ra lệnh co mạch và bít kín lỗ chân lông ngoài da. Hậu quả là cơ thể không được tỏa nhiệt nên sau khi uống nước đá, cơ thể cảm thấy nóng hơn. Và bạn lại tiếp tục đi tìm nước đá… dẫn đến viêm họng.
Ngược lại, khi thời tiết đang nóng thì bạn nên uống nước nóng mới đúng. Dù ban đầu rất nóng và khó chịu nhưng về sau lại giải phóng được cơn khát, làm mát cơ thể do nước nóng làm cơ thể đổ mồ hôi, đồng thời nước bốc hơi qua lỗ chân lông trên mặt da của cơ thể làm giảm thân nhiệt.
Nếu không thích uống nước nóng thì bạn chỉ việc uống nước ở nhiệt độ phòng. Cách này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và tăng cường miễn dịch.
Vì sao đá vỡ khi cho vào nước? Clip nguồn youtube
Theo T.iền phong