Phòng, chống ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

Vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở tỉnh Đồng Nai là lời cảnh tỉnh cho các cơ sở thực phẩm không thể coi thường sức khỏe người tiêu dùng.

Theo Cục ATTP, thời tiết nắng nóng, nhất là năm nay nắng nóng khắc nghiệt, là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn phát triển với cấp số nhân, sinh ra độc tố trong thực phẩm, dễ gây ngộ độc.

Quầy bán thức ăn nhanh trên vỉa hè đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Các vụ ngộ độc lớn với số lượng bệnh nhân nhiều xảy ra liên tiếp thời gian gần đây, đa số kết quả xét nghiệm các mẫu (bánh mì, thịt heo xá xíu, cơm gà, gà nướng…) đều có sự hiện diện của vi khuẩn Salmonella spp. Ngoài ra còn một số các loại vi khuẩn khác như E.coli, Bacillus cereus, Staphylococcus aureus…

Đề cập đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm do thức ăn đường phố tăng cao hơn trong mùa nắng nóng, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Đáng chú ý, là khâu bảo quản không bảo đảm, thực phẩm bày bán ngoài trời, không che đậy khiến chúng dễ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn, dính bụi bẩn đường phố, người sử dụng dễ bị ngộ độc thực phẩm.

Để hạn chế nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm vào mùa nắng nóng, Cục ATTP khuyến cáo, đối với người sản xuất, chế biến thức ăn phải bảo đảm khâu vệ sinh trong quá trình chế biến. Trường hợp thức ăn chế biến ra không bán ngay, cần bảo quản ở nhiệt độ lạnh.

Đối với người tiêu dùng, trong quá trình ăn uống, chú ý lựa chọn những cơ sở uy tín, đã được chứng nhận vệ sinh ATTP. Hạn chế lựa chọn những điểm bán hàng rong, điểm bán ngoài đường phố vì đây là những nơi có nguy cơ cao xảy ra ngộ độc thực phẩm, nhất là trong thời tiết mùa Hè nắng nóng. Khi chế biến thực phẩm cần bảo đảm vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ ăn uống, dụng cụ chế biến thực phẩm; sử dụng nguồn nước sạch; đặc biệt là thực hiện “ăn chín, uống sôi”.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, (Viện Dinh dưỡng quốc gia), không chỉ thức ăn đường phố không bảo đảm dễ gây ngộ độc, ngay việc chế biến thực phẩm ở gia đình, người nội trợ cũng cần chú ý khâu vệ sinh. Để có thực phẩm an toàn, tốt nhất chuẩn bị lượng thực phẩm vừa đủ và ăn ngay sau khi chế biến, nếu chưa sử dụng cần bảo quản cẩn thận (dùng màng bọc PE, hộp nhựa, lồng bàn, tủ lạnh…).

Thức ăn để sau 2 giờ phải hâm nóng lại trước khi sử dụng. Không nên để thực phẩm qua đêm và hâm đi hâm lại nhiều lần. Chỉ nên bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh trong một thời gian nhất định.

Ngoài ra, cần phải phân loại thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh. Để riêng thực phẩm chín và thực phẩm sống, tất cả thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh phải được gói kín hoặc để trong khay, hộp có nắp đậy kín.

Những dấu hiệu cho thấy, người bệnh bị ngộ độc thực phẩm cấp tính thường xảy ra ngay sau khi ăn phải thức ăn bị ô nhiễm, với các biểu hiện như đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn ói liên tục, mệt mỏi, khó chịu, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… Ngộ độc cấp tính thường do ăn phải thức ăn có nhiễm vi sinh vật hay hóa chất với số lượng lớn.

Khi bị ngộ độc thực phẩm, người thân cần có biện pháp sơ cứu, làm cho người bị ngộ độc nôn thức ăn ra bằng cách tạo phản xạ nôn. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân lơ mơ không tỉnh táo hoặc có co giật thì không được gây nôn, đề phòng bệnh nhân sặc. Sau khi sơ cứu tại chỗ, bệnh nhân nên được chuyển đến cơ sở y tế để được khám, theo dõi và điều trị kịp thời.

Sóc Trăng: Nắng nóng khiến số ca nhập viện tăng cao, bác sĩ khuyến cáo cách đề phòng

Nắng nóng, nhiệt độ tăng cao khiến mọi người dễ bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm siêu vi, bệnh về da, hô hấp và ảnh hưởng xấu đến tim mạch.

Tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Sóc Trăng, số liệu ghi nhận từ ngày 1.2 – 10.4, có 162 trường hợp nhập viện có liên quan đến đột quỵ; 2.290 ca nhập viện liên quan đến tăng huyết áp; 290 ca nhập viện liên quan đến nhồi m.áu cơ tim 290; 362 ca nhập viện có liên quan đến viêm phổi 362 và 310 ca nhập viện về ngộ độc thực phẩm.

Nắng nóng khiến nhiều người cao t.uổi dễ bị nhập viện vì các bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch – Ảnh: Lương Xuân Cao

Theo BS.CKII Hà Quang Bình, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, BVĐK tỉnh Sóc Trăng, mùa nắng nóng, nhiệt độ cao tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây hại dễ dàng phát triển trong thức ăn thường ngày. Nếu không bảo quản đúng cách và cẩn trọng, khi sử dụng rất dễ gây ngộ độc dẫn đến tiêu chảy, nôn ói, suy kiệt do mất nước… thậm chí có thể dẫn đến t.ử v.ong.

Vì thế, người dân nên ăn chín, uống sôi, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để tránh ôi thiu và sử dụng ngay sau khi chế biến; không để thực phẩm quá lâu ngoài môi trường nhiệt độ thường. Nếu có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, sốt, mệt mỏi… cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Cũng theo BS Bình, sự thay đổi đột ngột từ môi trường mát lạnh sang nóng khi chênh lệch nhiệt độ phòng có sử dụng điều hòa và ngoài trời, hoặc ở trong môi trường máy lạnh quá lâu khiến các niêm mạc đường hô hấp bị khô, dễ gây nên các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi, viêm amidan, viêm xoang, viêm phế quản cấp và nặng hơn có thể gây viêm phổi…

Để phòng tránh các bệnh về hô hấp, cần duy trì nhiệt độ máy lạnh trong phòng chênh lệch ít so với môi trường, hoặc hạn chế di chuyển từ trong phòng lạnh ra ngoài trời nóng quá nhiều trong ngày không để nhiệt độ máy lạnh quá thấp hay sử dụng quạt hướng thẳng vào người; uống nước đầy đủ…

Mùa nắng nóng, tia cực tím (UV) là tác nhân gây hại lớn nhất khi cơ thể tiếp xúc với ánh nắng, đặc biệt vào mùa nóng. Bức xạ từ UV có thể gây nên sạm da, bỏng nắng, gây lão hóa da sớm và thậm chí có thể ung thư da. Thời tiết nóng cũng làm cho cơ thể ra nhiều mồ hôi dễ gây nên các bệnh lý về da như rôm sảy, viêm lỗ chân lông, viêm da dị ứng… Vì thế, cần sử dụng kem chống nắng, uống đủ nước, che chắn bằng các phụ kiện tối màu khi cần ra đường hoặc phải làm việc dưới môi trường tiếp xúc thường xuyên với ánh mặt trời để tránh các bệnh lý về da. Giữ gìn vệ sinh thân thể và các vùng nhạy cảm của cơ thể để giảm thiểu nguy cơ bệnh viêm da.

Nhiều người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm gia tăng – Ảnh: Lương Xuân Cao

Thời tiết nắng nóng cũng khiến con người dễ bị mỏi mệt, huyết áp tăng cao nếu tiếp xúc đột ngột với không khí nóng sau khi ở phòng máy lạnh hoặc tắm bằng nước lạnh.

Mồ hôi tiết ra nhiều cũng gây nên mất cân bằng điện giải, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tim mạch khiến huyết áp tăng hoặc giảm đột ngột, dễ dẫn đến nhồi m.áu cơ tim, trụy tim hoặc đột quỵ.

Người dân cần bổ sung dưỡng chất đầy đủ, tránh các hoạt động ngoài trời trong các giờ có nhiệt độ tăng cao, hạn chế ra đường nếu không thật sự cần thiết và nghỉ ngơi. Người có bệnh lý tim mạch cần thường xuyên kiểm soát bệnh bằng cách kiểm tra và sử dụng đầy đủ các thuốc được chỉ định nhằm giảm thiểu mọi nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *