Hầu hết chúng ta đều cho rằng phóng xạ chỉ là nỗi lo của những người sống gần nhà máy hạt nhân. Trên thực tế, nguy hiểm ở ngay xung quanh ta.
Công nghệ vô tuyến: Chúng ta thường được nghe những khuyến cáo hạn chế sử dụng điện thoại di động để phòng ngừa ung thư. Các tần số vô tuyến từ các mạng lưới không dây có thể gây ra các bệnh c.hết người.
T.huốc l.á: Các phần tử phóng xạ trong không khí có thể bám vào lá thuốc và lưu lại trong suốt quá trình sản xuất t.huốc l.á. Sự tiếp xúc phóng xạ gián tiếp này chính là nguyên nhân gây ung thư khoang miệng và ung thư phổi.
Lò vi sóng: Lò vi sóng sử dụng sóng vô tuyến để tạo ra các xung động trong các phần tử thức ăn và sản sinh ra nhiệt. Dù năng lượng lò vi sóng không ảnh hưởng đến thức ăn, nhưng nếu bạn không đóng chặt lò vi sóng, các sóng vô tuyến có thể gây nguy hiểm.
Các đường dây điện: Một nghiên cứu năm 1998 đã cho thấy t.rẻ e.m sống gần đường dây điện dễ mắc bệnh bạch cầu hơn.
Tivi: Độ dẫn điện của tivi có thể sinh ra 1mrem phóng xạ nếu bạn dành trung bình 4,5 tiếng mỗi ngày để xem tivi. Tuy nhiên thật may là tivi nhà bạn có các ống tia âm cực giúp giảm thiểu lượng phóng xạ sinh ra.
Ga tự nhiên: Ga tự nhiên dùng để nấu nướng, sưởi và các mục đích khác có thể làm tăng tiếp xúc với phóng xạ. Rất may là lượng phóng xạ này thường rất nhỏ, không gây nguy hại đến sức khỏe.
Di chuyển bằng máy bay: Những người thường xuyên di chuyển bằng máy bay, đặc biệt là phi công hay tiếp viên hàng không, có nguy cơ tiếp xúc với phóng xạ đến từ không gian vũ trụ./.
CTV Ngọc Diệp/VOV.VN (biên dịch)
Theo Onlymyhealth
4 dấu hiệu loét miệng ngầm cảnh báo bệnh ung thư đang âm thầm phát triển
Loét miệng không phải hiện tượng quá xa lạ trong cuộc sống hàng ngày, nhưng một số trường hợp loét miệng lại có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư miệng mà bạn không nên chủ quan bỏ qua.
Loét miệng (hay nhiệt miệng) là một trong những triệu chứng mà ai cũng có thể gặp phải. Dù vậy, tình trạng loét miệng sẽ lành lặn chỉ sau vài ngày đến vài tuần và không để lại nhiều di chứng quá nghiêm trọng.
Tuy nhiên, nếu vết loét kéo dài quá 2 tuần và thậm chí còn âm ỉ đến hơn 1 tháng thì bạn nên đi kiểm tra ngay. Nhiều khả năng, vết loét kéo dài như vậy đang ngầm cảnh báo nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng (ung thư lưỡi) rất cao.
Dưới đây là 4 kiểu loét miệng đáng báo động mà bạn không nên chủ quan bỏ qua.
Vết loét không rõ vị trí, nằm ẩn dưới khoang miệng
Thường thì những vết loét sẽ nằm lộ rõ ra bên ngoài với đặc điểm là bị lõm sâu, đổi màu trắng. Vậy nhưng, nếu là vết loét cảnh báo bệnh ung thư miệng thì bạn sẽ rất khó phân biệt được đâu là phần da thịt lành và đâu là phần da bị loét.
Đặc biệt, một số vết loét còn nằm sâu bên trong khoang miệng hoặc ẩn dưới da mà bạn không thể phân biệt được bằng mắt thường.
Vết loét miệng lâu lành, ngày càng to lên
Sau 1 – 4 tuần thì những vết loét miệng sẽ dần biến mất. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh ung thư miệng thì vết loét của bạn sẽ rất lâu lành hoặc thậm chí còn chẳng có dấu hiệu nào cải thiện trong suốt hơn 1 tháng.
Ngoài ra, vết loét này cũng sẽ ngày càng lan rộng ra, gây đau nhức và nổi hằn các mạch m.áu rõ rệt hơn.
Vừa loét miệng, vừa đau không rõ nguyên nhân ở những vùng khác
Không chỉ bị viêm loét trên môi hay lưỡi, một số người mắc bệnh ung thư miệng còn gặp phải tình trạng đau rát ở khu vực má, răng… Kể cả khi bạn đã dùng tới thuốc giảm đau nhưng cơn đau vẫn chẳng hề thuyên giảm.
Nếu cùng lúc gặp phải hai dấu hiệu này, bạn nên nhanh chóng đi khám vì nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng là rất cao.
Cơn đau giảm dần, phần loét bị cứng lại
Khi ung thư miệng bắt đầu phát tán thì cơn đau do loét miệng sẽ giảm dần và có thể còn biến mất hoàn toàn. Nhưng theo đó, phần loét vẫn sẽ hiện rõ và khi bạn sờ vào sẽ thấy nó cứng lại.
Do đó, ngay khi thấy vết loét không còn đau, cứng nữa thì bạn nên chủ động đi khám vì nguy cơ ung thư miệng có thể đang rình rập.
Phân biệt giữa nhiệt miệng và ung thư lưỡi:
Để tránh rơi vào tình trạng nhầm lẫn giữa ung thư miệng (ung thư lưỡi) và loét miệng (nhiệt miệng), các bạn hãy chú ý kỹ đến sự khác nhau giữa hai bệnh này để có thể phát hiện và xử lý kịp thời:
Source (Nguồn): QQ/Helino