Suýt m.ất m.ạng vì ăn so biển

Trong bữa tối, ông C (61 t.uổi) ăn so biển và có biểu hiện ngộ độc như cứng hàm, tê môi, lưỡi, khó thở, khó nói, vận động khó khăn nên được người nhà đưa vào Bệnh viện Bãi Cháy ( Quảng Ninh) cấp cứu.

Theo thông tin từ Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh), các bác sĩ vừa tiếp nhận cấp cứu, điều trị cho một trường hợp ngộ độc so biển nguy kịch.

Bệnh nhân là ông H.V.C (61 t.uổi, trú tại TP Hạ Long) có ăn so biển trong bữa tối. Sau khi ăn, ông H.V C thấy cứng hàm, tê môi, tê lưỡi, bồn chồn, khó thở khó nói, vận động khó khăn nên được đưa vào Bệnh viện Bãi Cháy cấp cứu.

Người đàn ông suýt m.ất m.ạng vì ăn con so biển.

Theo bệnh nhân chia sẻ, mặc dù biết con so biển có độc tính nhưng ông vẫn ăn bởi nhiều lần ăn con này mà không gặp vấn đề gì.

Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ đã chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc so biển và nhanh chóng thực hiện các biện pháp xử trí cấp cứu thải độc theo phác đồ, gồm giảm tiết, rửa dạ dày, cân bằng dịch điện giải.

Sau 24 giờ điều trị tích cực, bệnh nhân tỉnh táo, các triệu chứng ngộ độc thuyên giảm.

Theo các bác sĩ, so biển chứa độc tố Tetrodotoxin cực mạnh, tập trung chủ yếu ở buồng trứng. Đặc biệt, vào mùa sinh sản, độc tố này có nồng độ cao hơn. Ngoài so biển, độc tố Tetrodotoxin còn được tìm thấy trong cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sao biển, một số loài cua, sa giông và một số loài ốc biển.

Bác sĩ Nguyễn Sỹ Mạnh, Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Bãi Cháy, cho biết: Tetrodotoxin có độc tính rất mạnh, bền vững với nhiệt, các biện pháp chế biến hiện nay không đảm bảo loại trừ hết nguy cơ gây ngộ độc. Độc tố gây ảnh hưởng chủ yếu đến thần kinh (đặc biệt là liệt), tim mạch và tiêu hóa. Chỉ với liều lượng nhỏ, Tetrodotoxin có thể gây tê môi, lưỡi, tay, chân, liệt cơ vận động và cơ hô hấp, giãn đồng tử, nôn, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, dẫn đến suy hô hấp, thiếu oxy não, tổn thương thần kinh và t.ử v.ong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Cụ bà lên cơn nhồi m.áu cơ tim cấp khi đang du lịch Hạ Long

Đang trong kỳ nghỉ du lịch cùng gia đình tại TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), người phụ nữ (74 t.uổi) lên cơn nhồi m.áu cơ tim cấp, được các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy cứu sống.

Thông tin từ Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) cho biết, vào đúng dịp lễ 30/4-1/5, các bác sĩ Khoa Tim mạch của bệnh viện đã kịp thời can thiệp cứu sống một phụ nữ lên cơn nhồi m.áu cơ tim cấp khi cùng gia đình du lịch tại TP Hạ Long.

Theo thông tin, sáng 29/4, bà Đặng Thị Dung (74 t.uổi, trú tại TP Hải Phòng) đang cùng gia đình đi du lịch nhân dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 ở Hạ Long thì xuất hiện đau ngực trái từng cơn kèm theo buồn nôn và nôn, không đau bụng. Thấy vậy, gia đình đưa vào Bệnh viện Bãi Cháy cấp cứu.

Sau can thiệp, sức khỏe bệnh nhân đã hồi phục.

Qua khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy, bệnh nhân bị nhồi m.áu cơ tim cấp.

Ngay lập tức, ThS.BS Đinh Danh Trình, Phó trưởng khoa Tim mạch cùng ê-kíp đã tiến hành can thiệp đặt stent mạch vành cấp cứu thành công cho bệnh nhân.

Sau can thiệp, sức khỏe bệnh nhân ổn định.

Theo ThS.BS Đinh Danh Trình, nhồi m.áu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm và rất phổ biến hiện nay, ngoài thực hiện lối sống lành mạnh, người dân cần thường xuyên khám, tầm soát để kịp thời điều trị các bệnh lý về tim mạch.

Với các bệnh nhân nhồi m.áu cơ tim cấp, đột quỵ tim cấp, thời gian là cơ tim. Người bệnh được tái thông mạch vành càng sớm thì tỷ lệ t.ử v.ong và các biến chứng nặng càng thấp. Do vậy, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất có can thiệp tái thông mạch vành khi có biểu hiện đau ngực trái để gia tăng cơ hội điều trị thành công, giảm tỷ lệ t.ử v.ong và biến chứng của bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *