Quảng Nam: Ăn cá nóc, 3 ngư dân nguy kịch

Sáng 31/1, Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận 4 bệnh nhân (3 trường hợp nguy kịch, 1 bệnh nhân ổn định), là những ngư dân đ.ánh cá tại vùng ven biển xã Tam Hải, huyện Núi Thành bị ngộ độc vì ăn cá nóc.

Các ngư dân ăn cá nóc ngộ độc đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam.

Trước đó, vào lúc 17h ngày 28/1, 4 nạn nhân gồm: L.V.V. (50 t.uổi), N.V.C. (55 t.uổi), B.V.B. (35 t.uổi), Đ.D.N. (41 t.uổi), tất cả cùng trú tại xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam được đưa vào Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam cấp cứu, trong đó 3 bệnh nhân gồm V., C. và B. trong tình trạng đau đầu, nôn ói, tiếp xúc chậm, tê lưỡi và bệnh nhân N. chỉ đau đầu nhẹ.

Theo ông Đ.D.N. chia sẻ, trưa 18/1, sau khi bắt được 3 con cá nóc, do nghĩ cá nóc không có độc nên đã làm thịt ăn. Sau khi ăn vào khoảng 30 phút thì 3 người bạn của ông N. có biểu hiện đau đầu, nôn ói. Tuy có các triệu chứng bị ngộ độc cá nóc nhưng mãi đến 17h cùng ngày các nạn nhân mới được người thân đưa tới bệnh viện cấp cứu. Đến chiều 29/1, ông N. điều trị tại khoa Nội tiêu hóa được xuất viện và 3 người còn lại điều trị tại bệnh viện và sức khỏe dần ổn định, đã qua cơn nguy kịch.

Bác sĩ Trịnh Thị Mai Linh, Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam khuyến cáo: “Cá nóc là loại cá nguy hiểm, người dân không nên sử dụng cá nóc làm thực phẩm để chế biến món ăn. Bởi vì trong cá này có độc tố tetrodotoxin, khi ăn cá nóc người bệnh sẽ có biểu hiện tê cứng đầu lưỡi, mệt mỏi, hốt hoảng, yếu tứ chi, tụt huyết áp, mất ý thức, yếu liệt tay chân và có khả năng suy hô hấp dẫn đến t.ử v.ong”.

Bệnh nhân ngừng tim được hồi sinh ngoạn mục

TS. BS Phan Tấn Quang, Trưởng khoa Nội tim mạch – BVĐK Trung ương Quảng Nam cho biết, đơn vị đã cấp cứu bệnh nhân nhồi m.áu cơ tim cấp và ngưng tim trong quá trình cấp cứu can thiệp tại viện.

Bà Trần Thị Ngọt (77 t.uổi, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) bất ngờ có cơn đau ngực trái dữ dội, khó thở. Sau đó, cụ được gia đình đưa đến nhập viện tại Khoa Nội tim mạch, BVĐK Trung ương Quảng Nam.

Tại BV, sức khỏe bà Ngọt rất nguy kịch vì tiếp tục khó thở, phù phổi cấp, suy tim nặng. Ngay lập tức, các bác sĩ Khoa Nội tim mạch khẩn trương vừa xử lý cấp cứu vừa đo điện tim và xét nghiệm men tim.

Hình ảnh mạch m.áu tim trước của người bệnh bị hẹp bán tắc LAD và sau can thiệp đặt 1 stent vào đoạn hẹp động mạch liên thất trước.

Người bệnh được chẩn đoán nhồi m.áu cơ tim không ST chênh, nguy cơ rất cao trên nền của bà Ngọt bị tăng huyết áp, suy thận mạn giai đoạn cuối.

Các bác sĩ tiến hành hội chẩn khẩn và thống nhất can thiệp cấp cứu tái thông mạch vành hi vọng có thể cứu sống người bệnh.

Nhận thấy đây là ca bệnh nguy cơ rất cao, bệnh viện đã điều động nhân lực bác sĩ các Khoa Hồi sức – gây mê, Khoa Thận nhân tạo cùng các bác sĩ can thiệp có kinh nghiệm trong Khoa Nội tim mạch tiến hành can thiệp cấp cứu.

Bà Trần Thị Ngọt (thứ 3 từ phải sang) được ra viện chiều 17/11

Tại phòng can thiệp, bệnh nhân lên cơn phù phổi cấp liên tục, được gây mê, đặt nội khí quản, thở máy và tiến hành chụp mạch vành cấp cứu cho kết quả là bán tắt lỗ vào động mạch liên thất trước (LAD) với dòng chảy qua rất chậm.

Sau đó, người bệnh được can thiệp cấp cứu, trong lúc can thiệp người bệnh ngưng tim, tụt huyết áp liên tục. Vì vậy, các bác sĩ phải vừa hồi sức vừa can thiệp cùng lúc. Sau hơn 20 phút nỗ lực cấp cứu, bà Ngọt đã được can thiệp thành công khi được đặt 1 stent vào đoạn hẹp động mạch liên thất trước.

Sau can thiệp bệnh nhân được chỉ định chạy thận cấp cứu nhằm tránh tình trạng phù phổi cấp tái lập và được chuyển về hồi sức thở máy.

Qua 12 ngày được điều trị tích cực chiều 17/11/2023 bà Trần Thị Ngọt được xuất viện trong tình trạng sức khoẻ ổn định.

ThS.BS.Trác Hoài Hải, Khoa Nội tim mạch – BVĐK Trung ương Quảng Nam chia sẻ: Nhồi m.áu cơ tim cấp là tình trạng nguy hiểm, dẫn đến t.ử v.ong cho khoảng 10% người bệnh khi lên cơn nhồi m.áu này nếu không kịp tiếp cận phương pháp can thiệp.

Vì vậy, người bệnh cần được phát hiện và điều trị kịp thời, khi xuất hiện cơn đau thắt ngực dữ dội, thỉu hoặc ngất cần được đưa ngay tới cơ sở y tế để có thể chẩn đoán sớm bệnh và điều trị. Với bệnh lý nhồi m.áu cơ tim cấp, chụp và can thiệp động mạch vành qua da là phương pháp điều trị tối ưu, hiệu quả nhất cho người bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *