Phân biệt co thắt thực quản lan tỏa với đau thắt ngực do tim mạch

Ở một số người khi thấy có biểu hiện đau ngực không rõ nguyên nhân hoặc có thể đau ngực khi nuốt thức ăn, đau tăng lên khi căng thẳng, khi thay đổi một số tư thế nhất định… rất lo sợ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, trên thực tế rất có thể bệnh nhân bị đau thắt ngực do co thắt lan tỏa.

Co thắt thực quản lan tỏa là bệnh gì?

Co thắt thực quản lan tỏa – DES là tình trạng rối loạn vận động của cơ trơn thực quản với đặc điểm là co thắt không đồng đều, có nhiều co tự phát và co do nuốt gây ra, đồng thời lúc bắt đầu, biên độ lớn, dài lâu và xảy ra lặp lại.

Các nhà nghiên cứu cho rằng co thắt thực quản lan tỏa chưa rõ ràng có thể do sự rối loạn phức hợp hệ thống thần kinh, cụ thể là khiếm khuyết của sự ức chế dẫn truyền đám rối thần kinh ruột, điều này làm cho hệ thống cơ của thực quản hoạt động không đồng bộ.

Ngoài ra, công việc căng thẳng, làm việc quá sức cùng một số bệnh lý đường tiêu hóa được xem là yếu tố thuận lợi làm tăng khả năng bị co thắt thực quản lan tỏa. Các biến thể của co thắt thực quản lan tỏa: co nhu động nhưng có biên độ lớn hoặc co đồng thời nhưng có biên độ bình thường, thường xảy ra như bệnh tiên phát hoặc kết hợp với một số bệnh khác cũng như stress và t.uổi già.

Ở một số bệnh lý cũng có thể liên quan đến tình trạng này, trong đó có thể liên quan đến bệnh thần kinh trong đái tháo đường, viêm thực quản hồi lưu, viêm thực quản do tia xạ, tắc thực quản và các thuốc tiết cholin hay kháng tiết cholin đều có thể gây nên co thắt thực quản lan tỏa.

Nuốt nghẹn, ợ nóng là biểu hiện của bệnh.

Nhận biết co thắt thực quản lan tỏa và phân biệt cơn đau thắt ngực do tim mạch

Khi mắc co thắt thực quản lan tỏa người bệnh sẽ có các biểu hiện đau ngực không rõ nguyên nhân. Bệnh nhân bị co thắt thực quản lan tỏa thường lo lắng và phàn nàn đau ngực xảy ra mỗi khi nuốt thức ăn, làm việc quá sức và một thay đổi một số tư thế nhất định.

Bệnh thường được mô tả như có một vật đè nặng lên vùng sau xương ức, cường độ thay đổi tùy lúc và cơn đau này lan tỏa từ vùng dưới hàm xuống cánh tay hoặc là đau lan ra vùng sau xương bả vai. Những triệu chứng thường tăng lên những lúc căng thẳng, nhưng giảm khi tập thể dục.

Các biểu hiện bao gồm: nuốt nghẹn, ợ nóng và đau ngực không liên quan đến tim mạch. Dấu hiệu tắc thực quản thường không xảy ra. Một số bệnh nhân có biểu hiện trào ngược nước bọt từ trong lòng thực quản.

Triệu chứng của co thắt thực quản lan tỏa có thể tăng lên khi ăn thức ăn và nước uống lạnh và có thể gây trào ngược dạ dày – thực quản. Trong t.iền sử bệnh nhân có thể bị hội chứng ruột kích thích, co thắt tâm vị, hoặc rối loạn một số chức năng dạ dày – ruột khác.

Còn đối với cơn đau thắt ngực do tim mạch sẽ có biểu hiện cơn đau ngực xuất hiện khi gắng sức (đi bộ, chạy, leo cầu thang,…), ở ngực trái và sau xương ức, như đè nặng, thắt chặt và bóp nghẹt lồng ngực, có thể lan lên cổ, đến xương hàm dưới, ra sau lưng, dọc mặt trong cánh tay trái, cảm giác lo lắng, khó thở… Đau thường dịu đi sau khi dừng gắng sức và dùng thuốc giãn động mạch vành nitrates (Natispray, Nitromint…) đây là triệu chứng điển hình của cơn đau thắt ngực ổn định.

Khi cơn đau ngực xuất hiện đột ngột, tăng tần suất, cường độ, kéo dài, ngay cả khi nghỉ ngơi, gọi là cơn đau thắt ngực không ổn định – một thể của hội chứng vành cấp, và diễn biến nặng hơn là nhồi m.áu cơ tim với nhiều biến chứng nguy hiểm nếu động mạch vành bị tắc đột ngột.

Phân biệt co thắt thực quản lan tỏa với đau thắt ngực do tim mạch.

Cần làm gì nếu nghi ngờ co thắt thực quản lan tỏa?

Khi thấy có biểu hiện cơn đau thắt ngực hoặc nghi ngờ không quá lo lắng nhưng cũng không nên chủ quan mà hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Để chẩn đoán cơn đau thắt ngực do co thắt thực quản lan tỏa ngoài các biểu hiện lâm sàng các bác sĩ sẽ chỉ định chụp thực quản có Barite; Đo áp lực thực quản hoặc nội soi ống mềm có thể được chỉ định để loại trừ một số bệnh u thực quản xâm lấn, xơ hóa thực quản, hoặc viêm thực quản, đây cũng là các nguyên nhân gây hẹp đoạn dưới thực quản.

Để chẩn đoán co thắt thực quản lan tỏa tốt nhất là chụp thực quản có cản quang và đo áp lực thực quản được tiến hành ở những bệnh nhân không có triệu chứng.

4 cách ăn gừng tàn phá nội tạng, người Việt nên từ bỏ sớm

Ăn quá nhiều gừng có thể gây ra chứng ợ nóng, tiêu chảy và kích thích miệng. Ngoài ra, người dùng cũng có thể bị ợ hơi, đau bụng, đầy bụng, buồn nôn và luôn cảm giác có mùi gừng trong miệng.

Gừng từ lâu vừa là món ăn, vừa là bài thuốc chữa bệnh quen thuộc của người Việt. Một trong những công dụng được áp dụng phổ biến nhất của gừng trong mùa Đông đó trị cảm lạnh, ho và giảm đau nhức xương khớp…

Theo Đông y, gừng tươi có vị cay và tính ấm. Gừng có tác dụng tán hàn, long đờm, thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng phong hàn và kích thích quá trình tiêu hóa. Mặc dù gừng có giá trị dinh dưỡng và rất tiện dụng, nhưng nhiều chuyên gia y học cổ truyền khuyến cáo không nên sử dụng gừng tùy tiện, đặc biệt là vào buổi tối.

Câu nói:”Sáng sớm ăn gừng tốt hơn cả uống nước sâm, buổi tối ăn gừng độc ngang thạch tín” được lưu truyền trong dân gian khiến nhiều người lo ngại cơ thể bị nhiễm độc nếu ăn gừng vào buổi tối.

Theo giải thích của lương y Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): Thời điểm tốt nhất để dùng gừng là vào ban ngày. Bởi lúc này khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng vào sẽ kiện tì ôn vị, khích lệ cho dương khí bốc lên, đem lại tác dụng tăng cường và thúc đẩy tuần hoàn m.áu, tốt cho tiêu hóa. Ngược lại, dương khí trong người thu lại vào buổi tối, âm khí trong cơ thể nhiều hơn, tính nóng của củ gừng sẽ phát huy tác hại, gây ra đau bụng, khó ngủ, nóng trong.

Tuy nhiên, việc ví dùng gừng buổi tối độc như dùng thạch tín là có phần nói quá. Thực tế trong Đông y, gừng vẫn có mặt trong những bài thuốc kê đơn dùng buổi tối. Tuy nhiên, về liều lượng dùng gừng buổi tối như thế nào còn tùy thuộc vào đơn thuốc. Vì vậy, với những món ăn có gừng vào buổi tối, bạn vẫn có thể thưởng thức. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều.

Ảnh minh họa

4 bài thuốc trị bệnh từ gừng thích hợp trong mùa Đông

Điều trị cảm cúm

Cách dùng: Dùng gừng tươi 20g, kinh giới 20 – 30g, tử tô diệp 20 – 30g, trà 30g. Đem tất cả các vị sắc lấy nước, thêm đường đỏ khuấy đều, uống. Dùng rất tốt cho người bị ngoại cảm phong hàn (cảm cúm).

Trị viêm đường hô hấp

Cách dùng: Những người bị ho hen, viêm họng… nên ăn một bát cháo nóng nấu với gừng hoặc ly trà gừng nóng.

Trị trúng gió

Cách dùng: Dùng gừng để đ.ánh gió cũng có tác dụng bởi gừng tính ấm, việc đ.ánh gió bằng gừng giúp người bệnh gia tăng sức đề kháng, mau hết bệnh.

Ngâm chân

Gừng kết hợp với muối có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân và chống hôi chân. Ngâm chân bằng nước muối gừng vào mỗi tối trước khi đi ngủ không chỉ có lợi cho chân mà còn mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể như làm dịu cơn cao huyết áp, giúp tăng cường trí nhớ, mang lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho não bộ.

4 sai lầm khi ăn gừng dễ gây ngộ độc cơ thể

Ảnh minh họa

Ăn quá nhiều gừng

Gừng hiếm khi gây ra các tác dụng phụ nhưng nếu ăn với liều lượng lớn sẽ làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến tiêu hóa. Ăn quá nhiều gừng có thể gây ra chứng ợ nóng, tiêu chảy và kích thích miệng. Ngoài ra, người dùng cũng có thể bị ợ hơi, đau bụng, đầy bụng, buồn nôn và luôn cảm giác có mùi gừng trong miệng.

Ăn gừng bị dập nát

Khi gừng tươi bị dập nát sẽ rất dễ tạo nên độc tố vô cùng mạnh – chất safrole. Khi ăn vào dễ gây tổn hại đến chức năng gan, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.

Vì vậy, khi lựa chọn gừng tươi, nên chọn loại gừng có màu sáng, bề mặt ngoài nhẵn, không vết xước, không dập nát biến chất.

Uống nước ép gừng tươi

Uống nước ép gừng tươi có thể trị buồn nôn do bị lạnh gây ra, còn buồn nôn do những nguyên nhân khác không nên sử dụng. Nếu ăn nhiều, bạn sẽ gặp vấn đề về tiêu hóa.

Ăn gừng mọc mầm

Gừng mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng rất nguy hiểm nếu dùng. Vì khi chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *