Phẫu thuật trong điều trị tật khúc xạ đang trở thành “mốt” hiện nay khi rất nhiều bệnh viện chuyên khoa mắt có các chương trình phẫu thuật cận thị. Nhiều người đã chọn chữa cận thị để gạt bỏ cái kính cận ra khỏi đôi mắt của mình.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Ruồi bay sau phẫu thuật cận thị
Chị Đỗ Thị Hải Yến – 33 t.uổi, trú tại Hà Bà Trưng, Hà Nội chia sẻ chị vừa phẫu thuật trị cận thị mắt. Chị bị cận tới hơn 4 diop và việc đeo kính khiến chị thấy bất tiện. Sáng ngủ dậy việc đầu tiên là sờ cái kính, ngày nào trời mưa đi làm thì khổ sở. Lúc nào chị Yến cũng mong phẫu thuật mắt cận. Từ 10 năm trước chị đã thích phẫu thuật nhưng vì e dè và đến bây giờ chị mới quyết định mổ. Ngày đầu mổ, dù bác sĩ nói không đau, có thể về nhà ngay nhưng với những người trải qua mổ cận thị thì không thể nào quên.
Sau khi mổ chỉ cảm giác cộm ở mắt, sau 2 tiếng hết thuốc tê bắt đầu đau. Chị Yến mổ nằm nghỉ 5 tiếng, bác sĩ lại nhỏ thuốc tê và cho về nhà. Khi hết thuốc tê, mắt đau, đầu cũng đau theo cảm giác như búa bổ. Nước mắt hai bên trào ra lau không kịp. Lúc đó, chị Yến ân hận vô cùng chỉ sợ mắt bị ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, đến ngày hôm sau thì bắt đầu hết các dấu hiệu và lần đầu tiên sau 18 năm, chị bỏ kính đã nhìn rõ mọi vật xung quanh mình.
Niềm vui chẳng được bao lâu thì cảm giác cộm mắt, khô mắt xuất hiện nhiều hơn. Chị Yến phải sử dụng nước mắt nhân tạo hàng ngày. Gần đây, chị Yến thấy cộm nhiều hơn và đi khám bác sĩ cho biết cho khi phẫu thuật lasik mắt do bác sĩ mổ không có kinh nghiệm, laser đưa đi đưa lại không đồng đều.
Hay như trường hợp của anh Đào Văn Hùng – 36 t.uổi, Hải Phòng. Anh Hùng bị cận thị nặng. Anh Hùng lại là kỹ sư công trường nên cận tới 6 diop luôn là điểm trừ của anh. Nhiều lần, anh chỉ muốn vứt kính vào sọt rác vì cảm giác khó chịu.
BS Hoàng Cương – BV Mắt trung ương
Khi tìm hiểu kỹ, anh Hùng quyết định mổ cận thị. Anh chọn mổ cận Smile được hơn 2 tháng với giá 42 triệu đồng tại một bệnh viện chuyên khoa mắt tư nhân.
Sau mổ mắt kết quả thị lực đạt 9/10. Nhưng mắt anh Hùng lại bị hiện tượng ruồi bay gây khó chịu. Hiện tượng này trước đây hoàn toàn không có. Ban đêm, anh Hùng cảm giác nhìn khó hơn như trước đây lúc còn đeo kính. Cảm giác nhìn rất khó chịu vì ánh sáng đèn nhìn từ xa thì nhòe và có quầng, đi tối lái xe ô tô rất khó khăn, mắt hay bị khô và mỏi.
Khi đi khám, bác sĩ cho biết hiện tượng ruồi bay là do vẩn đục dịch kính – một tổn thương mắt của bệnh cận thị, tổn thương này có trước khi phẫu thuật và sau phẫu thuật thì nhìn càng sáng hiện tượng này càng rõ. Còn trường hợp mổ mắt cận xong cảm giác khô mắt, mỏi mắt sẽ ngày càng tăng hơn.
Tại Bệnh viện Mắt trung ương, các bác sĩ thường xuyên gặp các trường hợp người bệnh phàn nàn về biến chứng sau mổ cận thị.
Phẫu thuật cận thị có hết cận?
Theo bác sĩ Hoàng Cương – trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Mắt trung ương, Phẫu thuật Lasik viết tắt từ thuật ngữ tiếng Anh Laser-Assisted Insitu Keratomileusis, trong đó người ta dùng tia laser để đẽo gọt lòng đen (giác mạc), lấy đi một phần mô của nó để thay đổi công suất hội tụ của nhãn cầu.
Nhờ sự thay đổi này mắt đang ở không chính thị (cận thị, viễn thị, loạn thị) sẽ trở thành chính thị (không có tật khúc xạ). Như vậy lòng đen (giác mạc) là đối tượng để laser xử lý.
Cận thị do trục nhãn cầu dài quá mức bình thường do không thể can thiệp vào để nó trở về bình thường người ta cũng nhằm vào giác mạc để xử lý, bù lại số kính âm cho mắt. Loạn thị hay viễn thị cũng có thể đến từ bất thường của thể thủy tinh, bệnh lý võng mạc nhưng giác mạc cũng là “kẻ chịu trận” trong phẫu thuật lasik.
Bác sĩ Cương cho biết phẫu thuật Lasik cũng như các phẫu thuật khúc xạ khác chỉ giúp ta khỏi phải đeo kính chứ không phải giúp ta điều trị tận gốc tật khúc xạ đang có, nó không giải quyết gốc rễ vấn đề mà giúp ta lấy đi phần ngọn của bệnh tật nhưng đem lại lợi ích tuyệt vời là không phải đeo kính nữa.
Tuy nhiên, là bác sĩ chuyên khoa mắt, bác sĩ Cương cho biết hiện cả nhà ông đều đang đeo kính. Bác sĩ Cương cho rằng khi bị cận thị việc đeo kính gọng thông thường với ưu điểm kinh điển: đơn giản, rẻ t.iền, dễ kiếm, không có rắc rối nhiều lắm ngoài việc đi bơi và đi mưa. Bác sĩ Cương cho rằng một vài nghề đặc thì phải bỏ kính nếu cận nên tìm tới phẫu thuật cận thị bỏ kính còn nếu không cần thiết thì đeo kính cũng không bất tiện.
Theo infonet
Hậu quả đáng sợ khi tự ý sử dụng thuốc Tobradex
Trường hợp một bệnh nhân tại Đà Nẵng gần như mất hết thị lực vì tự ý sử dụng thuốc Tobradex tiếp tục là lời cảnh báo mạnh mẽ về hậu quả cho việc tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt mà không có chỉ định của bác sĩ.
Bác sĩ Hoàng Cương – Bệnh viện Mắt Trung ương – đã chia sẻ với VietTimes về những hậu quả đáng sợ khi tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt nói chung và thuốc Tobradex nói riêng.
Tự ý sử dụng thuốc Tobradex, đôi mắt có thể bị tổn thương nặng, thậm chí mù lòa.
Tobradex – từ “thần dược” …
Tobradex là thuốc có chứa dexamethasone và tobramycine, được chỉ định khá rộng rãi cho các bệnh lý viêm nhiễm tại kết mạc, giác mạc, bờ mi, viêm màng bồ đào trước… do nhiễm khuẩn, dị ứng, rối loạn miễn dịch. Thuốc còn được dùng sau phẫu thuật bề mặt nhãn cầu, hay phẫu thuật vào nội nhãn để hạn chế viêm nhiễm.
Trong đó, dexamethasone là hoạt chất chống viêm thuộc dòng cortico-steroid rất mạnh, hấp thu tốt vào nội nhãn, tác dụng chống viêm, giảm đau nhức và cương tụ mạch m.áu nhanh chóng.
Còn tobramycine là kháng sinh, có tác dụng mạnh và hấp thu nhanh. Sự kết hợp một kháng sinh và một chất chống viêm sẽ giúp cho các triệu chứng của bệnh mắt nhanh chóng được đẩy lùi, đạt hiệu quả điều trị mong muốn cho người kê đơn và cả bệnh nhân.
Đối với thuốc nhỏ mắt Tobradex, liều chỉ định khuyến cáo là từ 4-6 lần/ngày. Đối với thuốc mỡ, bệnh nhân chỉ cần dùng 2 lần khi đi ngủ vào buổi trưa và tối.
Với một số bệnh lý cấp tính như viêm màng bồ đào cấp, viêm dị ứng nặng có thể tăng liều lên từ 8 lần đến 10 lần. Ngược lại, với các bệnh lý mạn tính, bác sĩ sẽ chỉ định giảm liều từ từ tiến dần tới ngừng thuốc.
“Nếu chẩn đoán đúng, liều lượng chuẩn, người bệnh cảm giác như gặp “thuốc tiên” vậy. Các triệu chứng đỏ mắt, đau nhức, ra gỉ giảm hẳn, sau đó khỏi bệnh nếu ta dừng thuốc đúng lúc, chẩn đoán hoàn toàn tương thích với điều trị” – Bác sĩ Hoàng Cương nói.
Thị lực chỉ còn 0,5 vì tự ý dùng Tobradex
Vừa qua, bà N.T.T. (55 t.uổi, Đà Nẵng) tới tìm gặp bác sĩ để điều trị vì thị lực ngày càng giảm sút. Bà T. cho biết một bên mắt của bà thường bị ngứa, chảy nước mắt nên tự ra hiệu thuốc mua một chai nhỏ mắt Tobradex. Hậu quả, các bác sĩ cho biết, vì tự ý dùng thuốc nên một bên mắt của bà không thể khỏi bệnh, vĩnh viễn chỉ nhìn thấy trong cự ly 0,5m.
… biến thành “độc dược”
“Song, thuốc cũng là con dao 2 lưỡi. Mọi chuyện sẽ êm ả nếu bác sĩ, bệnh nhân hoặc cả hai không bị ru ngủ trong Tobradex. Nếu không, biến chứng sớm muộn cũng sẽ tìm đến” – Bác sĩ Hoàng Cương chia sẻ.
Bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc Tobradex có thể bị mù lòa
Hậu quả đầu tiên khi bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc đó là căn bệnh ban đầu ở mắt không được chữa khỏi. Thậm chí, người bệnh còn gặp phải những bệnh lý khác đáng sợ hơn do dùng hoặc lạm dụng Tobradex gồm: glôcôm ( một căn bệnh nguy hiểm không thể chữa khỏi hoàn toàn, thường gây đau nhức mất thị lực, có thể gây mù vĩnh viễn), đục thể thủy tinh, bội nhiễm nấm – virus, loét hoại tử hay thủng nhãn cầu do không thể làm sẹo tại mắt…
“Các bệnh nói trên đều là “sát thủ” đối với đôi mắt” – Bác sĩ Hoàng Cương đ.ánh giá.
Bác sĩ Hoàng Cương chia sẻ, đã có những trường hợp bệnh nhân trẻ chỉ sử dụng một hoặc 2 lọ đã bị glôcôm mạn tính, góc mở. Các bệnh nhân đều đến bệnh viện muộn, khi bệnh đã nặng, không thể vãn hồi được thị lực.
Bên cạnh đó, chất dexamethasone có trong thuốc gây đục thể thủy tinh cực sau khiến cho người bệnh nhìn khó vào ban ngày. Nếu tiếp tục sử dụng thuốc, thể thủy tinh sẽ bị đục lan ra vỏ và nhân thể, tiến tới gây mù lòa thực sự.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị loét giác mạc do vi khuẩn mủ xanh, cầu khuẩn, virus Herpes… bởi hoạt chất này gây giảm miễn dịch tại chỗ, làm chậm quá trình liền sẹo nên vi khuẩn, virus hay nấm thường lọt qua các hàng rào bảo vệ tại mắt gây bệnh cho giác mạc thậm chí cho môi trường nội nhãn.
Dù được chỉ định, nên thận trọng khi sử dụng
Thuốc nhỏ mắt cho đến nay vẫn còn được bán thoải mái, không cần kê đơn. Tobradex cũng không ngoại lệ. Vì những biến chứng đáng sợ khi tự ý dùng thuốc, bác sĩ Hoàng Cương khuyên người dân nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc tuân thủ đúng liều lượng khi được chỉ định sử dụng thuốc.
Bác sĩ Hoàng Cương – Bệnh viện Mắt Trung ương – khám cho bệnh nhân
“Thuốc nên được dùng theo chỉ định của bác sĩ mắt cho các bệnh viêm nhiễm tại mi mắt, kết mạc, giác mạc, bề mặt nhãn cầu, viêm phần trước nhãn cầu, dùng sau một số loại phẫu thuật mắt… Ưu tiên chỉ định cho nhóm dị ứng hay viêm nhiễm vô khuẩn. Trong trường hợp sử dụng thuốc cho các bệnh n.hiễm t.rùng do vi khuẩn, virus hay chưa rõ căn nguyên, cả bác sĩ và bệnh nhân đều cần thận trọng, hoặc nên dùng kèm với kháng sinh” – Bác sĩ Hoàng Cương chia sẻ.
Bác sĩ Hoàng Cương cũng khuyến cáo: “Chúng ta ở trong xứ nhiệt đới, nóng ẩm và ô nhiễm, nên các bệnh mắt tương đối phổ biến”.
Vì vậy, người dân nên chủ động vệ sinh mắt, tra nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày hoặc thuốc sát trùng nhẹ trong trường hợp cần làm sạch mắt. Khi có bệnh, người dân nên đi khám để được các bác sĩ tư vấn điều trị, không nên mua thuốc tự dùng, không nghe mach bảo hay truyền tai nhau.
“Đặc biệt, các thuốc có dexamethasone hay thuộc nhóm cortico-steroid nói chung đều là con dao hai lưỡi, cần có chỉ định chuyên biệt, liều lượng thích hợp và theo dõi cẩn trọng. Người dân nên khám bác sĩ mắt trước khi dùng thuốc và đừng ngại khám lại khi không hài lòng” – Bác sĩ Hoàng Cương nhấn mạnh.
Theo viettimes